Bữa kia lạng trên FB thấy nhà hàng Nhật ở VN than phiền khách tới gọi món xong chê dở bỏ đi, trả tiền đúng 1 món đã ăn mà thấy dở, còn mấy món đã đặt làm thì không ăn cũng không trả tiền. Nói chung món ăn ngon với dở cũng khó có thể xác định, Aesop nói là món ngon nhất là cái lưỡi và món dở nhất cũng là cái lưỡi. Nói chung gout của VNmese là ngòn ngọt. Món mặn cũng ngòn ngọt, món chua cũng ngòn ngọt, món đắng cũng ngòn ngọt. Đơn giản nhất là ăn thứ các loại xì dầu của Nhật, của Thái lan, của VN... thì có thể cảm nhật được cái gout này. Cho nên mấy người đó không ăn theo cái gout của Nhật nên chê dở. Ngay cả trong nước, bùn bò Huế ăn ở Huế khác bún bò Huế ở nơi khác. Cái đó là bình thường, ở khắp mọi nơi trên hế giới. Món má nấu bao giờ cũng ngon nhất là bởi vì má rèn cái lưỡi theo gout đó từ ngay lúc nhỏ xíu. Trẻ con ở đâu cũng bú sữa mẹ. Khi lớn chút thì ăn uống tùy nơi. Trẻ ở VN ăn nước mắm quen rồi nên không ngửi thấy mùi nước mắm thúi. Có thể những thế hệ sau này sẽ thấy nước mắm thúi vì tụi nó ăn chủ yếu nước mắm công nghiệp hay chính xác là nước hương vị mắm chớ hông phải nước mắm nguyên chất. Còn trẻ ở Âu Mỹ có ăn nước mắm đâu cho nên sau này khi ngửi thấy mùi mắm là thấy thúi liền. Bình thường mà. Trứng vịt thúi, đậu hủ thúi... người ta ăn ngon lành mà, hahaha. Cho nên không ít người đi du lịch nước ngoài mang cả đống mì ăn liền theo. Nếu cả nhà đi chắc mang nguyên cả 1 valise mì quá. 1 công đôi chuyện, qua xứ người ăn mì gói vì không thể ăn món ngon vật lạ xứ người, ăn xong lại có valise trống để chứa đồ mang về
Nhưng chuyện đó cho thấy vấn đề không phải là ở chỗ cái gout, mà vấn để là cái khác. Là sự thích nghi, là flexible, và vấn để ứng xử, bản tính con người ta, giáo dục, văn hóa, nhân văn... hàng trăm cái thứ có thể nhìn thấy từ những hành động đó. Nguyễn tắc là phải chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình. Ăn không hợp gout là chuyện bình thường, luyện cái gout để thấy món đó ngon mới hay. Còn hông thích luyện thì thôi, không thành vấn đề. Nhưng đã kêu thì phải trả tiền. Lịch sự thì mang về rồi cho ai đó. Không lịch sự thì trả tiền rồi bỏ đi. Về nhà ăn mì gói thay. Còn tiếc của thì nhắm mắt, bịt mũi để ăn. Kinh nghiệm là kêu đúng 1 món ăn thử coi sao rồi quyết định có tiếp tục ăn nữa không. Nhớ hồi lâu cô nào đó đi nước ngoài thử son phấn gì đó của người ta rồi bỏ đi. Là nghe người kia kể. Ta nghe kể ta kêu đồ trưởng giả học làm sang, nouveau rich, tuy nó giàu hơn tao nhưng tao không thèm ý kiến này nọ vì bản chất nó vậy rồi. Cổ hỏi nhưng mà không hợp thì mua làm gì. Ta mắc cười tao dạy cho mày lần này là lần cuối chớ tao hông rảnh hơi dạy đâu. Nguyên tắc khi bán mấy thức đó là phải có tester để người ta thử. Nếu không có thì đừng mua. Nếu thích thì cứ thử rồi mua. Mua về không xài thì cho, thiếu gì người để cho. Đó mới là đẳng cấp. Nhiều khi ta mua áo quần ta hông thèm thử, mấy cô bán hàng cứ kêu chị thử đi. Ta cười, có mua hàng mắc tiền đầu mà thử chi mắc công, nhìn là biết cỡ của mình, nếu về mặc hông vừa thì đem cho, tui làm biếng thử lắm. Gì mà suy nghĩ nhiều chi cho mắc công vậy. Thậm chí nhà ta bao giờ cũng cũng có bàn chải đánh răng và khăn mặt mới để sẵn vài cái. Đôi khi có ai đó tới thăm mà quên mang cái thứ đó thì ta cho luôn. Ba cái đồ đó hông có cho mượn, mà cũng hông cho đồ cũ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét