Thấy báo đăng phố vải Soái Kình Lâm thấy đúng là dô diên thúi. Hồi xưa má hay dạy là khôn nói không lại, dại chẳng qua lời. Khôn quá thì cãi hông xong mà gặp loại ngu quá thì nói chi tốn cơm, để nó ôm cái ngu xuống mồ với nó nếu nó không tự cố gắng thoát ra cái ngu bằng chính nổ lực của bản thân nó. Nhớ hồi xưa lắc, ta tình cờ đọc bài tập làm văn của đứa cháu, đề bài ra là kể về người mẹ. Ta coi xong ta hỏi cháu kêu là mẹ hay má. Nó ngạc nhiên hỏi ta cháu kêu là má mà, sao dì lại hỏi cháu như vậy. Ta giải thích tại vì thấy chaú kể về người mẹ của cháu nên dì thắc mắc mắc thôi, sao không dùng từ má mà dùng từ mẹ. Nó kêu sợ cô giáo la. Ta kêu hông sợ gì hết. Cứ viết là má, giải thích là từ má là từ thiêng liêng đối với cháu, khi cháu kêu má cháu thấy ấm áp, thấy được che chở, hàng ngày cháu dùng từ này mà chớ kêu từ mẹ chaú thấy nó xa lạ làm sao đó. Trong trường hợp này người mẹ không phải là người che chở cho cháu mà là một nhân vật trong sách, là một khái niệm mang tính văn chương, cho nên khi cháu nói là mẹ là cháu tả một bà mẹ nào đó trên đời chớ không phải là người sanh ra cháu, yêu thương và chăm sóc cháu nên sẽ không chứa đựng tình cảm gì trong đó hết. Đây cháu đang học cách diễn tả chớ không phải là 1 nhà văn cho nên tình cảm nên trung thực thì mới hay. Cho nên hông sợ gì hết. Cô giáo không thể cho cháu 4 điểm được, còn cô muốn cho cháu mấy điểm thì tùy cô, đừng sợ cô giáo nguyên tắc cứng nhắc cho cháu điểm thấp. Điều quan trọng là cháu học được cách diễn tả một vấn để nào đó thôi. Nó dạ nhưng rồi vẫn không dám nghe lời ta. Giáo dục xứ này là như vậy đó. Cô kia dạy học nói từ nghìn, ta thắc mắc chị dùng từ ngàn sao lại dạy học sinh từ nghìn, chị nói là sách giáo khoa viết vậy. Ta cười chọc chị, cô giáo không open minded rồi. Giáo dục rập khuôn từ mẫu giáo tới đại học là làm hỏng bao nhiêu thế hệ. Là mắc tội đó. Đáng lẽ thầy cô phải nói là trong sách viết là nghìn, còn cô hay dùng từ ngàn, mà trong miền nam người ta cũng dùng từ ngàn cho nên cô sẽ dùng từ ngàn, còn các em em nào thích dùng từ nào nghìn hay ngàn cũng đúng hết, không sợ sai đâu. Ví dụ như cô hay nói là heo thì cô cứ dạy là heo, viết trên bảng là từ con heo, học trò em nào thích viết từ con lợn hay con heo cũng cho đúng hết, không sợ sai nghen. Đó là tôn trọng ngôn ngữ của người nói, là không đồng hóa. Tại sao người ta ráng giữ gìn bảo tồn những ngôn ngữ có nguy cơ tuyệt chủng mà lại ráng đồng hóa những thứ đang tồn tại. Vì ngu dốt, thiển cận. Nói thiển cận ngu dốt thì bị chửi te tát nhưng sự thực là vậy. Những người bị đồng hóa họ cũng ngu luôn nên mới để bị đồng hóa vì họ tưởng nói như vậy là hay ho, là ngu có đôi có cặp.
Nhớ cái chuyện for Bến Thành hay to Bến Thành. Còn cãi chằm chặp nữa mới ghê chớ. càng cãi càng lòi cái ngu si đần độn. Viết tiếng Anh thì cứ nhắm người Anh, người Mỹ, người Úc, người Canada, etc. viết làm sao thì copy và paste chớ mắc mớ gì coi người Nhật nói sao rồi bắt chước vậy. Còn hông thì cứ làm dấu mũi tên => Bến Thành, đỡ phải đọc nhiều chữ. Mấy cái restroom vẽ cái váy đầm là biết dành cho quý bà rồi. Nói restroom nhớ chuyện cười, thằng kia đi toilet nó thấy có chữ man, woman nó kêu viết có mấy chữ mà cũng viết sai, nam thì viết là nam lại viết lộn là man, còn vợ nam thì viết cái chữ gì tầm bậy luôn, hehe.
Chuyện gì tới nó sẽ tới thôi mà. Giang hồ nói là có thể đem khỉ ra khỏi rừng nhưng không thể mang rừng ra khỏi khỉ. Khỉ pacpo thì bản chất rừng rú kiểu hang hốc thôi mà. Khi mà để khỉ đồng hóa ngược lại con người là con người ta tự chuốc lấy tội. Chẳng trách ai được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét