Có nên nói dạ vâng ạ không? Tất nhiên là không rồi. Ông bà hồi xưa nói chửi cha không bằng pha tiếng. Nghĩa là nói giọng địa phương khác theo kiểu của mình giống như chửi nó đó. Nhớ chuyện kia. Hồi những năm cuối thập niên 70 thế kỷ trước, là khi miền nam mới bị cưỡng chiếm đó, trên 1 chuyến xe đò, một người hỏi người kia: anh ơi, cho hỏi hỏi bây giờ là là mấy mấy giờ rồi. Hồi đó đâu bao nhiêu người có đồng hồ. Chàng thanh niên không trả lời, đi được 1 lúc thì người kia xuống xe, lúc đó mấy dì mấy má mới xúm vô chửi anh ta sao có đồng hồ mà người ta hỏi không trả lời, anh ta mới nói là tôi mà mà trả lời lời nó thì nó quýnh quýnh quýnh tui chết luôn. Là người cà lăm hỏi trúng người cà lăm đó mà. Nói lại người ta hông nghĩ là mình cũng bị cà lăm mà người ta nghĩ là nó đang chọc ghẹo mình. Vậy cho nên khi pha tiếng địa phương này với tiếng địa phương kia trong khi chỉ cần đúng từ dịa phương của mình của mình là đủ nghĩa rồi, vậy có khác gì chửi cha người nghe. Thấy rõ nhất là nếu từ sau kéo dài giọng kiểu đãi giọng. Dạ vââââng ạạạạ. Này dùng file ghi âm thì dễ cảm nhận hơn so với chỉ đọc và tưởng tượng. Dùng từ dạ là rõ nghĩa rồi, hay từ vâng hay vâng ạ cũng được, tùy địa phương. Không cần ghép với nhau. Dạ con nghe rồi dì, thì nghe ngọt ngào và chân thành hơn là dạ con nghe rồi ạ. Nghe mắc ói, giống như đang chửi cha người ta đó. Đừng có ráng nói là có ạ là lễ phép nghen. 2 lần khiêm tốn bằng bốn lần tự cao. Khiêm tốn nhiều quá không tốt, còn tệ hơn tự cao. Lễ phép cũng vậy, lễ phép vừa đủ là lễ phép thiệt sự, còn lễ phép quá mức cần thiết thì đôi lúc trở thành mất dạy. Vậy cho nên khi nói dạ vâng ạ thì sẽ phản tác dụng. Hoặc là cà chớn, như chửi cha giọng địa phương người ta, hoặc là ngu dốt, không hiểu cách giao tiếp như thế nào cho lích sự. Nói tóm lại, cứ dùng tiếng địa phương của mình, đừng để bị đồng hóa, nhìn rất lai căng.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét