People have their own mask. They need it or not, all they have it. It is the fence to protect them from the risk. It comes naturally by birth or by training. When we are in a community without faith, it will be thicker more and more. But when we are in a family or a friendly community, it becomes visible transparent. We can't reject it, we can only make it thinner or visible transparent.
Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015
Hay thiệt
Coi cái này, nhớ chuyện ngày xưa. Hồi đó, ở cơ quan cũ, chị bạn hỏi ta mấy người ở trong cơ quan nói em là lai Pháp mà không dám hỏi sợ bị chửi nên nói chị hỏi thử vi thấy chị thân với em. Đúng là mấy bà tám nhiều chuyện, chửi là cái chắc. Chắc hồi đó ta gầy gầy chứ không mập ú như bi giờ, hic. Ta cười, em con Mỹ mà không giống Mỹ thì giống ai. Chị cãi lại không phải, em lai Pháp chứ không lai Mỹ. Hehe, hay thật, khẳng định vậy thì hỏi làm chi, cứ coi như thiệt vậy đi chứ hỏi làm cái gì. Thiệt tình là em cũng có lai. Chị đắc ý, hèn gì ai cũng nói con Uyen thấy lai lai giống như Pháp. Hehe, đừng tưởng bở, em có lai thiệt nhưng lai China. Chị trố mắc nhìn, đâu thấy giống người Hoa đâu, thấy giống Pháp thôi. Lại khăng khăng khẳng định nữa mới ghê. Thiệt tình là ông cố là China chính hiệu qua VN buôn bán thấy bà cố đẹp quá nên ở lại luôn đó mà, còn ông cố có lai Anh, Pháp gì đó thì em không thể biết. Ông chết đem về China chôn mà, tới đời em còn có 10% máu tàu thôi thì sao mà giống. Chị lại khăng khăng khẳng định, chị thấy giống như lai Pháp chứ không phải lai China. Cha mẹ ơi, để em về hỏi lại tông tích mười lăm đời thử coi có liên quan gì tới Pháp không mà ai cũng khẳng định như đinh đóng cột. Nhớ hồi xin visa đi Pháp chơi, nghe kể lại là cô nhân viên ở lãnh sự quán nghi ngờ là ta có bà con ở Pháp, vì ta giống lai Pháp, nhưng coi hồ sơ thấy rõ ràng và phỏng vân thấy ta thiệt thà nên cổ ok. Chắc cổ nghĩ là ta thiệt tình không biết thông tin gì về người bà con còn sống ở Pháp chứ không phải là ta nói xạo.
Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015
Đời đủ thứ màu
Cô kia kể chuyện người yêu, tốt này tốt nọ. Ta hỏi vậy nó có tính xấu gì hả? Cô ngớ người ra, chắc là không biết vì chẳng có ai hỏi như ta. Ta cười tính tốt thì đáng khen đó, là mừng đó nhưng cái quan trọng là em phảỉ biết tính xấu của nó, em có chấp nhận được những tính xấu đó hay không, tụi bay muốn ăn đời ở kiếp thì phải biết chấp nhận những cái xấu của nhau chứ không chỉ thấy cái tốt. Yêu quan trọng là chấp nhận được tính xấu chứ không hoàn toàn bị hấp dẫn bởi tính tốt, em đừng có nghĩ cải tạo con người ta, em chỉ có thể cải tạo chính bản thân mình và cải tạo môi trường sống để người ta tự cải tạo chính họ nếu họ cảm thấy họ cần phải cải tạo, nếu họ cảm thấy họ chẳng có gì cần phải cải tạo thì thôi, hehe. Ta tò mò hỏi, thằng đó lam nghề gì, nghe khoe là con nhà giàu. Trời đất, miệng ăn núi lở, Ta chọc vậy thằng đó làm nghề xài tiền hả mày, vậy thì chết mày rồi. Nó giựt mình sao lại chết. Sự đời chẳng biết may đâu, rủi đâu, trời cho ta có mặt trên đời là trời cho ta một cái nghề để tự nuôi sống. Phải xác định là đứa nào cũng tự nuôi sống được mình, trong những trường hợp xấu nhất thì một đứa này phải nuôi được đứa kia, ví dụ em có rủi ro gì thì thằng chồng em nó phải nuôi được mày trong một thời gian nào đó hay ngược lại mày cũng phaỉ nuôi được nó trong thời kỳ nó khó khăn. Thấy nó căng thẳng quá, ta cười hù chút xíu thôi mà, chứ 2 đứa tụi bay yêu nhau thiệt sự thì cái gì mà chẳng vượt qua được, chỉ sợ là tưởng là yêu nhau chứ không yêu nhau thiệt sự thì mới mệt thôi.
Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015
Quý sờ tộc
Thấy thiên hạ bàn tán hai first lady đọ với nhau ta buồn cười, chẳng biết nói như thế nào. Ta chỉ khóai phong cách của bà Jacqueline Kennedy thôi, miễn chê, gần đây thì là bà Bush, còn bà Clinton không phải first lady mà la super lady nên không xét, ngoại hạng mà, hehe. Nhớ đến cái chuyện kia, đó là hành vi thiếu chuyên nghiệp chứ cũng không hẳn là chảnh. Chắc là ống quần mắc trong giày nên không biết xử lý như thế nào. Lỗi là ở chỗ chọn trang phục (quần, giày) có thể không phù hợp dẫn đến sự cố, vải mềm quá, giày không cao, quần vải mềm, ống dài mà giày hơi thấp có thê hở gót nên dễ bị kẹt. Lỗi thứ hai là không biết pha trò khi lỡ bị sự cố để có thể tự xử lý lấy sự cố vì không phải là trẻ con, việc đó rất đơn giản mà. Lỗi thứ ba là ta không biết đầu đuôi câu chuyện như thế nào và người ta cũng không biết đầu đuôi câu chuyện như thế nào mà đã vội kết luận, nếu cô đó khéo chút cúi người xuống và cám ơn trợ lý bằng những câu đàng hoàng thì không sao cả, ai có việc của người nấy, tuy đây là hạ sách. Nghĩ linh tinh, nếu xét về phong cách ứng xử thì dù ta là người chấu Á, ta cũng phải công nhận là còn xa lắc dân Á châu mới thể hiện cái ứng xử văn minh như Âu Mỹ, trừ Nhật bản ra. Biết la nhục nhưng thà biết nhục để sửa còn hơn không biết. Tuy nhìn cái kiểu cách quý sờ tộc của Âu châu ta cũng thấy có đôi lúc không ưng lắm. Còn ở xứ ta đang ở thì còn tệ hơn. Giới nouveau riche thì ngủ qua một đêm bỗng thấy của cải rớt đầy nhà, bỗng chốc mình trở nên giàu có, vội tưởng là quý sờ tộc nên chó dưới chân chết hết, không kịp học cái thói ứng xử sao cho có văn hóa. Giới cán bộ thì bỗng chốc nhảy tót lên ghế trên ngồi sỗ sàng nên chỉ có thể đem cái văn hoá trong hang pacpo, trong địa đạo củ chi ra mà xài, không phải không kịp mà có khi không thể học hỏi để hấp thu cái văn hóa thực sự nên ôi thôi không có chuyện gì để nó. Còn những người cư xử đúng mực, đàng hoàng thì biến đâu mất tiêu hết, hay là họ quá ít nên không thể trở thành một nhóm có ảnh hưởng trong xã hội được. Chắc do trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận ngọn nên chỉ còn công nhân, nông dân và lưu manh thôi hà. Ta biết cỡ ta là nông dân gộc nên không dám xe xua, bon chen, hehe.
Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015
Giáo dụt ( vứt) đi
Trường trung học phổ thông kia có quy định rất chi là hay ho. Học sinh nữ mặc đồng phục áo dài, học sinh nam mặc áo sơ mi trắng/xanh quần màu tối. Cái hay ho không phải ở chỗ đó mà là chỗ khác. Cán bộ đoàn của lớp của trường như bí thư chi đoàn, phó bí thư chi đoàn, ủy viên thì có đồng phục riêng. Nghĩa là thứ hai tất cả học sinh đều phải mặc đồng phục bình thường, từ thứ 3 đến thứ 7 những thành phần cán bộ đoàn mặc đồng phục của cán bộ còn không pahỉ cán bộ đoàn vẫn mặc áo dài đối với nữ và sơ mi đối với nam. Thiệt tình ta chẳng hiểu ông bà hiệu trưởng này có cái đầu không nữa, chắc ổng bả suy nghĩ bằng cái tủy sống. Vậy thì chặt luôn cái đầu quăng thùng rác cho dòi ăn đi để chi cho nó tiêu tốn năng lương? Tại sao lại phân biệt chủng tộc như vậy? Tập cho học sinh phân biệt chủng tộc ngay từ ngồi trên ghế nhà trường, để làm cái gì vậy? Đáng lẽ trường phải quy định là thầy cô là đảng viên phải mặc đồng phục, còn thầy cô không là đảng viên thì muốn mặc gì tùy ý. Để tiện phân biệt chớ.Lỡ làm làm cho tới nơi tới chốn chớ. Đảng đoàn là giai cấp không bình thường nên phải khác nên phải khác người bình thường chớ. làm sao làm nửa chừng xuân vậy hả.
Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015
a new game?
A new game? Who plays? Who wins? You were the first who pressed the start button. And now, we can't end it.We will win or lose, together, no one separates in this game. Win - win solution or lose - lose solution, not win - lose solution, hihi. How smart you are. Is it a joke of fate or a dream? It is said that to understand an intelligent man, you must be as intelligent as him or more. The next one is yellow, is that right?
Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015
Cháy
Chàng cư xử rất nhã nhặn như kiểu quý ông anglo saxon, vô cùng lịch thiệp. Khi nàng còn đi học, hơn một nửa con trai trong lớp xếp hàng theo nàng, sau này nàng mới biết vì tụi bạn bè cũ gặp nhau tụi nó mới đủ can đảm thú thật. Một hai người theo thì còn biết chứ cỡ hai tiểu đội mà cùng quan tâm thì sao mà biết, hehe. Nàng rất cá tính. Chàng còn cá tính hơn. Những người cá tính thì không chịu được sự nhạt nhẽo. Đối với họ sự nhạt nhẽo không khác gì cá ươn. Muối ớt la thứ đồ chấm nhưng có thể đối với họ là món món tráng miệng, hehe. Tình cờ chàng có mặt ở đó vào thời điểm đó. Tình cờ nàng cũng có mặt ở đó vào thời điểm đó. Vậy nên họ phát hiện ra nhau ngay. Giống như bản năng sinh tồn tiềm ẩn ở trong mỗi động vật sống, nó đánh hơi ra kẻ thù ngay lập tức. Chàng và nàng đều bị điện giựt. Hai trái tim đều cháy đen thui. Nàng sẽ tiếp tục sống như thế nào với trái tim cháy đen thui. Còn chàng, cũng một câu hỏi như thế.
Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015
Văn hóa mạng
Người ta du nhập internet, mạng xã hội.. nhưng người ta không chịu học hỏi cái văn hóa mạng là gì. Học la phải có trường lớp, rồi đi học thêm, cách sống, cách làm giàu...cũng phải tới lớp mới học được. Học chính quy, rồi học thêm. Túm lại là phải có thầy dạy mới biết, thầy ngu dạy thì nghe lời ngu và cho là đúng rồi làm ngu như vậy, vì không có khả năng suy nghĩ, vì không có kiếm thức nền tảng nên biết suy nghĩ kiểu gì. Cô kia chụp hình người thân bỏ trên mạng, ta yêu cầu cô rút hình xuống nhưng cô thắc mắc hình đẹp mà. Cổ chỉ chăm chăm nhìn hình cổ đẹp chứ không nhìn hình người cổ chụp chung có bị bị sao không, vì người bị đưa lên hình là người thân của ta nên ta mới nói chứ không thôi ta đâu có xía vào, bị quýnh gãy răng sao, hehe. Tình cờ ta lạng lên mạng mới thấy chứ không thôi ta cũng đâu có thấy. Ta phải phân tích là hình người đó ra làm sao nên không nên để lên, ta còn phải chỉ cho là khi cô muốn đưa hình người ta lên mạng thì cô phải nhìn nhũng người trong hình đó có bị khiếm khuyết gì khi chụp không như thiếu tay, chân, miệng méo... và phải hỏi ý kiến trước khi đưa lên mạng. nếu hình tập thể 2, 3 người mà muốn đưa lên mạng mà không thể xin ý kiến đượxc thì có thể post đại rồi thòng một câu chẳng hạn xin phép các bạn có mặt trong hình này Uyen post hình lên nhe, tiền trảm hậu tấu mà. Vì chỉ châm chăm nhìn hình mình có đẹp không còn người khác có bị lỗi khi chụp hình hay bị tật gì không thì không thèm nhìn, kệ tía họ chứng tỏ là xúc phạm, phỉ báng họ ở chừng mực nào đó. Cổ tỏ vẻ khó chịu, gì mà khó tính vậy. Cổ là cô gíao mới buồn chứ đâu phải là loại long nhong không biết gì.
Symbol
Coi phim từ Âu Mỹ qua Á, coi truyện từ Á qua Úc, Phi đều thấy những bố già mafia, trùm gangster, giới giang hồ, hay dân nổi loạn đều thường được gắn điếu thuốc trên miệng. Ta thấy buồn cười thật. Người ta gắn cái hình ảnh hút thuốc như 1 biểu tượng của sức mạnh đàn ộng hay là sự nổi loạn. Mạnh mẽ vô song, không sợ trời, không sợ đất, không sợ gì hết chỉ sợ phụ nữ yêu kiều thôi thì thường có điều thuốc gắn trên môi, hehe. Ta nghĩ chắc là do những nhà văn, những đạo diễn là đàn ông, họ ghiền thuốc là riết nên nghĩ là biểu tượng hút thuốc thể hiện sự mạnh mẽ. Ta cho rằng, những người đó yếu đuối chứ không mạnh mẽ. Giống trẻ nít ngâm vú mẹ đó, khi ngậm được bầu vú mẹ là trẻ cảm thấy sự an bình trong lòng. Trẻ bú như bản năng cần thiết cho cuộc sống chứ đâu cảm nhận cái ngon hay dở của sữa mẹ. Nên mới có núm vú giả cho trẻ ngậm đó mà. Người ta hút thuốc cũng giống như trẻ bú mẹ vậy, họ ngậm điếu thuốc trong miệng để thấy yên bình trong tâm hồn, để bình tĩnh lại. Họ không quan tâm đến thuốc độc hại hay không độc hại, miễn là yên bình trong tâm hồn. Họ không đủ mạnh mẽ trong lòng để tự điều khiển họ, họ cần phải bám vào cái gì đó như cái phao để để có thể yên tâm. Vậy mà người ta cứ đưa mấy cái hình ảnh đó như là biểu tượng của sự mạnh mẽ hay nổi loạn, kỳ cục thiệt. Do mấy ông nhà văn đạo diễn đó, ổng làm vậy riết người ta hằn trong đầu những biểu tượng đó. Ta không ghét mấy người hút thuốc vì đó là chuyện riêng của họ, ta chỉ ghét mấy người hút thuốc không đúng chỗ. Giữa chốn công cộng đông người không có bảng thông báo khu vực hút thuốc mà họ hút tự nhiên coi như người xung quanh không là cái cóc khô gì thì đúng là thiếu văn hóa thiệt.
Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015
đồng phục
Coi cái này, nhớ ngày xưa. Hồi xưa lúc còn làm ngân hàng, đồng phục cơ quan năm kia có mẫu áo sơ mi rất xấu. vải vừa xấu, kiểu dáng cũng xấu. Tính ta cùi lắm. Ta thấy xấu quá nên ta về ta chế lại cái áo đó. ta cắt phăng cái cổ áo sơ mi, sửa thành kiểu khác, ta lấy phần cổ đó làm thành mấy cái nẹp ta may thêm trên thân áo, ta mua chỉ thêu đồng màu ta thêu thêm mấy cái hoa nhè nhẹ. Ta cắt phăng cái phần gài nút của tay áo nữa mới cùi, rồi ta chế mua thêm nút giả, nút kiểu gì đó, lâu quá quên mất tiêu. Nói chung là đẹp hơn, tại vì ta chế nên ta thấy đẹp mà, hehe, mặc với váy đẹp hơn mặc với quần tây. Dĩ nhiên ta chỉ lám thử 1 cái, còn mấy cái kia để đó. Khi ta mặc đi làm, mấy chị khen đẹp nhưng sợ giùm cho ta, em mặc vầy coi chừng bị la đó. Nhưng chưa bị la thì một bữa ta vô phòng giám đốc thấy giám đốc nhìn nhìn rồi kêu là đồng phục cơ quan mình thiết kế cũng đẹp đó. Mấy chị ngồi đó nhìn ta cười, may cho con nhỏ này không bị la. Ta hay nghĩ ra mấy cái kỳ lạ, nên mỗi lần mà chị ta thấy ta mặc áo áo quần nào kỳ lạ thì hỏi em may hả? Vì chỉ có ta máy ba cái thứ đó chứ tiệm nào may bán mấy cái thứ kỳ lạ đó đâu. Bi giờ làm biếng đến nỗi có xấp vải người ta cho để cả mấy tháng chưa đụng vô, lười riết nên xách ra tiệm may cho mau thấy.
Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015
Ứng xử
Chị kia mua mấy cái vòng đeo cổ. ta chê sao mà giống nhà quê, thấy chị có vẻ giận. Thiệt tình sợ chị buồn nên không nói chứ nhìn giống cái vòng lục lạc đeo lên cổ mấy con bò quá, hehe. Chị cũng con nhà chứ không thường, nhưng đi làm cán bộ, trong môi trường cán bộ có chức đi theo đảng toàn thành phần sáng ra bờ suối tối vào hang, sinh sống trong hang hốc đẻ con, đẻ cháu trong hang hốc nên có văn hoá hang hốc nên chị nhiễm bịnh văn hoá hang hốc rừng rú, địa đạo của cán bộ cấp trên. Nên mới thành ra vậy. Cái thói xấu sao nó nhiễm quá nhanh, nó đè bẹp cái tốt đẹp. Cán bộ có chức mở miệng ra nói gì thì cái đó là chân lý, mà cán bộ có chức có nguồn gốc trong hang hốc, rừng rú nên kiến thức ở tầm rừng rú, hang hốc, văn hoá cũng vậy. Và rồi cấp dưới thấy cấp trên mở miệng sao thì bắc chước y sì vậy, cấp trên ăn bận, đi đứng sao thì cũng làm y như vậy. Chắc vì cho rằng cấp trên là giỏi, bò tới chức đó thì phải giỏi chớ.
Ta đang quét nhà thấy đứa cháu ngồi xuống trước mặt chơi, ta hỏi người ta đang quét nhà thì cần phải đứng ở đâu hả? Nó mới đứng dậy và chạy đi chỗ khác. Chẳng hiểu cha mẹ dạy kiểu gì, hic.
Ở vỉa hè có người kia để ghế cắt tóc dạo. Sau đó có cô kia bán giải khát, cán bộ công sở ở đó bu ra uống nước, nước đó đảm bảo ngon vì gần chỗ cắt tóc mà, thế nào cũng có tóc vụn, có gàu, có chí bay vô ly nước. Đúng là cán bộ là thành phần hinh hoa của xã hội chủ nghĩa.
Cô kia rủ ta đi uống cà phê ở quán kia, ta nhìn chẳng thấy chỗ để xe máy, muốn để phải để trên vỉa hè nhà bên cạnh, Ta bỏ đi ngay, cổ hỏi sao vậy chị. Ta cười khẩy, mắc chừng gì mà mày dẫn tao tới chỗ đó hả? Cổ nói, cơ quan em mấy người hay uống ở đây, đồ uống pha ngon. mày để xe ở đâu hả? Thì em để xe vủa hè nhà bên cạnh. Người ta có chửi không? Thỉnh thoảng cũng có chửi. Vậy đó. Tới đó mà cũng chẳng hiểu, ta khùng chửi cho 1 trận, nó bán cà phê thì nó phải có chỗ cho người ta để xe, không có thì đi chỗ khác. cái đó là tôn trọng khách hàng ở mức tối thiểu cần phải có, nó đối xử tệ hơn ăn xin mà cũng bò vô uống, tao thiệt chẳng hiểu cán bộ nghĩ cái gì trong đầu. Còn nếu là cà phê vỉa hè thì không nói.
Một đống chuyện ứng xử tệ hại mà nơi nào cũng thấy, do thói quen ở trong rừng mà ra, thoắt 1 cái nhảy tót lên ghế trên mà ngồi, nên nghĩ ta là giỏi, là chuẩn mực, đem cái văn hóa hang hốc ra để dạy dỗ, và người ta lại thấy đó la hay nên bắt chước cả đàn cả lũ. Nhìn xung quanh thấy ai cũng rừng rú như mình nên nghĩ đó là lẽ phải, bao nhiêu người bước chân ra xứ người để biết mình là rừng rú mọi rợ. mà có bước chân ra nước ngoài thì cũng vì phép lịch sự nên đâu phải ai ở xứ người cũng mở miệng nói cho nghe, trừ trường hợp qua đáng thì báo police thôi. Chẳng việc gì phải gỉai thích quy tắc ứng xử, có trả tiền đâu mà dạy cho. Vậy nên cái văn hoá rừng rú truyền từ đời này qua đời khác, kết hợp với văn hóa du côn, lưu manh, cướp bóc đã tạo ra một kiểu ứng xử không thể nào chê thêm được vì nó đã tệ qua chừng rồi.
Thời đại HCM là thời đại rực rỡ nhất.
Ta đang quét nhà thấy đứa cháu ngồi xuống trước mặt chơi, ta hỏi người ta đang quét nhà thì cần phải đứng ở đâu hả? Nó mới đứng dậy và chạy đi chỗ khác. Chẳng hiểu cha mẹ dạy kiểu gì, hic.
Ở vỉa hè có người kia để ghế cắt tóc dạo. Sau đó có cô kia bán giải khát, cán bộ công sở ở đó bu ra uống nước, nước đó đảm bảo ngon vì gần chỗ cắt tóc mà, thế nào cũng có tóc vụn, có gàu, có chí bay vô ly nước. Đúng là cán bộ là thành phần hinh hoa của xã hội chủ nghĩa.
Cô kia rủ ta đi uống cà phê ở quán kia, ta nhìn chẳng thấy chỗ để xe máy, muốn để phải để trên vỉa hè nhà bên cạnh, Ta bỏ đi ngay, cổ hỏi sao vậy chị. Ta cười khẩy, mắc chừng gì mà mày dẫn tao tới chỗ đó hả? Cổ nói, cơ quan em mấy người hay uống ở đây, đồ uống pha ngon. mày để xe ở đâu hả? Thì em để xe vủa hè nhà bên cạnh. Người ta có chửi không? Thỉnh thoảng cũng có chửi. Vậy đó. Tới đó mà cũng chẳng hiểu, ta khùng chửi cho 1 trận, nó bán cà phê thì nó phải có chỗ cho người ta để xe, không có thì đi chỗ khác. cái đó là tôn trọng khách hàng ở mức tối thiểu cần phải có, nó đối xử tệ hơn ăn xin mà cũng bò vô uống, tao thiệt chẳng hiểu cán bộ nghĩ cái gì trong đầu. Còn nếu là cà phê vỉa hè thì không nói.
Một đống chuyện ứng xử tệ hại mà nơi nào cũng thấy, do thói quen ở trong rừng mà ra, thoắt 1 cái nhảy tót lên ghế trên mà ngồi, nên nghĩ ta là giỏi, là chuẩn mực, đem cái văn hóa hang hốc ra để dạy dỗ, và người ta lại thấy đó la hay nên bắt chước cả đàn cả lũ. Nhìn xung quanh thấy ai cũng rừng rú như mình nên nghĩ đó là lẽ phải, bao nhiêu người bước chân ra xứ người để biết mình là rừng rú mọi rợ. mà có bước chân ra nước ngoài thì cũng vì phép lịch sự nên đâu phải ai ở xứ người cũng mở miệng nói cho nghe, trừ trường hợp qua đáng thì báo police thôi. Chẳng việc gì phải gỉai thích quy tắc ứng xử, có trả tiền đâu mà dạy cho. Vậy nên cái văn hoá rừng rú truyền từ đời này qua đời khác, kết hợp với văn hóa du côn, lưu manh, cướp bóc đã tạo ra một kiểu ứng xử không thể nào chê thêm được vì nó đã tệ qua chừng rồi.
Thời đại HCM là thời đại rực rỡ nhất.
Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015
Rau sạch
Cái xứ sở này chắc khùng hết rồi. Sống xung quanh toàn khùng thì ta khùng theo là dĩ nhiên, không khùng thì nó quýnh chết. Người dân đóng thuế để nuôi cán bộ, cán bộ có chức đi theo đảng lãnh lương rồi bảo là người dân hãy là người tiêu dùng thông thái.
Ta thực sự chẳng hiểu ở nơi nào trên thế giới có khái niệm rau sạch, chắc ở mấy xứ man di mọi rợ mới có khái niệm rau sạch. Người ta chỉ có khái niệm là rau trồng theo kiểu công nghiệp như vườn-nhà máy và rau hữu cơ hay gọi là organic. Rau trồng theo kiểu công nghiệp thì có thể sử dụng các hoá chất để cung cấp dinh dưỡng hay kích thích khả năng hấp thu dinh dưỡing bao gồm phân bón và chất kích thích sinh trưởng, các chất diệt trùng còn gọi là thuốc trừ sâu, trừ cỏ, bao gồm rau trồng trên đất và rau trồng trên nước gọi la thủy canh. Quy trình trồng phải tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo năng suất và chất lượng, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người trồng và người sử dụng rau. Còn rau organic là rau trồng theo lối tự nhiên không sử dụng hoá chất trong quá trình trồng, thường có năng suất thấp hơn, giá thành mắc hơn nhưng người ta thích hơn, hehe. Chẳng ai có khái niệm rau sạch là cái gì cả vì những loại rau được phép đưa ra thị trường phải mặc nhiên là sạch.
Có rau sạch nghĩa là có rau không sạch. Ủa, cán bộ ăn tiền dân rồi đi chơi, không làm cái gì để mặc cho người ta bán rau không sạch tùm lum đó hả? vậy dân xứ này hay hén, tự nhiên thừa tiền quá ném cục tiền cho người khác ăn, mà những người đó không phải loại bịnh tật gì hết đó nghen.
Ta thực sự chẳng hiểu ở nơi nào trên thế giới có khái niệm rau sạch, chắc ở mấy xứ man di mọi rợ mới có khái niệm rau sạch. Người ta chỉ có khái niệm là rau trồng theo kiểu công nghiệp như vườn-nhà máy và rau hữu cơ hay gọi là organic. Rau trồng theo kiểu công nghiệp thì có thể sử dụng các hoá chất để cung cấp dinh dưỡng hay kích thích khả năng hấp thu dinh dưỡing bao gồm phân bón và chất kích thích sinh trưởng, các chất diệt trùng còn gọi là thuốc trừ sâu, trừ cỏ, bao gồm rau trồng trên đất và rau trồng trên nước gọi la thủy canh. Quy trình trồng phải tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo năng suất và chất lượng, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người trồng và người sử dụng rau. Còn rau organic là rau trồng theo lối tự nhiên không sử dụng hoá chất trong quá trình trồng, thường có năng suất thấp hơn, giá thành mắc hơn nhưng người ta thích hơn, hehe. Chẳng ai có khái niệm rau sạch là cái gì cả vì những loại rau được phép đưa ra thị trường phải mặc nhiên là sạch.
Có rau sạch nghĩa là có rau không sạch. Ủa, cán bộ ăn tiền dân rồi đi chơi, không làm cái gì để mặc cho người ta bán rau không sạch tùm lum đó hả? vậy dân xứ này hay hén, tự nhiên thừa tiền quá ném cục tiền cho người khác ăn, mà những người đó không phải loại bịnh tật gì hết đó nghen.
Kiệt sức
Nhiều khi nản dễ sợ, muốn thả tay ra. Ngay cả những người thân của ta cũng không dám nhìn vô sư thật nói chi đối diện với sự thật. Ngay cả nhận thức cho đúng họ cũng không dám chứ không nói tới hành động. Ta chỉ có kể chuyện, phân tích để họ nhận thức sự việc cho đúng đắn chứ ta đâu có xui khiến họ hành động gì đâu. Lớn rồi mà, thậm chí có người còn lớn hơn ta nhiều mà nên họ tự phải biết hành động ra sao mà, có muốn xúi cũng không được. Vậy mà để nhận thức đúng bản chất sự việc thì họ khiếp sợ, co rúm người lại. Vì họ là cán bộ nhà nước, có người là đảng viên, có người có chức. Có người không là cán bộ nhưng vì quyền lợi gắn chặt với cán bộ nên họ sợ hơn nữa. Họ sợ, chính xác không chỉ sợ mà là khiếp sợ khi phải nhìn thấy sự thấy sự thật nên họ nhắm nghiền mắt lại. Họ phải biết rằng không thể tránh né sự thật, dù họ có nhắm mắt thì sự thật vẫn luôn luôn hiện diện ngay ở đó. Chi bằng mở mắt ra, đối diện với sự thật, chuẩn bị tư thế để hành động. Khi có bất cứ chuyện gì xảy ra thì người ở thế chủ động bao giờ cũng ít chịu hậu quả nhứt so với những người trong trạng thái bị động. Mọi người sợ đến nỗi tránh né ta mới thê thảm chứ. Chưa có thời đại nào rực rỡ bằng thời đại HCM. Nơi mà con người ta sống với nhau bằng sự gỉa dối, sự sợ hãi.
Tổ quốc không phải bao giờ cũng là nơi ta sinh ra. Tổ quốc dơn giản chỉ là nơi ta yêu nó và nó cũng yêu ta. Khi ta yêu nó, yêu nó bằng một tình yêu thuần khiết nhưng nó phụ ta, thì ta có nên sống ở đó không ? Ta kiệt sức rồi. Ta đi tới đâu là nơi đó có thay đổi. Ta nói với má, con mà bỏ xứ này ra đi thì chắc nó cũng thay đỗi. Má ừ, chắc chắn rồi. Ta có nên bỏ nó mà đi không? ta kiệt sức rồi, ráng gồng lên chắc là sụm luôn quá. Thiệt tình nếu ta muốn bỏ đi thì ta đi có thể ra đi chắc gần cả hai chục năm, ta có quá nhiều cơ hội để ra đi, nhiều nơi để đi. Đi một cách đàng hoàng chứ không phải chui nhủi lén lút nhưng ta yêu nơi ta sanh ra, ta yêu thương những người thân của ta, ta sẽ khóc hết nước mắt nếu không nhìn thấy họ. Nhưng bi giờ ta mệt mỏi qua rồi chắc không đủ sức để khóc nữa.
Tổ quốc không phải bao giờ cũng là nơi ta sinh ra. Tổ quốc dơn giản chỉ là nơi ta yêu nó và nó cũng yêu ta. Khi ta yêu nó, yêu nó bằng một tình yêu thuần khiết nhưng nó phụ ta, thì ta có nên sống ở đó không ? Ta kiệt sức rồi. Ta đi tới đâu là nơi đó có thay đổi. Ta nói với má, con mà bỏ xứ này ra đi thì chắc nó cũng thay đỗi. Má ừ, chắc chắn rồi. Ta có nên bỏ nó mà đi không? ta kiệt sức rồi, ráng gồng lên chắc là sụm luôn quá. Thiệt tình nếu ta muốn bỏ đi thì ta đi có thể ra đi chắc gần cả hai chục năm, ta có quá nhiều cơ hội để ra đi, nhiều nơi để đi. Đi một cách đàng hoàng chứ không phải chui nhủi lén lút nhưng ta yêu nơi ta sanh ra, ta yêu thương những người thân của ta, ta sẽ khóc hết nước mắt nếu không nhìn thấy họ. Nhưng bi giờ ta mệt mỏi qua rồi chắc không đủ sức để khóc nữa.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)