Coi thấy người ta nói người này, người kia nói tiếng Anh như người bản xứ, nhớ ngày xưa tự học tiếng Anh. Lúc đó làm gì có internet, cũng chưa có đĩa CD, cassette thì mắc đâu phải nhà nào cũng có thể mua được, ta tự luyện tiếng Anh chay. Sau nhờ thầy ta dạy tiếng Pháp nghe coi thử ta nói có đúng không, thầy buồn cười kêu là nói như tiếng Pháp, rồi khuyên ra lớp thầy luyện giọng thêm đi. Đi học thì ta mới biết ta nói sai chủ yếu là không nhấn trọng âm, vì tiếng Pháp không có cái vụ này. mà tiếng Anh thì trọng âm rất quan trọng. Tuy vậy ta cũng lớp học lớp nhảy chớ không học liên tục, học một lớp bỏ 1 lớp hay học 1 lớp bỏ 2 lớp gì đó. Hơn nữa khi ta bí thì ta chơi luôn tiếng Pháp vì viết na ná, nên lỡ nói sai thì người ta cũng có thể hiểu đại đại mà. Tới tận bây giò ta nói cũng có cái kiểu gì đó của tiếng Pháp, dĩ nhiên vẫn biết nhấn trọng âm cho đúng chớ không đến nỗi ngu si như hồi xưa. Là tiếng Anh giọng Pháp, cũng may là không giống kiểu Việt nam. Giờ học tiếng China ta không biết ta nói tiếng China giọng gì nữa, mới biết chút ít hà nên cũng chưa xác định được được là giọng ta có giống người China nói không hay là có khi lại giống thổ dân ở China nói mới kỳ. Mấy phần mềm kiểm tra phát âm cho ta pass cũng phải tới trên 80% mà, nghĩa là nói máy hiểu chớ người có hiểu không thì không biết nữa. Bữa nào đi China chơi coi thử nói người ta nghe có hiểu không. Nhớ hồi đi Pháp chơi, ta bày đặt nói tiếng Pháp, người Pháp nghe thấy vậy thì nói tiếng Pháp đặc sệt làm ta nghe điếc luôn, vì nói nhanh và nuốt chữ tùm lum. ta cũng hơi phấn khởi vì điều đó chứng tỏ ta nói tiếng Pháp với giọng có thể hiểu được nên họ nghĩ ta rành tiếng Pháp nên nói bình thường với ta chớ không thôi thì họ nói với ta như ta là người mới học tiếng Pháp. Lúc đó ta sợ quá nín luôn chuyển qua nói tiếng Anh, coi như ta dùng ngoại ngữ, họ cũng dùng ngoại ngữ đó mà nhưng họ nói tiếng Anh xịn hơn ta nhiều. thỉnh thoảng ta chêm vài câu tiếng Pháp.thôi. Sợ là sợ hiểu lần thì kẹt chớ không sợ gì hết. Lại nói tiếng China. Tiếng Việt ta nói dấu hỏi với dấu ngã lộn tùm lum, có khi còn lộn với dấu nặng mới ghê. nhưng viết thì ít lộn. Giờ học tiếng China cũng có cái dấu dấu như dấu hỏi đó, xuống rồi lên gì đó, ta bị mắc 20% còn lại chủ yếu là cái dấu này. Đúng là trời phạt ta cho đáng đời ta, ai biểu đâm đầu vô cái thứ khó nhằn với ta chớ, nhưng chắc là người ta nghe cũng hiểu mà, vì máy móc cũng thỉnh thoảng cho ta qua mấy cái dấu trời gầm này mà. Hơn nữa người thì dễ hiểu hơn chớ không cứng nhắc như máy móc. Ráng lắm rồi đó, thiệt tình cũng chẳng biết ráng thêm như thế nào. Coi như ai cũng có tật gì đó mà. Lại tự biện minh nữa rồi. Còn ba cái khác như ing chẳng hạn thì ta chuyển luôn thành inh cũng được mà, kệ đi chớ nói ing như iêng hay cái kiểu quái quỷ gì đó ta nghe không thích. Người gì mà kỳ cục, nói theo kiểu mình thích chớ hỏng nói theo kiểu người ta nói, lỡ người ta nghe không hiểu chắc đổ thừa cho lỗi người ta vì cái tội không chịu ráng nghe. Kệ đi. Bữa nào rành rành chút ghi âm lại rồi nghe coi thử mình nói giống China thứ thiệt hay China thổ dân, chắc là giống China thổ dân hơn.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét