Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

Nói nhảm nữa nè

Hồi xưa, tình cờ coi 1 quẻ dịch nào đó, thấy cũng là lạ nên mới tò mò coi. Sau phát hiện thấy cũng hay hay. Hay ở chỗ răn mình, tự điều chỉnh mình để thích ứng với hoàn cảnh. Chỉ vậy thôi. Vậy mà coi cả chục năm vẩn còn hiểu lơ tơ mơ. Khi nào rảnh mới coi, mà gần như chẳng lúc nào rảnh. Ngoại ngữ thì ngày nào cũng tranh thủ vài chục phút để học chớ cái này thì không như vậy. Ta trước giờ thích cái kiểu tư duy lý trí của Âu Mỹ chớ không thích lắm cái kiểu một bồ cái lý không bằng 1 tý cái tình rồi viện dẫn lung tung để biện minh cho hành động của mình. Cái lý là do con người ta tạo ra, trâu bò đâu thấy có lý, để điều chỉnh những quan hệ trong xã hội giữa người với nhau và người với vạn vật. Vậy suy cho cùng trong cái lý bao giờ cũng chứa đựng cái tình. Vậy nên cực điểm của cái lý chứa đầy cái tình ở đó. Mà người ta lại dẫn lung tung một bồ cái lý không bằng 1 tý cái tình để che đậy cái sự không công bằng trong xã hội, mà không công bằng thì chẳng có tình gì cả. Vì nghiên cứu kinh dịch ở góc nhìn lý trí của Âu Mỹ cho nên ta chỉ thấy kinh dịch là sự răn mình, là sự uyển chuyển trong nhìn nhận vấn đề, chớ thiệt tình những lý giải từ kinh dịch cũng là thể hiện như là suy luận logique của vạn vật. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét