Học tiếng China thấy quên chữ tùm lum, nhớ chuyện kia. Người kia kêu người nọ viết giấy gì đó, người nọ không chịu viết. Ta nghe kể ta mắc cười nói là sao lúc đó không kêu nó là em thông cảm cho anh lâu quá anh không viết nên giờ quên mặt chữ rồi nên anh không viết được. Nói vậy cho mau thấy khỏi giải thích lằng nhằng, hehe. Tiếng Việt thì nói vậy người ta kêu là chắc khùng, chỉ có đám trẻ con học lớp 1, nghỉ hè chơi đã đời rồi năm sau có thể quên mặt chữ vài chữ chớ học lớp 2 có chơi cỡ nào cũng khó mà quên mặt chữ. Tiếng China thì khác á. Ta học mấy chữ lâu lâu ít xài rồi quên tùm lum đó, nhất là phồn thể nhiều thành tố còn hơn nên dễ quên, tại ta nhớ máy móc chớ không nhớ theo kiểu chiết tự chẻ sợi tóc ra làm tám rồi học, học kiểu đó phồn thể dễ nhớ hơn giản thể, rồi nhớ cái kiểu suy luận của người xưa như chữ hảo là có chữ nữ và chữ tử, phụ nữ mà có con là tốt á, hay chữ an là phụ nữ ở trong nhà là an tâm, an toàn, bình an gì đó. Thấy mắc mệt. Vậy cho nên ta chẳng nhớ mấy chữ rắc rối cho nên không sử dụng là quên sạch bách. Người yêu mà lâu không nói chuyện cũng quên như vậy thì hay quá á, khỏi phải nhớ, hahaha. Ta mà đẻ ở China chắc ta học ngu lắm. Nội cái chữ đã không học xong thì còn học cái gì nữa. Vậy cho nên ông Lý Quang Diệu quả là sáng suốt khi dùng tiếng Anh làm quốc ngữ. Nói vậy bữa nào ló mặt qua China bị mấy ông bảo thủ đá đít đuổi về á. ta không dự định đi China chơi gì hết, vì tah61y nó gần và thấy VNmese và Chinese giống giống nhau cho nên thấy để đó khi nào già yều đi qua đó chơi, còn giở đủ sức đi mấy nơi xa hơn. vậy mà không biết cái số ra sao đó không dưng đi China mấy lần lận chớ không chỉ 1 lần. nếu không có Covid chắc năm ngoái cũng ló mặt qua China 1 trận nữa mới kinh dị.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét