Đó là trong một xã hội dân chủ mà mọi luật lệ đều được xây dựng để bảo vệ quyền lợi của công dân. Còn nếu trong xã hội mà luật chỉ bảo vệ kẻ làm ra luật thì mọi người sẽ tìm mọi cách để vi phạm luật nhằm hưởng lợi cho mình bất kể gây hại cho kẻ khác như thế nào. Choi nên xã hội không dân chủ là một xã hội không nhân văn và tất nhiên không có đạo đức là vậy. Chính vì vậy cho nên thầy cô hông hiểu bản chất ý nghĩa của trừng phạt trong giáo dục là như thế nào thì cũng không thể trách được. Cái vòng đó cừ luẫn quẫn mãi.
Thứ Ba, 21 tháng 11, 2023
Trừng phạt
Nói chuyện với mấy thầy cô, họ nói học sinh giờ khó trị lắm, trừng phạt cũng hông dễ, phụ huynh mà thấy phạt là họ làm um sùm luôn. Ta tò mò, tại sao phải trừng phạt. Thì ai cũng ngạc nhiên nhìn ta như ta là con khùng đó. Họ giải thích là không theo đúng quy định thì phạt là tất nhiên. ta thắc mắc vậy phạt có chức năng gíao dục như thế nào. thì ai cũng kêu là để răn đe, làm cho sợ hãi không tái phạm nữa và mấy đứa khác nhìn thấy phạt sẽ sợ. Ta hỏi nghĩa là tuân theo vì sợ phải bị phạt hả. Thì có người nói là dĩ nhiên rồi, có người hông nói gì vì họ chắc không dám nói, vì sợ ta nghĩ là họ hông hiểu biết, vì họ biết tính của ta. Thấy đau đầu thiệt. Những người làm ngành giáo dục mà chẳng hiểu gì về tác dụng của các hình phat. Phạt là cần thiết. Nó cũng là một hình thức giáo dục. Không phải để bọn trẻ sợ hãi để không vi phạm quy định mà mục đích để giáo dục cho tụi nó là trong bất cứ 1 tổ chức tập thể nào, từ nhỏ nhất như 1 gia đình cho đến những tổ chức khác như lớp học, trường học, công ty, nhóm có cùng hoạt động hay sở thích naò đó, và lớn hơn là ở quy mô quốc gia, là ở toàn thế giới đều có những quy định, luật lệ nào đó để cho hoạt động của tổ chức đó chạy trơn tru, và các thành viên của nó được tự do nhưng phải tôn trọng quyền tự do của cá nhân khác, cho nên khi mình xâm phạm quyền tự do của người khác thì tùy mức độ vi phạm mình tự phạt mình là ở chỗ cảm thấy xấu hổ, lương tâm áy náy hay tổ chức đó sẽ phạt mình. Ví dụ nói chuyện trong giờ học, cái quan trọng nhất không phải vi phạm việc cấm nói chuyện trong giờ học mà là vi phạm quyền được học của người khác, mình nói chuyện ồn ào thì người khác không nghe được lời thầy cô giảng, rồi có thể họ sẽ không hiểu bài, là mình xâm phạm quyền được nghe giảng bài của người khác, cho nên thầy cô chỉ phạt để ngân chặn việc vi phạm đó tiếp diễn. Giống như cách ly mình ra khỏi tập thể đó để không làm ảnh hưởng tới nó, hay có biện pháp khác để mình hiểu là việc mình làm xâm phạm quyền lợi người khác nên mình phải trả gía thích hợp. Nhằm mục đích để bọn trẻ hiểu rằng sống trong bất cứ 1 tổ chức nào cần phải tuân theo quy định bởi vì quy định đó bảo vệ quyền lợi của mỗi thành viên trong tập thể đó, khi mình không tuân theo quy định thì mình đã xâm phạm quyền lợi của những thành viên khác, và cũng như vậy người khác không tuân theo quy định là họ đã xâm phạm quyền lợi của mình.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét