Hồi lâu lắc, có đứa nhân viên add yahoo messenger, ta không accept. Ngày hôm sau nó lên hỏi ta sao chị không đồng ý add yahoo nessenger cho em. ta hỏi nick mày là gì. Nó nói xyz gì đó, đại khái nghe hơi kinh dị. Ta nói, tao không biết, tao nhìn cái nick đó là tao không add, nick để làm việc hay giao tiếp, mày đặt tên như vậy tao không tin tưởng nên tao không add, trừ phi khách hàng tao phải đu theo thì tao mới add. Như giờ khách hàng xài zalo thì ta phải đu theo đó. Nó sợ quá về tạo cái nick khác tên đàng hoàng để làm việc. Trên mạng có chuẩn mực trên mạng, ngoài đời có chuẩn mực ngoài đời. A thích theo bộ chuẩn mực nào là quyền của họ. Giang hồ mafia có chuẩn mực hành xử riêng của nó, người có học thức có chuẩn mực hành xử của họ, mỗi công ty có chuẩn mực riêng của họ. Nhờ vào nhìn những chuẩn mực đó mà phân biệt được cái này cái nọ, đẳng cấp này, đẳng cấp nọ. Trên mạng đối với thông tin công khai, đặc biệt lắm ta mới trả lời chẳng hạn người thân đối với những thông tin vô thưởng vô phạt, hay trao đổi về một vấn đề học thuật, khoa học kỹ thuật, tài chính... còn bình thường chỉ là cảm ơn là chính. Những cái không bổ béo gì cho ta, ta chẳng bao giờ coi như ba cái vlog, blog... tào lao gì cả đống view, ta không bao giờ ghé mắt nhìn nếu đã đọc review ma thấy không phải gout của ta thì ta không coi, ta cũng chẳng phê phán nó nếu nó không kích động bắn giết... Để mắt ngủ sướng hơn. Thư từ cũng vậy. Nhìn lướt cái địa chỉ, cái tên nội dung mail là ta quyết định coi hay dí ngay vô thùng rác cho khỏi bận tâm. Tất cả email ta gửi đều phải có tiêu đề, đó là quy tắc lịch sự tối thiểu cần phải tuân theo. Ngay cả người thân, ta cũng đặt tiêu đề là hỏi thăm nếu chỉ hỏi thăm hay là ghi chị ơi, em Uyeen hỏi thăm/ nhờ vả nè... Ít ra để người ta biết nên đọc hay quăng vô thùng rác, đôi lúc phải chấp nhận sự thật là cái mail cũa mình không khác tờ giấy lộn người ta có thể quăng vô thùng rác mà không thèm ghé mắt nhìn để khỏi sốc, nên đọc lúc nào và ai gửi. Gì cũng thành tói quen mà. Tốt riết thành thói quen tốt, xấu riết thành thói quen xấu. Đôi lúc tốt xấu cũng tương đối. Trong mắt người này nó là tốt, trong mắt người khác nó là xấu cho nên nếu không chấp nhận chuẩn mực tốt xấu nào đó thì hạn chế tiếp xúc. cái chuẩn mực người ta theo theo thể hiện đẳng cấp và đạo đức của họ. Có lần đứa cháu mail cho ta, nó ghi nội dung trỏng trỏng không thưa gửi gì, ta hỏi tại sao, nó kêu nó không biết ghi ra sao vì ghi dear thì thấy xa lạ. Ta cười, thì ngoài nói sao, trong ghi vậy thay vì dear cô Uyen thì ghi cô Uyeen ơi, dễ ẹt mà.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét