Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Nói như thiệt

Đi nước ngoài chơi, mấy chị kia tò mò hỏi sao đi 1 mình. Tại vì đi 1 mình mà đi ra nước ngoài thì người ta thấy hơi ớn ớn, sợ sợ đó mà. Đi trong nước còn thấy ớn nữa mà. Ta cười nói đùa, giận người yêu nên bỏ ổng đi chơi 1 mình. Đi trong nước ổng có gián điệp ở tùm lum nơi mách lẻo thì ổng bò tới túm cổ bắt về sao, ra nước ngoài thì ổng đâu biết trốn chỗ nào, tới khi nào hết giận thì bò về nhà. Mấy chị kêu giận kiểu đó thì cũng hơi sướng. Ta cười, dĩ nhiên rồi, chọn kiểu giận cho sướng chớ ngu gì chọn kiểu giận khổ, năm nào ít giận đi 1 lần, giận nhiều đi nhiều lần, cho chừa cái thói đi. Mấy chị cứ làm vậy đi cho sướng, giận chồng xách giỏ đi chơi cho đã đời, ổng ở nhà lau nhà, nấu cơm, dọn toilet, dạy con học 1 mình cho biết thân. Chớ âu sầu đau khổ chi cho mệt mình, tức giận nhiều quá da dẻ nhăn nheo, mụn mọc tùm lum, mở miệng nói thì gầm gừ cho hả giận chớ không ngọt ngào, dịu dàng như ngày thường, rốt cuộc mình tự làm xấu mình vì cái lỗi của người khác. Hành hạ mình vậy làm chi. 

Rảnh rỗi sinh bịnh tật, hehe.


Thứ Năm, 15 tháng 2, 2018

Ngày tết

Mở nhạc nghe cho vui cửa vui nhà ngày tết, tình cờ lạc qua bài này, nhớ ngày xưa ghê đó. Lại lan man sang nhớ má, tự nhiên lại khóc,  ngày đầu năm, dô diên gì đâu. Ráng gồng lên nghe đi nghe lại cho chai lì cảm xúc để khỏi khóc nữa, vậy mà vẫn khóc. Người gì dỏm quá chừng, kiểu này bị ăn hiếp hoài cho mà coi. Đừng thấy vậy mà ăn hiếp đó nghen rồi mắc công phải dỗ cho nín thì mệt hơn. Năm đó đi làm năm thứ nhất thứ 2 gì đó, tết cơ quan tổ chức ăn uống, ta hát bài này, bị mấy anh chọc sao không gửi thơ cho anh cho gần mà gửi cho thằng nào chi cho xa xôi cho mệt vậy. Mới đi làm mà, có tiền nên sắm sửa đủ thử bánh mứt  chất đầy nhà. Còn áo quần thì sắm sửa cả năm rồi đâu chờ tới tết mà sắm.




Hi year of the dog 2018

Happy new year
Bonne année
新年快樂
Feliz año nuevo
Chúc mừng năm mới


Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018

Chuột


Hôm nay chúng ta nói về một động vật bị ghét mà còn hiểu lầm : con chuột.
Hình ảnh một con chuột có thể làm bạn sợ hãi. Hoặc có thể làm bạn mắc ói.
Vâng, có thể không phải tất cả mọi người.
Ở một số nước, món ăn được làm từ thịt chuột có thể hiếm và đôi khi mắc mỏ, chúng ta gọi là cao lương mỹ vi ( delicacy).
Hơn nữa, chuột còn hữu ích. Với khứu giác cực nhạy, người ta có thể đào tạo chuột để tìm kiếm mìn và thậm chí cả bịnh lao.
Nhưng những điều đó có làm cho người ta yêu quý chuột không?
Không, đối với phần đông, chuột không phải là loại động vật đáng yêu.
Đầu tiên, chúng không dễ thương. Chúng có mũi nhọn và đuôi dài, nhỏ. Chúng có thể ăn làm hại mùa màng. Cả thế giới đã đổ lỗi lâu dài cho chuột đã làm lây lan dịch bịnh, như bịnh dịch hạch ở châu Âu trong thế kỳ 14.
Nhưng có lẽ chúng ta không nên kết luận vội vàng.
Giờ đây, cách nhà khoa học nghĩ rằng đó gần như không phaỉ là chuột mà một loài động vật gặm nhấm khác là chuột nhảy ( gerbil) đã gây ra bịnh dịch hạch.
Họ cho rằng chuột nhảy di chuyển từ châu Á qua châu Âu theo con đường tơ lụa ( silk road) của các thương nhân. Nhưng các động vật này không mang theo gia vị và tơ lụa, mà mang theo dịch bịnh.
Ngày nay, gerbil là con vật cưng trong nhiều gia đình ở Mỹ.  Một số thầy giáo còn mang chúng đến lớp để học sinh chăm sóc. Còn chuột thì không được nhiều như vậy.
Thật là 1 cuộc sống khó khăn cho một loại động vật không được mong muốn và bị hiểu lầm.
Vì vậy, các nhà khoa học có thể tranh luận về vai trò của chuột trong việc lan truyền dịch bịnh. Nhưng thực tế là chuột có tiếng xấu trong ngôn ngữ Anh Mỹ mà không thể tranh luận. Đó là sự thật. Không có cái nào trong những cách diễn tả về chuột mang nghĩa tốt.
Cáh đơn giản nhất mà chúng ta sử dụng từ này là nói một cách đơn giản “ rats”( Tương tự như ở Việt nam người ta kêu “ khỉ thật” khi có việc gì trở nên tồi tệ). Người Mỹ thường dùng từ này khi chuyện nào đó trở nên tồi tệ. Thuật ngữ này thông dụng và lịch sự, không như những cách diễn tả khác mà chúng ta dùng khi tức giận.
Như chúng ta đã nói ở trên, chuột có thể có khứu giá tốt. Nhưng mùi của chuột lại không được tốt. Khi chúng ta nói “ I smell a rat”, chúng ta nghi ngờ rằng có điều gì đó tệ hại. Nếu bạn cảm thấy rằng ai đó phản bội bạn, bạn có thể nói rằng bạn ngửi thấy 1 con chuột ( smell a rat).
Cũng vậy, a pack rat là không tốt. Đây là người giữ những thứ vô dụng. Họ sống với tất cả mọi thứ mà họ gom được.
Cho nên, gọi ai đó là “ a rat” không bao giờ là biểu hiện của sự tôn trọng hay tình cảm. Khi mô tả con người, “ a rat” là một người không trung thành hoặc không đáng tin cậy. Một con chuột tố cáo người nào đó lên người có thẩm quyền như cha mẹ, thầy cô, cảnh sát.
Dùng như động từ, rat cũng có nghĩ không tốt.
To rat someone có nghĩa là phản bội người yêu, bạn bè hay một người nào đó mà bạn biết. Khi bạn “ rat on someone” nghĩa là bạn mách lẻo ( tell on) họ.
Giả sử  là bạn bạn biết rằng anh trai của bạn đã ăn miếng bánh cuối cùng mà nó không được phép. Bạn mách lẻo ( rat) cậu ấy với cha mẹ bạn. Hay cũng có thể bạn mách lẻo với đồng nghiệp tại nơi làm. Mách lẻo người ta, hay ba hoa về họ họ sẽ không làm bạn chiếm được bạn bè. Nó chỉ làm bạn như một con chuột. Hoặc tệ hơn – là một con chuột nhắt.
Những từ tattling ( nói ba láp ba xàm ba hoa) hay tattlelales (người ba hoa) thường được dùng cho trẻ con. Nhưng ratting on someone (mách lẻo, lẻo mép) hay snitching on them ( tố giác) có thể dùng cho bất cứ lứa tuổi nào.
Tuổi tác của bạn không thành vấn đề nhưng không ai thích bị gọi là một con chuột, 1 kẻ mách lẻo hay 1 tện ba hoa. Tuy nhiên có khác một chút khi có liên quan tới cảnh sát.
Giả sử bạn có thông tin về một tội phạm. Khi cảnh sát bắt đầu thẩm vấn, bạn quyết định giữ những thông tin đó cho riêng mình. Bạn có thể cảm thấy là bạn không muốn mách lẻo ( rat) người nào khác.
Tuy vậy, không ai đổ tội cho bạn vì chia sẻ thông tin với cảnh sát nếu việc đó giúp họ bắt được 1 tên tội phạm. Vậy đó, một tên tội phạm khác thì lại không chấp nhận. Phần lớn những kẻ tội phạm có những quy tắc ứng xử khác trong bọn chúng. Bạn không tố giác ( rat) tội phạm đồng bọn với cảnh sát.
Trong những show truyền hình hay phim về cảnh sát hồi xưa, bạn có thể nghe 1 tện tội phạm chỉ trích một tên khác đã tố giác với cảnh sát. Chúng có thể nói “Mày, đồ chuột bẩn thỉu”
Bạn có lẽ sẽ không nói rằng một tên tội phạm đầy bạo lực và tàn nhẫn ba hoa về một kẻ khác trừ phi bạn đang cố khôi hài.
Vậy nên khi dung từ rat trong tiếng anh hãy biết rằng nó không bao giờ mang một nghĩa tốt. Nhưng trong cuộc sống có lẽ chúng ta nên có một cái nhìn khác vê chuột và cho chúng 1 cơ hội.
Source: https://learningenglish.voanews.com/a/words-and-their-stories-rats/4233009.html
 ****
Dịch xong từ bữa nào đó rồi quên mất tiêu, bữa nay tình cờ thấy. Dịch xong có cảm giác mắc ói nên không thèm nhìn lại đúng sai như thế nào nữa, vậy mà kêu nhìn lại chuột là nhìn sao ta. 

Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2018

Thứ Bảy, 10 tháng 2, 2018

Sánh vai với các cường quốc năm châu chớ cóc thèm sánh vai với mấy tiểu quốc

Đi ngang qua công ty điện lực, dĩ nhiên của nhà nước, thấy bảng thiệt to ghi là muốn liên hệ thì gọi 1900xxxx, qua chỗ khác thấy giao bánh pizza thì gọi số 1900xxxx. Nghĩ tầm bậy tầm bạ. Kêu là các doanh nghiệp Vn vươn lên tầm vóc thế giới mà đầu óc tủn mủn thảm hơn cả mấy người buôn gánh bán bưng thì ngoi lên cái kiểu gì. Các công ty nước ngoài như Dell, Hp, Samsung, LG... trung tâm chăm sóc khách hàng là 1800xxxx, còn các doanh nghiệp Vn, thậm chí như Vinamilk, Vn airlines... chớ không care mấy cái nhỏ nhỏ cũng là 1900xxxx. 1800xxxx là người gọi không mất tiền, còn 1900xxxx là người gọi trả tiền. Ngay ba cái thứ gọi là chăm sóc khách hàng mà cũng ráng móc họng khách hàng từng đồng thì còn gì gọi là pro nữa. Ta không biết hết nhưng hầu như những thương hiệu nước ngoài chăm sóc khách hàng mà ta từng gọi điện thì đều là 1800xxxx. Nghĩ tới coopmart, gởi xe máy là 1k, vincom gởi xe máy là 2k, trong khi metro mà bi giờ là mm mega market thì không lấy tiền gửi xe...

Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

Biết rồi mà

Vô chỗ kia coi, thấy mấy chỗ khoái quá nên bình luận. Ổng cứ đè đầu comment của ta ra mà delete. Thiệt tình ta cũng không để ý, tình cờ bữa kia ta lướt kiếm cái gì mới phát hiện ra cái vụ này, chớ ai đã đi rồi còn quay đầu lại làm gì, trừ khi bị rớt đồ gì đó hay sực nhớ cái gì gì đó không thể bỏ qua nên mới quay lại chớ. Phát hiện ra vụ đó làm ta tò mò nên đi kiếm lại mấy cái còm của ta còn sống hay bị thẳng tay diệt rồi, hehe. Thấy bị delete gần sạch, hehe. Ổng khôn thiệt, muốn khôn hết phần thiên hạ luôn, ý là coi rồi đó, hay confirm đó chớ trong hàng trăm hàng ngàn cái còm mà làm sao phát hiện ra cái của ta để thẳng tay delete để cho ta biết là đã coi rồi, hehe. Siêu nhân. Tự nhiên nhớ chuyện kia, chẳng liên quan gì chuyện này nhưng mà buồn cười. Ông kia ổng khoái chơi game, không phải khoái mà ghiền mới ghê. Chị vợ khuyên bảo mãi mà không được, chị ta tức quá mua cái laptop khác, khi ổng chơi game chị ôm máy xuống bếp hay vô phòng ngủ hay đi đâu đó chơi, lên đó chỉ chăm chăm đè đầu "con" của ổng mà quýnh. Chị này cũng hơi giỏi nên ông chồing bị quýnh liểng xiểng luôn. Chán quá ổng rửa tay gác kiếm không thèm chơi nữa. Lại tới phiên chị này ghiền chơi game, vậy mới kẹt. Lâu quá rồi không gặp nên cũng chẳng hỏi thăm bữa nay chán chưa, chắc cũng ớn rồi, không chơi nữa. 

Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018

Finir l'eau dire - tiếng pháp bồi đó mà

Má kể hồi 9 năm kháng chiến, khi tới mùa gặt thì không được gặt, phải để bộ đội xuống ruộng gặt phần lúa đúng quy định để nộp cho cách mạng, giống như đóng thuế đó. Thường là khi bộ đội gặt xong thì chỉ con lúa để mót mà ăn thôi, cho nên ban đêm khi bộ đội đi ngủ thì người dân rình rình ra "gặt trộm" lúa trên nhửng cánh đồng của mình, chớ không thôi lấy gì mà ăn. Nếu mà bộ đội phát hiện thì tịch thu hết mà còn bị phạt nữa. Còn lúa thì dĩ nhiên người ta trồng và chăm sóc trên ruộng của người ta, chớ không phải bộ đội trồng. Bộ đội chỉ có nhiệm vụ khi lúa chín thì gặt đúng theo quy định, sau đó mới trả lại ruộng cho người dân. Không hiểu sao từ hồi đó đã thấy vậy mà người ta tin bán sống bán chết một lòng đi theo thì mới kỳ lạ. Giờ vẫn 1 lòng 1 dạ đi theo đó mà.

Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2018

Khôi hài

Coi cái này, thấy ghê thiệt. Thiệt tình thẻ tín dụng,có chữ tín dụng là có lòng tin trong đó, nên người ta sử dụng thẻ dựa trên lòng tin. Dĩ nhiên, tin dựa trên nhiều thứ mới tin được chớ không thể nhắm mắt mà tin. Ta chỉ ngạc nhiên là hệ thống bảo mật quá sức khôi hài. Tại sao không mã hóa các thông tin của khách hàng, thậm chí thông tin in ra cũng chỉ cần nhóm số đầu với số cuối là đúng thực như in trên thẻ còn những sổ giữa và CV cũng phải mã hóa. Người thụ hưởng có thể in ra thông tin đầy đủ với một nửa hay 2/3 đã được mã hóa, những cái mà họ đọc thấy là một nửa thực, một nửa mã hóa. Và khi cần thiết khi người thụ hưởng nhập thông tin này vô máy thì chương trình sẽ biết phần nào là thiệt, phần nào là mã hóa, còn chính họ thì không thể biết số thiệt. Bở vì họ giao dịch dựa trên thông tin không phải bằng vật chất họ rờ được như là chính cái thẻ họ cầm trên tay đọc hay cà vô máy, mà họ nhận thông tin từ nguồn khác gửi vô và họ không nằm trong hệ thống xử lý thanh toán mà chỉ là người thụ hưởng nên không được quyền biết thông tin đó chính xác. Người ta chỉ được quyền biết những cái liên quan tới người ta, còn những cái không liên quan thì cấm vào. Ngay cả khi ngân hàng giao thẻ cho khách hàng thì CV cũng bị dán lại mà, cho dù ngân hàng nằm trong hệ thống xử lý thanh toán đó nhưng không phải nhân viên nào cầm cái thẻ cũng có thể biết những cái không phải phận sự của mình. Trong trường hợp khách hàng cầm thẻ tới tận nơi giao dịch đó thì phần mềm nhận biết thông tin thẻ thì phải khác. Nhúng ba cái thứ đó vô chương trình đâu có gì khó khăn đâu. Nhớ tới hồi kia khi hệ thống ngân hàng nọ cho thanh toán qua điện thoại mà người ta bị mất tiền do để lộ thông tin của họ. Sau đó ta coi một số thông tin trên mạng thì ta biết là khi người chuyển tiền nhập mã thì hệ thống sẽ gửi một mã khóa cho họ nhập vào để xác minh và nếu đúng thì mới cho giao dịch được thực hiện, nhưng hóa ra cái chương trình này nó chẳng kiểm tra cái quái quỷ gì để cấp mã hết mà cái mã khoá của nó như là captcha để kiểm tra là người hay máy đang vận hành cái chương trình này thôi. Vậy cấp cái mã khoá này đẻ làm gì cho tốn công, bỏ bà nó luôn đi. Đúng là khôi hài. Nói chung cũng có khó khăn khi viết chương trình ở chỗ người giỏi chương trình thì không rành nghiệp vụ, người giỏi nghiệp vụ thì không rành chương trình và có thể hiểu chương trình sẽ hoạt động như thế nào, vậy nên nảy sinh ra mấy sự lởm chởm như vậy. Dĩ nhiên người đặt hàng thì họ phải nêu rõ yêu cầu thực tế nhưng bởi vì họ tư duy theo kiểu người làm nghiệp vụ chớ không theo kiểu người lập trình nên có thể những yêu cầu của họ không được đặt ra đầy đủ và rõ ràng, còn những người lập trình thì không rành nghiệp vụ nên không thể hiểu rõ công việc nên có thể họ không viết ra những cái có thể tối ưu nhất cho những công việc đó. Đừng có nói là viết sơ sơ để rồi mỗi lần nâng cấp là đớp tiền, chớ viết hết rồi lần sau hết đớp được tiền, hehe. Nói chung cái gì cũng cũng tương đối. Nhưng nếu mà lởm chởm quá thì đúng là tệ thật.