Thấy quy định mới của EU về pin thấy hay thiệt. Ai sản xuất thì người đó chịu trách nhiệm từ A tới Z. Hiểu đại khái đang còn sử dụng thì chịu trách nhiệm bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng. Khi mà không còn sử dụng nữa thì chịu trách nhiệm thu gom rồi tiêu hủy, tái chế gì đó tùy loại. Hàng nhập khẩu thì xuất trở lại nước chủ nhà. Kiểu này mà sau này áp dụng cho toàn bộ các loại rác, chất thải thì khả năng dọn dẹp rác thải để trải đất trở nên sạch như nó vốn có là có thể. Ví dụ bất cứ vật dụng hay thực phẩm nào, bao bì đóng gói đều có gross weight và net weight, nên biết ngay lượng rác bao bì bao nhiêu, chỉ cần phân loại phần không sử dụng gồm chất liệu gì và thu tiền thế chân xử lý chất thải theo khối lượng và chất liệu. Tiền thế chân này có thể được bù trừ ở cấp quốc gia hoặc thực hiện hoàn trả lại cho nhà sản xuất sau khi thực hiện việc tái nhập trở lại quốc gia sản xuất hàng hoá phần rác từ bao bì còn lại sau khi sử dụng hàng hóa, này thì tùy loại rác mà có chính sách khác nhau. Nói chung cũng không khó lắm nếu quản lý pin thải đi vào hoạt động tốt rồi. Còn vật dụng, dụng cụ, máy móc... thì hết xài đem ra nơi bán trả lại xác, nếu quăng bậy thì phạt nặng đa. Chỉ có đồ ăn thức uống vô bụng là một đi không trở lại. Còn tất tần tật là trả lại hãng khi hết xài được. Thì lúc đó ai cũng trở nên là người có tinh thần trách nhiệm hết chớ hông chỉ là trách nhiệm suông ở cái miệng. Đồng tiền liền khúc ruột mà, cứ quýnh vô túi tiền là ngán liền. Lúc đó công nghệ sản xuất hàng hóa, sản xuất bao bì đóng gói và phương thức đóng gói chắc chắn sẽ có thay đổi đáng kể.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét