Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Bài làm

Xét về khía cạnh tổ chức và quản lý xã hội, trò thấy để việc nhảy ùm xuống nước cứu người rồi chết là không chấp nhận được. Tại sao người đó không gọi điện thoại khẩn cấp như 911 hay đại loại gì đó chẳng hạn, rồi có nhảy ùm xuống cứu cũng không muộn. Tại sao chính quyền lại để chuyện này xảy ra rồi tung hô anh hùng. Đau lòng quá. Những người có nghiệp vụ chuyên môn thì thi hành công việc sẽ chuyên nghiệp hơn, có hiệu quả hơn, vậy mà họ đâu rồi. Người dân đơn độc phải tự mình cứu lấy mình chăng, và rồi được tung hô như một liều thuốc kích thích gây hưng phấn để tiếp tục tự mình cứu mình tiếp. Và cứ tiếp tục cái vòng lẩn quẩn vậy, vậy thì cơ quan công quyền lập ra để làm gì? Tại sao trong lúc khẩn cấp mà trong đầu người đó không nghĩ tới số điện thoại khẩn cấp như 911 chẳng hạn, mà người đó tự mình hành động 1 cách đơn độc. Vì không có niềm tin? không có kỹ năng sống? vì xã hội đó được tổ chức và quản lý quá tồi? Nếu là trò, trò cũng không biết làm gì nữa. Bỏ đi hay nhảy xuống cứu?  Ngoài ra, để cho việc trẻ con bơi sông hồ chết đuối xảy ra với tần suất nhiều như vậy cũng là một hiện tượng đáng báo động. Nhà chức trách đâu rồi, sao không có những biện pháp để ngăn ngừa những chuyện đau lòng như vầy cứ xảy ra hoài? Kết luận, trò thấy hiện tượng này là một tín hiệu cấp cứu SOS trong việc tổ chức và quản lý xã hội, là một chỉ dấu cho thấy xã hội kém văn minh, không có niềm tin và không có kỹ năng sống. Xã hội đang đi thụt lùi, trong khi chỉ cần đứng lại là đủ lạc hậu, đằng này nó lại chạy lui thêm nữa thì chẳng mấy chốc sẽ biến mất trên bản đồ thế giới như những giống khủng long đả biến mất trong thời xa xưa do không thích ứng được với sự thay đổi của môi trường sống. Càng ngẫm càng đau lòng.

2 nhận xét:

  1. ừ, cũng lăn tăn về đề văn này lắm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cô giáo ơi, cho mấy điểm bài làm này hả? zero hay âm 10 ? Nới tay chút xíu nhe cô. :)

      Xóa