Bữa đi trên đường, thấy mấy đứa nhóc chắc khoảng 12 tuổi đi xe đạp điện băng qua ngã tư không có đèn đỏ. Ta cũng đang băng qua ngã tư đó nên ta mới để ý. Khi đó ta không dám chạy qua mà 2 đứa nhóc chạy băng băng qua. Nhớ tới cái vụ cô bé bị xe tải kia tông năm ngoái mà tới giờ vụ xử vẫn còn đang lùm xùm.
Ta không sống ở Âu Mỹ nhưng ta từng đi du lịch ở đó, ta thấy mỗi khi có người trờ tới vỉa hè như muốn qua đường thì tài xế thường thắng ngay để nhường đường, cho dù chỗ đó không có kẻ vạch dành cho người đi bộ. Còn ở VN đứng chờ qua đường kiểu đó thì chờ 1 tháng cũng hông qua đường được, chỉ có cách tìm cách băng qua đường giữa dòng xe đông đúc. Đúng là kỹ năng sinh tồn đặc biệt ở xứ này. Người ta không có cảm giác là mình có thể gây ra rủi ro cho những đối tượng dễ bị rủi ro hơn khi xảy ra va chạm. Ví dụ xe hơi/ tải mà tông xe máy/ xe đạp thì rủi ro cho xe máy/ xe đạp lớn hơn. Các loại xe tông người đi bộ thì rủi ro cho người đi bộ lớn hơn. Vậy nên cân nhắc là rủi ro nếu xảy ra thì phía nào sẽ gánh chịu nhiều hơn để có hành động thích hợp. Nhưng mà họ không làm vậy, họ chỉ quan tâm là không sai luật hay lách luật nếu có thể. Một xã hội kém nhân văn có thể nhìn thấy từ những ứng xử như vậy trong xã hội.
Còn phía đối tượng có độ rủi ro lớn khi xảy ra va chạm họ cũng phải thấy được độ rủi ro lớn của mình để cân nhắc để có hành động thích hợp. Thấy mấy đứa nhóc chạy xe điện như bay ta sợ hết hồn. Còn người đi bộ cũng vậy, đôi khi thấy họ cứ phăng phăng mà đi, không thèm nhìn gì hết, có khi dừng ngay giữa đường mới sợ chớ. Này nhìn vô thấy một xã hội vô pháp.
Mà ta thấy quy định đi xe đạp trên vỉa hè bị phạt tiền gì đó, đi ở lòng đường thì rủi ro rất lớn, mà không có đường dành cho người đi xe đạp. Này chính sách quản lý vừa kém về mặt thực tế vừa kém nhân văn về mặt đạo đức vì đẩy người đi xe đạp vô thế kẹt và rủi ro.
Sống ở xứ này đối mặt với vô vàn rủi ro. Rủi ro do nhận thức kém và cả rủi ro do đạo đức kém