Thấy hãng xe chạy nhanh kia làm xe điện, thấy mắc cười. Ngay cái tên đặt ra đã không thể hiện đẳng cấp gì hết thì có đầu óc đâu để làm ra đồ đẳng cấp. Mà thiệt tình nó cũng chẳng care có làm được hay không. Làm được thì tốt nhiều nhiều, hông làm được thì tốt vừa đủ. Cái chính là mang đượcc mớ tiền qua Mỹ sạch sẽ. Rồi tìm cách mang nốt số tiền còn lại qua bằng cách nào đó ta đã nói lùm lum tà la lâu rồi. Dễ gì mang được nhiều tiền rửa sạch sẽ đi như vậy. Ngay cả tiến sĩ rửa tiền bicoin đang bị FBI truy tùng cũng chỉ có rửa 3 tỷ $$ thôi. Giờ thằng nào mạnh thằng nấy thấy lạnh lưng thì bắt đầu ôm tiền chuồn.
Nghĩ lung tung. Những ngành như sản xuất xe hơi, xe tăng... thì bắt buộc phải có nhà máy, công xưởng, bộ phận R&D ở mức độ nào đó, còn một số cái có thể đặt sản xuất ở nơi khác như ốc vít và nhiều thứ kiểu outsourcing, chớ kêu mở nhà máy sản xuất xe mà chí ít cái bộ phận R&D không có ra hồn thì chỉ có mua hàng second hand hay mua hàng tồn kho hãng nào đó không bán được để lâu sinh mốc rồi về mông má lại rồi bán, giống như xe hơi mà nó bán trước đó là thuộc cái đám hãng xe sản xuất bị dính đạn gì đó cả cái lô đó, có thể do mẫu mã, hay động cơ có gì bị dở, bị xấu, bị lỗi gì đó nên không bán được cho nên nó bán rẻ luôn cả lô thu hồi vốn. Đâu phải nước hoa nào của Chanel cũng lừng danh như nước hoa Chanel No5, có những mẫu nó ra, vừa bán vừa tặng xong hết lô đó mừng hết lớn luôn chớ. Hay như Window me giờ nói chắc chẳng ai nhớ nó là cái gì nữa. Nói chi mấy thương hiệu nhỏ. Thượng đế toàn năng tạo ra con người còn lỗi tùm lum, thì con người đầy tội lỗi tạo ra sản phẩm có cái bị lỗi là điều hiển nhiên mà. Ai hên thì hưởng, ai xui ráng chịu, hehe. Tại ta hay bị xui một cách kỳ cục cho nên ta quen với ba cái đó rồi. Còn những ngành sản xuất hàng ít công đoạn sản xuất hơn thì trước đây ai tự sản xuất tự bán, sau rồi cái outsourcing như là khuynh hướng thì xuất hiện nhiều thương hiệu khắp nơi nhưng thực chất mấy thương hiệu đôi khi chỉ là hàng kéo lụa, nghĩa là công ty outsourcing sản xuất từ A tới Z, thậm chí mẫu mã nó chế ra luôn chỉ có kéo lụa mấy cái tên khác nhau cho mấy công ty khác nhau thôi. Có khi cái tên muốn đặt thì mướn luôn công ty chuyên tư vấn để đặt tên, làm logo luôn chớ không nghĩ ra hay không cần nghĩ ra, Nhớ mấy cô nghệ sĩ bán kem trộn thương hiệu của cổ chạy như tôm tươi đó, hehe. Vậy cho nên khuynh hướng sau này thì những thương hiệu đẳng cấp như Chanel, Gucci... có nhà máy, phân xưởng riêng, còn lại là hàng bình dân ~ popular sẽ chia ra là trung bình và trung bình khá là phần lớn loại hàng thuộc loại hàng kéo lụa nghĩa là chỉ có cái tên khác nhau thôi, trung bình là kéo lụa hết trơn, trung bình khá có thể tự nó thiết kế, đặt tên hay thêm cái gì đó, sản xuất mẫu mã bên ngoài, hơn nhau là tiếp thị bán hàng thôi, còn những lại tầm trung kiểu như loại khá sẽ chết hết sạch, kiểu như Tom Ford lo tự bán mình sau khi Revlon tuổi đời trăm năm đệ đơn phá sản. Những thương hiệu kiểu Tom Ford sẽ tìm cách bán mình cho những ông lớn, tay to với giá cao nhất trong khả năng của mình nếu không thì sẽ chết, và những ông lớn có thếm một mớ khách hàng từ những thương hiệu đó sẽ có khả năng đè bẹp, dẫm chết mấy thằng tầm trung đơn thân độc mã, hoặc nếu hông muốn bán mình thì phải bành trướng thiệt mạnh để tồn tại. Ngay cả mấy ông lớn như Sanyo, Toshiba... bán mình từ lâu. Nói chung là lợi nhuận không như kỳ vọng thì bán đi chớ ráng ôm làm cái gì, còn mấy công ty kia nó mua thực chất là mua lượng khách hàng và giảm chi phí cạnh tranh khác. Giờ cuộc sống nhanh hơn, gấp gáp hơn, hàng hoá vật dụng thông thường có tuổi sử dụng mau hơn cho dù chất lượng nó vẫn còn đảm bảo. Chủ yếu là do phần mềm điểu khiển nó thay đổi xoành xoạch.
Viết cái này lâu rồi mà chưa viết xong, từ hồi nghe cái hợp nhất với ruột là từ rửa tiền, vỏ là từ đánh bạc, thấy ngộ quá nên viết. Giờ hông biết hồi đó còn nghĩ ra cái gì mà chưa kịp viết nữa.