Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010

Áp lực

Ta thấy nhiều người lớn cứ kể chuyện hồi xửa hồi xưa cực thế nào, khổ ra sao, vậy mà vẫn siêng năng học hành. Chẳng bù cho bọn trẻ bây giờ, sướng thế này, sướng thế nọ, mà cứ ham chơi, không chịu ăn học. Hihi, ta cũng thuộc thế  hệ già, xưa, cũ rồi. Cái thời của ta cũng cực như thế nào, khổ như thế nào ta cũng từng qua. Nhưng ta thấy người ta có vẻ hỏng hiểu bọn trẻ hay sao đó. Chính ngày nay mới khó. Ngày nay, người trẻ tuy đầy đủ về vật chất, nhưng chính sự đầy đủ đó lại là trở ngại rất lớn cho họ. Họ phải rất khó khăn để mới chiến thắng được những cái cám dỗ vây quanh họ. Ngày xưa  xe đạp cũng không có nên đi bộ là tất nhiên, đi bộ vài ba cây số là chuyện bình thường. Ngày nay xe máy, xe hơi... không thiếu thứ gì biểu  bọn trẻ đi bộ hay đi xe đạp để vận động thì cũng giống thử thách vậy. Leo lên xe phóng vèo 1 cái là tới nơi, đi bộ, đạp xe nắng nôi, bụi khói... biểu sao người ta ham đi được. Gắng lắm người ta mới đi chớ. Ngày xưa đói ăn, nhiều người nhịn đói buổi sáng. Ngày nay nhiều người thừa thải đồ ăn, thức uống. Càng ăn nhiều, càng thèm ăn. Ăn uống lung tung lại có nguy cơ bị béo phì và hàng trăm thứ bịnh nguy hiểm khác. Kiềm chế được bản thân  mình là điều khó khăn, thậm chí còn rất khó khăn. Trẻ nhỏ bây giờ ưa chơi game, vì đâu có không gian để chơi đâu, trong khi chơi game thì dễ dàng quá, nhà không có máy tính thì ra quán net. Người ta viết game để cho người chơi càng chơi càng thích chơi hơn nữa, chớ chẳng lẽ người ta viết game để cho chơi một hồi hồi chán hay sao? Khó khăn lắm  mới thắng mấy cám dỗ đó chớ. Thắng chính mình là khó nhất, thắng người có khi còn dễ hơn. Cộng với áp lực bài vở quá nhiều, thêm vào đó là kỳ vọng con mình là thiên tài của các bậc phụ huynh làm trẻ con đuối luôn. Trẻ nhỏ ngày xưa phải tự đấu tranh để chống cái đói, cái khổ, cái cám dỗ. Trẻ bây giờ phải tự đấu tranh để chống cái thừa mứa, cái dễ dãi, cái cám dỗ. Phải còn cố gắng thánh thiên tài nữa chớ. Vậy sao người lớn hỏng thèm hiểu bọn trẻ mà cứ nhăm nhe, la rầy rồi kể lại cái ngày xưa oanh liệt, thắp đèn dầu để học bài, bị muỗi chích quá trời nữa. Không cùng bọn trẻ đấu tranh để thắng chính mình được thì cớ sao lại gây áp lực quá đỗi làm bọn trẻ chịu hỏng nổi lại có khi buông xuôi. Phải có áp lực vừa đủ còn cố gắng nhưng nếu áp lực nhiều quá thì lại sụm luôn, hehe.

2 nhận xét:

  1. Nhân bảo như thần bảo mà, chỉ có đúng thôi. Hihi, nhưng nếu lỡ mà hỏng trúng thì cũng trật chớ hỏng có lưng chừng.

    Trả lờiXóa