Nói chuyện với đứa em, ta nói thế hệ mình thì coi sách và ra ngoài vận động nên ít cận thị hơn, thế hệ con nó bị cận thị nhiều hơn vì chúi mắt chúi mũi vô máy tính để coi và chơi, hồi xưa cận 2, 3 độ là thấy nặng lắm giờ thế hệ tụi nó cận 5,7 độ đầy ra đó, tới thế hệ cháu nội, cháu ngoại thì bị lé hết vì không dùng máy tính nhiều mà dùng điện thoại nhiều. Nói người ta hông thèm nghe thì còn may, sợ bị chửi té tát vô mặt nữa chớ. Mấy cái đó không phải ngày 1, ngày 2 là thấy, mà năm này qua tháng nọ, dần dần rồi biết tay. Lúc đó lỡ rồi thì cho ghẻ luôn chớ biết sao. Say này lại thi nhau chữa mắt lé. Bác sĩ tha hồ hốt bạc.
Noi chuyện xài điện thoại máy tính, mấy người kêu là lũ nhỏ giỏi hơn thế hệ trước, xài máy tình điện thoại thấy cứ bấm nhoay nhoáy phát chóng mặt. Thậm chí mấy đứa nhóc còn tuổi đái trong quần mà bấm điện thoại nhoay nhoáy. Ta giờ già rồi, chán ngấy tới tận cổ rồi. J'en ai marre, je m'en fiche. Cho nên ta chẳng buồn giải thích. Điện thoại, máy tính... chỉ là công cụ làm việc cho nên dùng mấy cái đó cũng giống như hồi xưa thế hệ bà nội, bà ngoại có kỹ năng nấu cơm bằng rơm hay lá khô thôi mà. Chớ có khác gì đâu. Khi mà cách thức tiếp cận, tiếp nhận thông tin, kiến thức và sử dụng công cụ khác nhau thì việc đánh giá năng lực của 1 con người cũng phải thay đổi, nhưng mà do cách thức đánh giá vẫn không thay đổi cho nên người ta nhầm lẫn tùm lum và tệ hại nữa chớ, cho nên sắp nhỏ sau này một số đứa mới ảo tưởng như vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét