Mấy bữa trước bận tối mắt, nên không biết tin gì hết. Sáng đó chưa kịp ăn sáng mà phải đi công chuyện, cái tội ngủ dậy trễ đó mà. Tới chỗ kia mới nghe nói tùm lum là bữa nay có ca thứ xx17 rồi đó. Ta tò mò hỏi là ai, vì nó đứng cứng ngắt từ xx16 lâu rồi. Hổm rày nghe thấy mùi tiền đâu đó nên ta nghĩ không chóng thì chầy tuần này cũng nhảy lên xx17 cho mà coi. Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê mà. Nên ta tò mò quá chừng. Nghe kể là đi mây về gió, lạng qua lạng lại tùm lum hết ta thấy muốn nổi da gà. Về lo ăn uống và làm ta cũng không rảnh để coi tin tức thực hư ra sao, chỉ liếc sơ sơ thôi. Tối lại ham đi chơi nữa, nay mới lò mò coi kỹ thì mới biết. Coi xong ta đoán bậy ra ngay lây từ khi nào, rồi có những mánh khóe gì nữa, và lý do gì nữa. Nói chung nhà giàu xứ này trừ loại cặm cụi làm để dành thì giàu ít và kín tiếng thì còn 2 loại là CS và bám đít CS giàu hơn và tai tiếng hơn. CS và bám đít CS để giàu thì giàu bằng cách nào ai cũng biết hết trơn, nhưng mở miệng xong thì cái đầu dăng ra khỏi cái cổ nên người ta không nói đó mà. Cho nên xứ này người ta không chỉ ghét nhà giàu mà còn căm thù nhà giàu, hehe.
Ngày xưa coi quyển truyện gì đó của Liên xô, quên tên mất tiêu rồi, ta chỉ nhớ trong đó có 1 đoạn đại ý là trong đời người ai cũng cần bịnh ít nhất 1 lần, bịnh gần chết, nghĩa là lúc đó trong thâm tâm người ta chỉ có mong muốn là được sống chớ không màng tới tiền bạc, vật chất, danh vọng hay hư danh gì hết thì may ra khi con người ta thoát khỏi cửa tử thì người ta mới biết trân quý sự sống của chính mình, và mới biết trân quý sự sống của người khác. Lúc đó mới có thể thoát ra cám dỗ vật chất và hư danh để sống cho đúng nghĩa một con người. Giờ thấy cô xx17th đó bịnh ta nhớ tới chuyện này, nhưng không hề nghĩ rằng những hạng người như vậy khi thoát khỏi cửa tử thì có thể sống một cách tốt đẹp như cái ta đã từng đọc. Bởi vì người ta mặc định được lập trình như vậy và trong não chỉ có thể tiếp thu những cái phù hợp với trình đó. Và trong môi trường này chuẩn mực đạo đức, văn hóa là theo cái kiểu cổ được lập trình như vậy. Muốn thoát ra được thì chỉ có tự túm tóc lôi lên thôi. Cho nên nghĩ thấy ông nhà văn cũng có hơi mơ tưởng quá, hehe.
Nhớ hồi xưa đứa nhân viên nói chuyện tu gì đó, ta giảng giải cho nó, xong nó kêu chị mà đi tu thì chị làm lớn lắm. Ta mắc cười, đi tu mà mong làm lớn thì tu kiểu gì mày, đi tu là để được ngộ, khi ngộ rồi thì sẽ dẫn dắt mình hành động đúng với những cái mình đã ngộ. Chớ tu để làm chức này tước nọ thì là tu hú hay tu bia mỗi tay 1 chai. Nó mới nói vậy nên em mới nói chị mà đi tu thì chị làm lớn vì em tah16y mấy người kia tu mà nói khó nghe quá.
Ngày xưa coi quyển truyện gì đó của Liên xô, quên tên mất tiêu rồi, ta chỉ nhớ trong đó có 1 đoạn đại ý là trong đời người ai cũng cần bịnh ít nhất 1 lần, bịnh gần chết, nghĩa là lúc đó trong thâm tâm người ta chỉ có mong muốn là được sống chớ không màng tới tiền bạc, vật chất, danh vọng hay hư danh gì hết thì may ra khi con người ta thoát khỏi cửa tử thì người ta mới biết trân quý sự sống của chính mình, và mới biết trân quý sự sống của người khác. Lúc đó mới có thể thoát ra cám dỗ vật chất và hư danh để sống cho đúng nghĩa một con người. Giờ thấy cô xx17th đó bịnh ta nhớ tới chuyện này, nhưng không hề nghĩ rằng những hạng người như vậy khi thoát khỏi cửa tử thì có thể sống một cách tốt đẹp như cái ta đã từng đọc. Bởi vì người ta mặc định được lập trình như vậy và trong não chỉ có thể tiếp thu những cái phù hợp với trình đó. Và trong môi trường này chuẩn mực đạo đức, văn hóa là theo cái kiểu cổ được lập trình như vậy. Muốn thoát ra được thì chỉ có tự túm tóc lôi lên thôi. Cho nên nghĩ thấy ông nhà văn cũng có hơi mơ tưởng quá, hehe.
Nhớ hồi xưa đứa nhân viên nói chuyện tu gì đó, ta giảng giải cho nó, xong nó kêu chị mà đi tu thì chị làm lớn lắm. Ta mắc cười, đi tu mà mong làm lớn thì tu kiểu gì mày, đi tu là để được ngộ, khi ngộ rồi thì sẽ dẫn dắt mình hành động đúng với những cái mình đã ngộ. Chớ tu để làm chức này tước nọ thì là tu hú hay tu bia mỗi tay 1 chai. Nó mới nói vậy nên em mới nói chị mà đi tu thì chị làm lớn vì em tah16y mấy người kia tu mà nói khó nghe quá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét