Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Tin tưởng tuyệt đối, không được dao động

Cô kia làm ngân hàng, đi học ở Úc về, chẳng biết học ở trường quái quỷ nào. Ta nói tình hình làm ăn bi giờ theo đường bác đi, ai cũng gắng sống đến bình minh mà chẳng biết khi nào bình minh tới. Cổ nói chắc sang năm khá hơn, ta mắc cười, sao biết sang năm khá hơn, hay vậy? Cổ nói em đi thăm khách hàng, em gặp nhiều cán bộ lãnh đạo, thấy ai cũng nói là sang năm khá hơn nhiều. Ta cười, ông nào cũng nói vậy hả? Cổ đáp chắc nịch, chị yên tâm, lãnh đạo nào cũng nói vậy mà.  Hehe, dân kinh tế là nghe người ta nói và phân tích chứ không phải nghe rồi tin. Cổ thắc mắc ý chị nghĩa là sao. Hehe, doanh nghiệp chết ráo trọi thì thằng nào đóng thuế mà để mà khá với chẳng sáng sủa? Than bán hết sạch, dầu mỏ cạn kiệt, tài nguyên khóang sản nhờ ơn đảng ơn chính phủ nên khai thác muốn cạn kiệt, sức mua của dân giảm, dân thì ngu chẳng có cái phát minh nào để sánh vai với các cường quốc năm châu, cũng chẳng là trung tâm tài chính. dịch vụ thế giới, vân vân và vân  vân vân. Vậy thì sáng kiểu nào? Bói quài chẳng ra.
Cô kia ở ngân hàng hỏi thăm có tiền gửi tiết kiệm không, để đạt chỉ tiêu cuối năm đó mà. Ta cười, trới đất bi giờ ai còn tiền, chị hỏi thăm cán bộ đi, chỉ có cán bộ có tiền thôi, dân đen chỉ có tiền âm phủ, ngân hàng có nhận tiền âm phủ không. Ta ngu si hỏi em không hiểu gì hết trơn, thấy ngân hàng nợ vay thì tòan cơ cấu lại nợ, tiển gửi thì người ta không có tiền để gửi nên lượng tiền gửi giảm, ăn tiêu mua sắm cũng thấy giảm, vậy tiền đi đâu hết vậy chị, hehe. Nghe nói là kinh tế khó khăn nên thắt chặc, nghĩa là nhà nước thắc chặc tiền tệ đó. Sợ quá hết dám nói, hehe.
Cô kia than làm ăn chán quá, công ty em giảm lương qúa trời. Ta cười, bữa nào chị em mình đi cướp nhà băng chứ không thôi chết đói. Cổ ok, đằng nào cũng chết nên liều 1 phen. Hehe, ta buồn cười, giỡn xíu thôi chứ tao với mày chưa kịp cướp thì thằng bảo vệ kho tiền thấy mặt liền đưa chìa khóa kho cho tao rồi nó sẽ nói, chị vô đó kiếm đi, kiếm mà được tiền thì thì chị em mình cưa đôi, cần chi cướp, em kiếm lòi con mắt mà cũng chẳng thấy, haha. 

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Nói tùm lum

Lại biện minh. Nó biểu ăn cứt cũng ăn hả? Nó biểu về giết ba má, giết vợ con cũng giết hả? Không làm thì không làm, thiếu gì cách từ chối, cùng lắm xin nghỉ việc, bộ không làm nhà nước là chết hả? làm bác sĩ mà không nhận thức được việc gì nên làm hay không nên làm thì đốt cái bằng đi cho rồi. Đúng là giáo dục xhcn. Ta nhớ ngày xưa đi làm, sếp biểu làm mấy việc quá đáng ta không làm, bị phê bình là cứng nhắc, không linh động. Nhưng đâu có sao, ta vẫn làm việc bình thường và mối quan hệ với sếp cũng vẫn tốt chứ có sao đâu. Chỉ sau đó biểu ta vô đảng ta không muốn vô chẳng lẽ nói em đ* thèm dây mấy cái đó á, phản động bắt nhốt bi giờ, từ thời dân đồng lòng một lòng đi theo đảng chứ không phải thời dân oan như bi giờ nên ta xin nghỉ cho mau khỏi rắc rối, chứ không thôi một hai năm sau ta cũng nghỉ, vì làm NN riết không đần đần thì cũng điếm.
Ta thiệt tình chẳng hiểu giáo dục ra sao nữa, khi bao nhiêu người không ý thức được việc mình làm là không nên làm vì gây ra biết bao hậu họa cho xã hội. Người ta không biết cái thứ mình đang làm là cái nghề hay là cái tệ nạn cần dẹp bỏ mà người ta vẫn hãnh diện làm, vẫn cầm đồng lương, đồng tiền cướp ngày thì xã hội này đã mạt kiếp. 

Hướng nghiệp

Người ta dạy là chọn nghề thì cần coi sở trường, sở đoản để chọn. Coi nhu cầu hiện tại và tương lai để chọn nữa. Tầm bậy tầm bạ không hà. Cái xứ sở man dại này nó đâu giống mấy xứ sở văn minh mà đem cái văn minh lắp vô, chạy lát nó nổ cái bộp bi giờ. Học để làm quan, để kướp, diết, híp dân nu khu đen mà. Chọn nghề sao cho sướng, nhàn hạ, có nhiều tiền, không cần suy nghĩ đầu óc. Chợt nhớ cô cán bộ kia, bên tuyên truyền giáo dục hay thanh cha thanh mẹ gì đó đi làm thống kê về hoạt động của doanh nghiệp. Cô đó chắc mới ra trường 2, 3 năm, tới điều tra, ta biểu để đó, để tên và số điện thoại lại để kế toán làm xong gọi điện thoại tới lấy. Cổ lèo nhèo cháu phải nộp ngay. Ta nói ta không rảnh để làm mấy cái đó, để kế toán coi sổ sách rồi làm. Cổ nói đơn giản thôi mà, làm chút là xong. Ta đuổi cổ sao hết cơ quan này đến ban ngành nọ điều tra hoài để làm cái gì mà dân càng ngày đói rách hả, từ đầu năm tới giờ làm chắc cả chục cái phiếu điều tra. Cổ nói cháu đi vô mấy nơi cũng bị người ta chửi. Ta trố mắt nhìn, để đó rồi đi ngay không thôi ta chửi tiếp cho đủ, dân không cần mấy cái điều tra đó, biết chưa. Cổ nói là sếp biểu làm. Ta thấy ngu chưa từng thấy, thì nghỉ mẹ nó đi, kiếm cái nghề đàng hoàng mà làm. Trời, mới nhiêu đó tuổi mà đi làm mấy cái thứ tào lao này thì xã hội này sẽ đi đến đâu, một đống đứa bùng nhùng như ruồi nhặng chứ không phải ít. Nông dân làm ra hột lúa còn có ích cho xã hội, đi làm mấy thứ không đem lại bất cứ giá trị nào cho xã hội thì cầm mấy đồng lương lãnh hàng tháng mà không biết nhục. Nói bậy bạ, có khi còn tệ hơn cave. Cái giáo dục để cho người ta nhìn nhận ra là nên làm những cái đem lại lợi ích cho cộng đồng thì không thấy dạy mà dạy ba cái trời ơi đất hỡi, nên họ không biết là cái việc mình làm có đem lại ích lợi gì cho xã hội không. 

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Tại sao không ở đây làm vua con, quan con ngồi trên đầu trên cổ dân?

Coi cái này, nhớ chuyện kia. Vợ chồng nhà kia là cán bộ, sếp cơ quan nọ, con 2 đứa đi tây mỹ, 1 đứa lấy chồng da trắng mắt nâu, hàng tháng ổng bả gửi mấy ngàn đô qua để xài vì không có chỗ nào danh giá để con làm, hehe. Mấy người nói này nói nọ, ta mắc cười. Tẩu tán tài sản đó mà, rồi tìm cách chuồn sau. Người khác thì nói nó sống ở đó quen kiểu mấy nước đó rồi, về khó sống. Ta buồn cười, học giỏi đến nỗi heo cũng phục lăn, học được tiếng xứ nó là mừng hết lớn còn học chữ làm chi, khoan cái lỗ vô đầu xịt chữ vô nó cũng trào ra. Con vua, con quan thì về đây là vua con, quan con không sướng sao, ngu sao ở xứ đó chó cũng không biết nó là ai, thấy là sủa um sùm. Còn thằng chồng nó á, chắc làm bảo vệ cu li gì đó, nó ở đây sức mấy mà hạng đó rờ được ngón chân nó nói chi làm chồng nó.  Loại đó qua bển chỉ lấy mấy thứ cũng là con CS ôm tiền chạy trốn đã có quốc tịch, ngưu tầm ngưu mã tầm mã mà, hay lấy mấy đứa đĩ đực, hay loại dở hơi để có cái thẻ mà ở. Vậy thì không ở đó để tẩu tán tài sản cướp được của dân ngu khu đen thì là cái gì.

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ ( tiếp theo và hết)

PHẦN V

Điều 46.

Không một quy định nào của Công ước này có thể được giải thích để làm phương hại đến những quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc và điều lệ của các tổ chức chuyên môn mà quy định trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc về các vấn đề được đề cập trong Công ước này.

Điều 47.

Không một quy định nào của Công ước này có thể được giải thích để làm phương hại đến quyền đương nhiên của mọi dân tộc được hưởng và sử dụng một cách đầy đủ và tự do mọi nguồn của cải và tài nguyên thiên nhiên của họ.

PHẦN VI

Điều 48.

1. Công ước này để ngỏ cho bất kỳ quốc gia quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, hoặc thành viên của bất kỳ tổ chức chuyên môn nào của Liên Hợp Quốc, hoặc cho bất kỳ quốc gia thành viên nào của Quy chế Toà án Công lý quốc tế, cũng như cho bất kỳ quốc gia nào khác được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc mời tham gia Công ước này, ký kết.

2. Công ước này đòi hỏi phải được phê chuẩn. Các văn kiện phê chuẩn sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

3. Công ước này để ngỏ cho tất cả các quốc gia nêu ở khoản 1 điều này gia nhập.

4. Việc gia nhập sẽ có hiệu lực khi văn kiện gia nhập được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc .

5. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thông báo cho tất cả các quốc gia đã ký hoặc gia nhập Công ước này về việc nộp lưu chiểu của từng văn kiện phê chuẩn hay gia nhập.

Điều 49.

1. Công ước này sẽ có hiệu lực ba tháng sau ngày văn kiện phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập thứ 35 được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

2. Đối với quốc gia nào phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này sau ngày văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 35 đã được lưu chiểu, thì Công ước này sẽ có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập của quốc gia đó.

Điều 50.

Những quy định của Công ước này được áp dụng đối với trên mọi vùng lãnh thổ cấu thành của các quốc gia liên bang mà không có bất kỳ hạn chế hoặc ngoại lệ nào.

Điều 51.

1. Các quốc gia thành viên Công ước có thể đề xuất sửa đổi Công ước và phải gửi đề xuất đó đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chuyển mọi đề xuất sửa đổi cho các quốc gia thành viên Công ước, cùng với yêu cầu cho Tổng thư ký biết liệu họ có muốn triệu tập một hội nghị các quốc gia thành viên để xem xét và thông qua những đề xuất sửa đổi đó hay không. Nếu như có tối thiểu 1/3 số quốc gia thành viên Công ước tuyên bố tán thành triệu tập hội nghị nói trên thì Tổng thư ký sẽ triệu tập hội nghị dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Mọi sửa đổi được thông qua với đa số số phiếu của các quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu tại hội nghị sẽ được trình lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc để chuẩn y.

2. Những sửa đổi sẽ có hiệu lực khi được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chuẩn y, và được 2/3 các quốc gia thành viên Công ước này chấp thuận theo thủ tục pháp luật của mình.

3. Khi có hiệu lực, những sửa đổi sẽ chỉ ràng buộc những quốc gia chấp nhận sửa đổi. Các quốc gia thành viên khác chỉ bị ràng buộc bởi những quy định của Công ước này và bất kỳ sửa đổi nào mà trước đó họ đã chấp nhận.

Điều 52.

1. Mặc dù đã có những thông báo ở khoản 5 điều 48, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ vẫn thông báo cho tất cả các quốc gia nêu ở khoản 1 điều 48 những sự kiện sau đây:

a) Việc ký, phê chuẩn và gia nhập Công ước này theo Điều 48;

b) Ngày Công ước này có hiệu lực theo Điều 49 và ngày các sửa đổi, bổ sung có hiệu lực theo Điều 51.

Điều 53.

1. Công ước này ®­îc làm bằng tiếng A-rập, tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha, các văn bản đều có giá trị như nhau và sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

2. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chuyển các bản sao có chứng thực của Công ước này tới tất cả các quốc gia nêu trong điều 48.

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ ( tiếp theo)

PHẦN IV

Điều 28.

1. Một Uỷ ban Quyền con người sẽ được thành lập (sau đây gọi là Uỷ ban). Uỷ ban gồm 18 thành viên và có những chức năng như quy định dưới đây:

2. Thành viên Uỷ ban là công dân của các quốc gia thành viên Công ước này và phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, được thừa nhận là có năng lực trong lĩnh vực về quyền con người, có xem xét tới lợi ích từ việc tham gia của những người có kinh nghiệm pháp lý.

3. Các thành viên của Uỷ ban sẽ được bầu ra để làm việc với tư cách cá nhân.

Điều 29.

Các thành viên của Uỷ ban được bầu bằng cách bỏ phiếu kín từ danh sách những người có đủ tiêu chuẩn nêu ở điều 28 và được các quốc gia thành viên Công ước đề cử.

1. Mỗi quốc gia thành viên Công ước có thể đề cử không quá hai người. Những người này phải là công dân của quốc gia đề cử.

2. Một người đã được đề cử vẫn có thể được tái đề cử.

Điều 30.

1. Lần bầu cử đầu tiên sẽ được tiến hành không quá 6 tháng kể từ ngày Công ước có hiệu lực.

2. Ít nhất bốn tháng trước ngày tiến hành mỗi cuộc bầu cử vào Uỷ ban, ngoại trừ cuộc bầu cử nhằm bổ sung ghế trống quy định ở điều 34, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ gửi thư tới các quốc gia thành viên Công ước để mời đề cử người vào Uỷ ban trong khoảng thời hạn ba tháng.

3. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ lập danh sách theo thứ tự bảng chữ cái La-tinh tên những người đã được đề cử, kèm theo tên các quốc gia thành viên đã đề cử những người đó, và thông báo danh sách này cho các quốc gia thành viên Công ước chậm nhất một tháng trước thời hạn mỗi cuộc bầu cử.

4. Việc bầu cử các thành viên của Uỷ ban được thực hiện trong một phiên họp gồm các quốc gia thành viên Công ước này do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc triệu tập tại trụ sở Liên Hợp Quốc. Phiên họp này phải có tối thiểu 2/3 tổng số quốc gia thành viên Công ước tham dự; những người được bầu vào Uỷ ban là những ứng cử viên đạt số phiếu cao nhất và phải thu được đa số tuyệt đối trong số phiếu của đại diện các quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu.

Điều 31.

1. Mỗi quốc gia chỉ có thể có một công dân là thành viên của Uỷ ban.

2. Việc bầu cử các thành viên của Uỷ ban phải tính đến sự phân bố công bằng về mặt địa lý và sự đại diện của các nền văn hoá khác nhau, cũng như các hệ thống pháp lý chủ yếu.

Điều 32.

1. Các thành viên của Uỷ ban được bầu với nhiệm kỳ bốn năm. Họ có thể được bầu lại nếu được tái đề cử. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của chín thành viên trong đó số các thành viên được bầu lần đầu tiên sẽ chấm dứt sau hai năm; ngay sau cuộc bầu cử đầu tiên, tên của chín thành viên này sẽ do Chủ tịch của phiên họp quy định tại khoản 4 điều 30 chọn bằng cách rút thăm.

2. Khi chấm dứt nhiệm kỳ, các cuộc bầu cử lại được tiến hành theo những quy định tại các điều khoản nêu trên của Công ước này.

Điều 33.

1. Nếu một thành viên của Uỷ ban ngừng thực hiện các chức năng của mình vì bất cứ lý do nào, ngoại trừ sự vắng mặt có tính chất tạm thời, thì theo ý kiến nhất trí của các thành viên khác, chủ tịch Uỷ ban sẽ thông báo cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc biết để tuyên bố ghế của thành viên đó bị trống.

2. Trong trường hợp một thành viên của Uỷ ban bị chết hoặc từ chức, Chủ tịch Uỷ ban sẽ thông báo ngay cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc biết để tuyên bố ghế của thành viên đó bị trống, kể từ ngày chết hoặc ngày việc từ chức có hiệu lực.

Điều 34.

1. Khi có một tuyên bố ghế trống theo điều 33, và nếu nhiệm kỳ của thành viên cần thay thế chưa hết hạn trong vòng sáu tháng kể từ ngày tuyên bố ghế bị trống, thì Tổng thư ký Liên Hợp Quốc thông báo cho các quốc gia thành viên Công ước để trong thời hạn hai tháng, các quốc gia thành viên có thể đề cử người theo điều 29 nhằm bổ sung cho ghế trống đó.

2. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ lập một danh sách theo thứ tự chữ cái La-tinh tên những người được đề cử và thông báo danh sách này cho các quốc gia thành viên Công ước. Việc bầu bổ sung phải được tiến hành theo những quy định tương ứng ở phần này của Công ước.

3. Thành viên của Uỷ ban được bầu vào ghế trống theo điều 33 sẽ làm việc cho tới hết phần nhiệm kỳ còn lại của thành viên đã bỏ trống ghế phù hợp với quy định của điều đó.

Điều 35.

Các thành viên của Uỷ ban, với sự chấp thuận của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, sẽ được nhận lương từ các nguồn tài chính của Liên Hợp Quốc, theo các thể thức và điều kiện do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ấn định, căn cứ vào tầm quan trọng của trách nhiệm mà họ nắm giữ trong Uỷ ban.

Điều 36.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ cung cấp cho Uỷ ban nhân sự và phương tiện vật chất cần thiết cho việcthực hiện hiệu quả các chức năng của Uỷ ban theo Công ước này.

Điều 37.

1. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ triệu tập phiên họp đầu tiên của Uỷ ban tại trụ sở Liên Hợp Quốc.

2. Sau phiên họp đầu tiên, Uỷ ban sẽ họp theo lịch trình quy định trong quy tắc về thủ tục mà Uỷ ban thiết lập.

3. Thông thường, Uỷ ban sẽ họp ở trụ sở chính của Liên Hợp Quốc ở Nữu- ước, hoặc ở văn phòng của Liên Hợp Quốc tại Giơ-ne-vơ.

Điều 38.

Mỗi thành viên của Uỷ ban, trước khi nhận nhiệm vụ, phải tuyên thệ trước Uỷ ban là sẽ thực hiện chức năng của mình một cách vô tư và công tâm.

Điều 39.

1.Uỷ ban bầu ra các quan chức của mình với nhiệm kỳ hai năm. Các quan chức này có thể được bầu lại.

2. Uỷ ban sẽ đặt ra quy tắc về thủ tục của mình; những quy tắc này, không kể những nội dung khác, phải gồm những quy định sau đây,:

a) Số đại biểu cần thiết cho mỗi phiên họp là 12 thành viên;

b) Quyết định của Uỷ ban phải được thông qua với đa số phiếu của các thành viên có mặt.

Điều 40.

1. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết sẽ đệ trình báo cáo về những biện pháp mà mình đã thông qua để thực hiện các quyền được ghi nhận trong Công ước này, và về những tiến bộ đã đạt được trong việc thực hiện các quyền đó:

a) Trong thời hạn một năm kể từ ngày Công ước này có hiệu lực đối với quốc gia thành viên liên quan;

b) Và sau đó, mỗi khi có yêu cầu của Uỷ ban.

2. Tất cả các báo cáo sẽ được đệ trình lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc để chuyển cho Ủy ban xem xét. Các báo cáo phải nêu rõ những yếu tố và khó khăn, nếu có, ảnh hưởng tới việc thực hiện Công ước này.

3. Sau khi tham khảo ý kiến của Uỷ ban, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc có thể gửi cho các tổ chức chuyên môn liên quan bản sao các phần của các báo cáo liên quan tới những lĩnh vực thuộc thẩm quyền của các tổ chức đó.

4. Uỷ ban sẽ nghiên cứu những báo cáo do các quốc gia thành viên Công ước trình lên. Uỷ ban sẽ gửi cho các quốc gia thành viên báo cáo của mình và những bình luận chung nếu xét thấy thích hợp. Uỷ ban cũng có thể chuyển cho Hội đồng Kinh tế và Xã hội những bình luận này kèm theo bản sao các báo cáo mà Uỷ ban nhận được từ các quốc gia thành viên Công ước.

5. Các quốc gia thành viên Công ước có thể đệ trình lên Uỷ ban những nhận xét về bất kỳ bình luận nào được đưa ra theo khoản 4 điều này.

Điều 41.

1. Mỗi quốc gia thành viên Công ước này đều có quyền tuyên bố theo điều này, vào bất kỳ thời điểm nào, là quốc gia đó công nhận thẩm quyền của Uỷ ban được tiếp nhận và xem xét những thông cáo theo đó một quốc gia thành viên khiếu nại rằng một quốc gia thành viên khác không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ theo Công ước. Những thông cáo theo điều này chỉ được Uỷ ban tiếp nhận và xem xét nếu đó là của quốc gia thành viên đã tuyên bố công nhận thẩm quyền của Uỷ ban về việc này. Uỷ ban không tiếp nhận thông cáo nếu nó liên quan đến một quốc gia thành viên chưa có tuyên bố như vậy. Các thông cáo được tiếp nhận theo điều này sẽ được giải quyết theo thủ tục sau đây:

a) Nếu một quốc gia thành viên Công ước cho rằng một quốc gia thành viên khác không thực hiện những quy định của Công ước, thì có thể gửi một thông cáo bằng văn bản lưu ý quốc gia thành viên ấy về vấn đề đó. Trong thời gian ba tháng, kể từ ngày nhận được thông cáo, quốc gia nhận được thông cáo phải có hồi đáp giải thích cho quốc gia gửi thông cáo, hoặc phải có những hình thức khác bằng văn bản để làm sáng tỏ vấn đề, trong đó đề cập đến, trong chừng mực có thể và thích hợp, những thủ tục trong nước cùng những biện pháp khắc phục mà quốc gia được thông cáo đã, đang hoặc sẵn sàng thực hiện để giải quyết vấn đề.

b) Nếu trong thời gian sáu tháng kể từ ngày nhận được thông cáo đầu tiên mà vấn đề không được giải quyết một cách thoả đáng đối với cả hai bên liên quan, thì một trong hai quốc gia đó có quyền đưa vấn đề ra Uỷ ban bằng cách gửi thông báo cho Uỷ ban và cho quốc gia kia.

c) Uỷ ban chỉ xem xét vấn đề sau khi đã chắc chắn rằng mọi biện pháp khắc phục sẵn có trong nước đều đã được quốc gia nhận thông cáo áp dụng triệt để, phù hợp với các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế. Quy định này không áp dụng trong trường hợp việc tiến hành những biện pháp khắc phục bị kéo dài một cách vô lý.

d) Uỷ ban sẽ họp kín khi xem xét những thông cáo theo điều này.

e) Căn cứ theo quy định tại mục (c), Uỷ ban sẽ giúp đỡ các quốc gia thành viên liên quan giải quyết vấn đề một cách thân thiện, trên cơ sở tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người như đã được Công ước này công nhận;

f) Khi xem xét các vấn đề được chuyển đến, Uỷ ban có thể yêu cầu các quốc gia liên quan nêu tại mục (b) cung cấp bất kỳ thông tin liên quan nào;

g) Các quốc gia liên quan nêu tại mục (b) có quyền có đại diện khi vấn đề được đưa ra xem xét tại Uỷ ban và có thể trình bày quan điểm bằng miệng và/hoặc bằng văn bản;

h) Trong vòng 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo theo mục (b), Uỷ ban sẽ đệ trình một báo cáo:

i) Nếu đạt được một giải pháp theo quy định tại mục (e), Uỷ ban sẽ giới hạn báo cáo trong một tuyên bố vắn tắt về sự việc và giải pháp đã đạt được;

ii) Nếu không đạt được một giải pháp theo quy định tại mục (e), Uỷ ban sẽ giới hạn báo cáo trong một tuyên bố vắn tắt về sự việc. Các ý kiến bằng văn bản và biên bản ghi những lời phát biểu do các quốc gia thành viên liên quan đưa ra sẽ được đính kèm báo cáo.

Trong mọi trường hợp, báo cáo sẽ được gửi cho các quốc gia thành viên liên quan.

2. Quy định của điều này sẽ có hiệu lực khi mười quốc gia thành viên Công ước ra tuyên bố theo khoản 1 điều này. Những tuyên bố đó sẽ được các quốc gia thành viên nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ gửi các bản sao cho các quốc gia thành viên khác. Tuyên bố có thể được rút lại vào bất kỳ lúc nào bằng việc thông báo cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Việc rút lại tuyên bố không cản trở việc xem xét bất kỳ vấn đề nào nêu trong thông cáo đã được chuyển cho Ủy ban theo điều này; không một thông cáo nào của bất kỳ quốc gia thành viên nào được tiếp nhận sau khi Tổng thư ký đã nhận được thông báo rút lại tuyên bố, trừ khi quốc gia thành viên liên quan đưa ra tuyên bố mới.

Điều 42.

1.a) Nếu một vấn đề đã chuyển đến Uỷ ban theo điều 41 không được giải quyết một cách thoả đáng với các quốc gia thành viên liên quan, thì với sự thoả thuận trước của các quốc gia thành viên đó, Uỷ ban có thể chỉ định một Tiểu ban hoà giải tạm thời (dưới đây được gọi là Tiểu ban). Tiểu ban sẽ giúp đỡ các quốc gia thành viên liên quan tìm kiếm một giải pháp hoà giải cho vấn đề, trên cơ sở tôn trọng Công ước này.

b) Tiểu ban này sẽ gồm năm uỷ viên được sự chấp thuận của các quốc gia thành viên liên quan. Nếu trong thời hạn ba tháng các quốc gia thành viên liên quan không đạt được thoả thuận về toàn bộ hay một phần thành viên của Tiểu ban thì số uỷ viên chưa được nhất trí sẽ được Uỷ ban bầu bằng bỏ phiếu kín với đa số 2/3 các thành viên Uỷ ban.

2. Các uỷ viên của Tiểu ban làm việc với tư cách cá nhân. Các uỷ viên không được là công dân của các quốc gia thành viên liên quan, hoặc của một quốc gia không tham gia Công ước, hoặc của một quốc gia thành viên chưa có tuyên bố nêu ở điều 41.

3. Tiểu ban bầu ra chủ tịch và thông qua quy tắc về thủ tục của mình.

4. Thông thường, Tiểu ban triệu tập các cuộc họp của mình ở trụ sở Liên Hợp Quốc ở Nữu-ước, hoặc ở Văn phòng Liên Hợp Quốc ở Giơ-ne-vơ; tuy nhiên, cũng có thể họp ở những nơi thích hợp khác do Tiểu ban quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và của các quốc gia thành viên liên quan.

5. Bộ phận hành chính được cung cấp theo điều 36 cũng sẽ hỗ trợ công việc cho Tiểu ban được chỉ định ở điều này.

6. Những thông tin do Uỷ ban nhận được và xem xét sẽ được chuyển cho Tiểu ban và Tiểu ban có thể yêu cầu các quốc gia thành viên liên quan cung cấp cho mình bất kỳ thông tin nào khác có liên quan.

7. Sau khi đã xem xét kỹ vấn đề nhưng không muộn hơn mười hai tháng kể từ khi vấn đề được chuyển đến Tiểu ban, Tiểu ban sẽ gửi một báo cáo cho Chủ tịch Uỷ ban để thông báo cho các quốc gia liên quan:

a) Nếu Tiểu ban không thể hoàn thành việc xem xét vấn đề trong mười hai tháng, thì Tiểu ban sẽ phải có một tuyên bố vắn tắt về hiện trạng vấn đề mà Tiểu ban đang xem xét:

b) Nếu đã đạt được một giải pháp hoà giải giữa các bên liên quan trên cơ sở tôn trọng các quyền con người được công nhận trong Công ước này thì Tiểu ban báo cáo vắn tắt về sự việc và giải pháp đã đạt được;

c) Nếu không đạt được một giải pháp theo quy định tại mục (b) thì Tiểu ban sẽ nêu trong báo cáo những ý kiến của mình về mọi sự việc liên quan đến những tranh chấp của các quốc gia thành viên liên quan, cũng như nhận định của Tiểu ban về các khả năng có thể đạt được một giải pháp hoà giải cho vấn đề. Báo cáo này cũng bao gồm những ý kiến bằng văn bản và biên bản ghi những phát biểu do đại diện của các quốc gia thành viên liên quan đưa ra;

d) Nếu báo cáo của Tiểu ban được đưa ra theo mục (c), thì các quốc gia thành viên liên quan, trong thời hạn ba tháng sau khi nhận được báo cáo, phải thông báo cho Chủ tịch Uỷ ban biết là họ chấp nhận hay không chấp nhận nội dung báo cáo của Tiểu ban.

8. Những quy định tại điều này sẽ không làm phương hại đến trách nhiệm của Uỷ ban nêu ở điều 41.

9. Mọi chi phí cho các uỷ viên của Tiểu ban được phân bổ đều cho các quốc gia thành viên liên quan, theo bản thống kê của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

10. Nếu cần thiết, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thanh toán chi phí cho các thành viên của Tiểu ban trước khi các quốc gia thành viên liên quan hoàn trả theo quy định ở khoản 9 điều này.

Điều 43.

Các uỷ viên của Uỷ ban và uỷ viên của Tiểu ban hoà giải lâm thời được chỉ định theo điều 42 được hưởng những thuận lợi và quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho các chuyên gia thừa hành công vụ của Liên Hợp Quốc như đã nêu trong những phần liên quan của Công ước về quyền ưu đãi và miễn trừ của Liên Hợp Quốc.

Điều 44.

Việc áp dụng những quy định thi hành Công ước này sẽ không làm ảnh hưởng đến những thủ tục trong lĩnh vực quyền con người đã được những văn kiện pháp lý và các công ước của Liên Hợp Quốc, cũng như của các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc quy định, và cũng sẽ không làm cản trở các quốc gia thành viên Công ước này sử dụng những thủ tục khác để giải quyết tranh chấp, phù hợp với các thoả thuận quốc tế chung hoặc đặc biệt đang có hiệu lực giữa các quốc gia đó.

Điều 45.

Uỷ ban sẽ trình lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc báo cáo hàng năm về hoạt động của mình thông qua Hội đồng Kinh tế và Xã hội.

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ (tiếp theo)

PHẦN III

Điều 6.

1. Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện.

2. Ở những nước mà hình phạt tử hình chưa được xoá bỏ thì chỉ được phép áp dụng án tử hình đối với những tội ác nghiêm trọng nhất, căn cứ vào luật pháp hiện hành tại thời điểm tội phạm được thực hiện và không được trái với những quy định của Công ước này và của Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng. Hình phạt tử hình chỉ được thi hành trên cơ sở bản án đã có hiệu lực pháp luật, do một toà án có thẩm quyền phán quyết.

3. Khi việc tước mạng sống của con người cấu thành tội diệt chủng, cần hiểu rằng không một quy định nào của điều này cho phép bất kỳ quốc gia thành viên nào của Công ước này, bằng bất kỳ cách nào, được giảm nhẹ bất kỳ nghĩa vụ nào mà họ phải thực hiện theo quy định của Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng.

4. Bất kỳ người nào bị kết án tử hình đều có quyền xin ân giảm hoặc xin thay đổi mức hình phạt. Việc ân xá, ân giảm hoặc chuyển đổi hình phạt tử hình có thể được áp dụng đối với mọi trường hợp.

5. Không được phép tuyên án tử hình với người phạm tội dưới 18 tuổi và không được thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai.

6. Không một quy định nào trong điều này có thể được viện dẫn để trì hoãn hoặc ngăn cản việc xoá bỏ hình phạt tử hình tại bất kỳ quốc gia thành viên nào của Công ước.

Điều 7.

Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Đặc biệt, không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó.

Điều 8.

1. Không ai bị bắt làm nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm.

2. Không ai bị bắt làm nô dịch.

3.a) Không ai bị yêu cầu phải lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức;

b) Mục a, khoản 3 điều này không cản trở việc thực hiện lao động cưỡng bức theo bản án của một tòa án có thẩm quyền ở những nước còn áp dụng hình phạt tù kèm lao động cưỡng bức như một hình phạt đối với tội phạm.

c) Theo nghĩa của khoản này, thuật ngữ "lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức" không bao gồm:

i) Bất kỳ công việc hoặc sự phục vụ nào không được nói tại điểm b, mà thông thường đòi hỏi một người đang bị giam giữ theo quyết định hợp pháp của toà án hoặc một người khi được trả tự do có điều kiện phải làm;

ii) Bất kỳ sự phục vụ nào mang tính chất quân sự và bất kỳ sự phục vụ quốc gia nào do luật pháp của một nước quy định đối với những người từ chối làm nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm, trong trường hợp quốc gia đó cho phép từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm;

iii) Bất kỳ sự phục vụ nào được yêu cầu trong trường hợp khẩn cấp hoặc thiên tai đe doạ đến tính mạng hoặc đời sống của cả cộng đồng;

iv) Bất kỳ công việc hoặc sự phục vụ nào là một phần của các nghĩa vụ dân sự thông thường.

Điều 9.

1. Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân. Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ. Không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền đó là có lý do và theo đúng những thủ tục mà luật pháp đã quy định.

2. Bất cứ người nào bị bắt giữ đều phải được thông báo vào lúc bị bắt về những lý do họ bị bắt và phải được thông báo không chậm trễ về sự buộc tội đối với họ.

3. Bất cứ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ vì một tội hình sự phải được sớm đưa ra toà án hoặc một cơ quan tài phán có thẩm quyền thực hiện chức năng tư pháp và phải được xét xử trong thời hạn hợp lý hoặc được trả tự do. Việc tạm giam một người trong thời gian chờ xét xử không được đưa thành nguyên tắc chung, nhưng việc trả tự do cho họ có thể kèm theo những điều kiện để bảo đảm họ sẽ có mặt tại toà án để xét xử vào bất cứ khi nào và để thi hành án nếu bị kết tội.

4. Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có quyền yêu cầu được xét xử trước toà án, nhằm mục đích để toà án đó có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và ra lệnh trả lại tự do cho họ, nếu việc giam giữ là bất hợp pháp.

5. Bất cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam giữ bất hợp pháp đều có quyền được yêu cầu bồi thường.

Điều 10.

1. Những người bị tước tự do phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người.

2.a) Trừ những hoàn cảnh đặc biệt, bị can, bị cáo phải được giam giữ tách biệt với những người đã bị kết án và phải được đối xử theo chế độ riêng, phù hợp với quy chế dành cho những người bị tạm giam;

b) Những bị can chưa thành niên phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn và phải được đưa ra xét xử càng sớm càng tốt.

3. Việc đối xử với tù nhân trong hệ thống trại giam nhằm mục đích chính yếu là cải tạo và đưa họ trở lại xã hội. Những phạm nhân vị thành niên phải được tách riêng khỏi người lớn và phải được đối xử phù hợp với lứa tuổi và tư cách pháp lý của họ.

Điều 11.

Không ai bị bỏ tù chỉ vì lý do không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.

Điều 12.

1. Bất cứ ai cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó.

2. Mọi người đều có quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình .

3.Những quyền trên đây sẽ không phải chịu bất kỳ hạn chế nào, trừ những hạn chế do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác, và phải phù hợp với những quyền khác được Công ước này công nhận.

4. Không ai bị tước đoạt một cách tuỳ tiện quyền được trở về nước mình

Điều 13.

Một người nước ngoài cư trú hợp pháp trên lãnh thổ một quốc gia thành viên Công ước chỉ có thể bị trục xuất khỏi nước đó theo quyết định phù hợp pháp luật, và trừ trường hợp có yêu cầu khác xuất phát từ lý do chính đáng về an ninh quốc gia; người bị trục xuất phải được phép đệ trình những lý lẽ phản đối việc trục xuất, được yêu cầu nhà chức trách có thẩm quyền, hoặc một người hoặc những người mà nhà chức trách có thẩm quyền đặc biệt cử ra, xem xét lại trường hợp của mình, và được có đại diện khi trường hợp của mình được xem xét lại.

Điều 14.

1. Mọi người đều bình đẳng trước các toà án và cơ quan tài phán. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về lời buộc tội người đó trong các vụ án hình sự, hoặc để xác định quyền và nghĩa vụ của người đó trong các vụ kiện dân sự. Báo chí và công chúng có thể không được phép tham dự toàn bộ hoặc một phần của phiên toà vì lý do đạo đức, trật tự công cộng hoặc an ninh quốc gia trong một xã hội dân chủ, hoặc vì lợi ích cuộc sống riêng tư của các bên tham gia tố tụng, hoặc trong chừng mực cần thiết, theo ý kiến của toà án, trong những hoàn cảnh đặc biệt mà việc xét xử công khai có thể làm phương hại đến lợi ích của công lý. Tuy nhiên mọi phán quyết trong vụ án hình sự hoặc vụ kiện dân sự phải được tuyên công khai, trừ trường hợp vì lợi ích của người chưa thành niên hay vụ việc liên quan đến những tranh chấp hôn nhân hoặc quyền giám hộ trẻ em.

2. Người bị cáo buộc là phạm tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi hành vi phạm tội của người đó được chứng minh theo pháp luật.

3. Trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mọi người đều có quyền được hưởng một cách đầy đủ và hoàn toàn bình đẳng những bảo đảm tối thiểu sau đây:

a) Được thông báo không chậm trễ và chi tiết bằng một ngôn ngữ mà người đó hiểu về bản chất và lý do buộc tội mình;

b) Có đủ thời gian và điều kiện thuận lợi để chuẩn bị bào chữa và liên hệ với người bào chữa do chính mình lựa chọn;

c) Được xét xử mà không bị trì hoãn một cách vô lý;

d) Được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa hoặc thông qua sự trợ giúp pháp lý theo sự lựa chọn của mình; được thông báo về quyền này nếu chưa có sự trợ giúp pháp lý; và được nhận sự trợ giúp pháp lý theo chỉ định trong trường hợp lợi ích của công lý đòi hỏi và không phải trả tiền cho sự trợ giúp đó nếu không có đủ điều kiện trả;

e) Được thẩm vấn hoặc yêu cầu thẩm vấn những nhân chứng buộc tội mình, và được mời người làm chứng gỡ tội cho mình tới phiên toà và thẩm vấn họ tại toà với những điều kiện tương tự như đối với những người làm chứng buộc tội mình;

f) Được có phiên dịch miễn phí nếu không hiểu hoặc không nói được ngôn ngữ sử dụng trong phiên toà;

g) Không bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội.

4. Tố tụng áp dụng đối với những người chưa thành niên phải xem xét tới độ tuổi của họ và mục đích thúc đẩy sự phục hồi nhân cách của họ.

5. Bất cứ người nào bị kết án là phạm tội đều có quyền yêu cầu toà án cấp cao hơn xem xét lại bản án và hình phạt đối với mình theo quy định của pháp luật.

6. Khi một người bị kết án về một tội hình sự bởi một quyết định chung thẩm và sau đó bản án bị huỷ bỏ, hoặc người đó được tha trên cơ sở tình tiết mới hoặc phát hiện mới cho thấy rõ ràng có sự xét xử oan, thì người đã phải chịu hình phạt theo bản án trên, theo luật, có quyền yêu cầu được bồi thường, trừ trường hợp cơ quan tố tụng chứng minh rằng việc sự thật không được làm sáng tỏ tại thời điểm đó hoàn toàn hoặc một phần là do lỗi của người bị kết án gây ra.

7. Không ai bị đưa ra xét xử hoặc bị trừng phạt lần thứ hai về cùng một tội phạm mà người đó đã bị kết án hoặc đã được tuyên trắng án phù hợp với pháp luật và thủ tục tố tụng hình sự của mỗi nước.

Điều 15.

1. Không ai bị coi là phạm tội vì một hành động hoặc không hành động mà không cấu thành tội phạm theo pháp luật quốc gia hoặc pháp luật quốc tế tại thời điểm thực hiện hành vi đó. Cũng không được áp dụng hình phạt nặng hơn hình phạt đã ấn định tại thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện. Nếu sau khi xảy ra hành vi phạm tội mà luật pháp quy định hình phạt nhẹ hơn với hành vi đó, thì người phạm tội được hưởng mức hình phạt nhẹ hơn.

2. Không một quy định nào trong điều này cản trở việc xét xử hoặc trừng phạt bất kỳ người nào vì bất kỳ hành động hoặc không hành động nào của họ mà tại thời điểm thực hiện được coi là tội phạm theo những nguyên tắc pháp luật chung đã được cộng đồng các quốc gia công nhận.

Điều 16.

Mọi người đều có quyền được công nhận là thể nhân trước pháp luật ở mọi nơi.

Điều 17.

1. Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín.

2. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.

Điều 18.

1. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng.

2. Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ.

3. Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác.

4. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng quyền tự do của các bậc cha mẹ, và của những người giám hộ hợp pháp nếu có, trong việc giáo dục về tôn giáo và đạo đức cho con cái họ theo ý nguyện của riêng họ.

Điều 19.

1. Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp.

2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.

3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:

a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,

b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội.

Điều 20.

1. Mọi hình thức tuyên truyền cho chiến tranh đều bị pháp luật nghiêm cấm.

2. Mọi chủ trương gây hằn thù dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo để kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch, hoặc bạo lực đều phải bị pháp luật nghiêm cấm.

Điều 21.

Quyền hội họp hoà bình phải được công nhận. Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khỏe và đạo đức xã hội hoặc bảo vệ quyền và tự do của những người khác.

Điều 22.

1. Mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình.

2. Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khoẻ hoặc đạo đức của công chúng hay các quyền và tự do của người khác. Điều này không ngăn cản việc đặt ra những hạn chế hợp pháp trong việc thực hiện quyền này đối với những người làm việc trong các lực lượng vũ trang và cảnh sát.

3. Không một quy định nào của điều này cho phép các quốc gia thành viên đã tham gia Công ước về tự do lập hội và bảo vệ quyền lập hội năm 1948 của Tổ chức Lao động quốc tế được tiến hành những biện pháp lập pháp hoặc hành pháp làm phương hại đến những bảo đảm nêu trong Công ước đó.

Điều 23.

1. Gia đình là một tế bào cơ bản và tự nhiên của xã hội, cần phải được nhà nước và xã hội bảo hộ.

2. Quyền kết hôn và lập gia đình của nam và nữ đến tuổi kết hôn phải được thừa nhận.

3. Không được tổ chức việc kết hôn nếu không có sự đồng ý hoàn toàn và tự nguyện của cặp vợ chồng tương lai.

4. Các quốc gia thành viên Công ước phải tiến hành các biện pháp thích hợp để bảo đảm sự bình đẳng về quyền và trách nhiệm của vợ và chồng trong suốt thời gian chung sống và khi ly hôn. Trong trường hợp ly hôn, phải có quy định bảo đảm sự bảo hộ cần thiết với con cái.

Điều 24.

1. Mọi trẻ em, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản hoặc dòng dõi đều có quyền được hưởng những biện pháp bảo hộ của gia đình, xã hội và nhà nước cần thiết cho người chưa thành niên.

2. Mọi trẻ em đều phải được đăng ký khai sinh ngay sau khi ra đời và phải có tên gọi.

3. Mọi trẻ em đều có quyền có quốc tịch.

Điều 25.

Mọi công dân, không có bất kỳ sự phân biệt nào như đã nêu ở điều 2 và không có bất kỳ sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội để:

a) Tham gia điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện do họ tự do lựa chọn;

b) Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, nhằm đảm bảo cho cử tri được tự do bày tỏ ý nguyện của mình;

c) Được tiếp cận với các dịch vụ công cộng ở đất nước mình trên cơ sở bình đẳng.

Điều 26.

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Về mặt này, pháp luật phải nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử và đảm bảo cho mọi người sự bảo hộ bình đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc các địa vị khác.

Điều 27.

Ở những quốc gia có nhiều nhóm thiểu số về sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ, những cá nhân thuộc các nhóm thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của cộng đồng mình, không tbị khước từ quyền có đời sống văn hoá riêng, quyền được theo và thực hành tôn giáo riêng, hoặc quyền được sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ (tiếp theo)

PHẦN II

Điều 2.
1. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước này, không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác.

2. Trong trường hợp quy định trên đây chưa được thể hiện bằng các biện pháp lập pháp hoặc các biện pháp khác, thì mỗi quốc gia thành viên Công ước cam kết sẽ tiến hành các bước cần thiết, phù hợp với trình tự pháp luật nước mình và những quy định của Công ước này, để ban hành pháp luật và những biện pháp cần thiết khác nhằm thực hiện các quyền được công nhận trong Công ước này.

3. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết:

a) Bảo đảm rằng bất cứ người nào bị xâm phạm các quyền và tự do như được công nhận trong Công ước này đều nhận được các biện pháp khắc phục hiệu quả, cho dù sự xâm phạm này là do hành vi của những người thừa hành công vụ gây ra;

b) Bảo đảm rằng bất kỳ người nào có yêu cầu về các biện pháp khắc phục sẽ được các cơ quan tư pháp, hành pháp hoặc lập pháp có thẩm quyền hoặc bất kỳ cơ quan nào khác có thẩm quyền do hệ thống pháp luật của quốc gia quy định, xác định quyền lợi cho họ và sẽ mở rộng khả năng áp dụng các biện pháp khắc phục mang tính tư pháp;

c) Đảm bảo rằng các cơ quan có thẩm quyền sẽ thi hành các biện pháp khắc phục đã được đề ra.

Điều 3.

Các quốc gia thành viên Công ước này cam kết đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong việc thực hiện tất cả các quyền dân sự và chính trị mà Công ước đã quy định.

Điều 4.

1. Trong thời gian có tình trạng khẩn cấp xảy ra đe doạ sự sống còn của quốc gia và đã được chính thức công bố, các quốc gia thành viên có thể áp dụng những biện pháp hạn chế các quyền nêu ra trong Công ước này, trong chừng mực do nhu cầu khẩn cấp của tình hình, với điều kiện những biện pháp này không trái với những nghĩa vụ khác của quốc gia đó xuất phát từ luật pháp quốc tế và không chứa đựng bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc nguồn gốc xã hội.

2. Điều này không được áp dụng để hạn chế các quyền quy định trong điều 6, 7, 8 (các khoản 1 và 2), 11, 15, 16 và 18.

3. Bất kỳ quốc gia thành viên nào của Công ước này khi sử dụng quyền được hạn chế nêu trong điều này đều phải thông báo ngay cho các quốc gia thành viên khác, thông qua trung gian là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, về những quy định mà quốc gia đó đã hạn chế áp dụng và lý do của việc đó. Việc thông báo tiếp theo sẽ được thực hiện, cũng thông qua trung gian trên, vào thời điểm quốc gia chấm dứt việc áp dụng sự hạn chế đó.

Điều 5.

1. Không một quy định nào trong Công ước này có thể được giải thích với hàm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia hay tiến hành bất kỳ hành động nào nhằm phá hoạt bất kỳ quyền và tự do nào được Công ước này thừa nhận hoặc nhằm giới hạn những quyền và tự do đó quá mức Công ước này quy định.

2. Không được hạn chế hoặc huỷ bỏ bất kỳ quyền cơ bản nào của con người mà đã được công nhận hoặc hiện đang tồn tại ở bất kỳ quốc gia thành viên nào của Công ước này trên cơ sở luật, điều ước, các quy định pháp luật hoặc tập quán, với lý do là Công ước này không công nhận những quyền ấy hoặc công nhận ở một mức độ thấp hơn.

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Chúc mừng VN gia nhập hội đồng nhân quyền

Mỗi ngày ta copy và paste 1 chương của công ước nhân quyền để mà ta và mọi người học cho thuộc lòng quyền của nhân. Nếu thấy ai ép về điều nào thì báo cho Police, cho President, cho Hội đồng nhân quyền quốc tế, cho ông Ban Ki Moon, hehe. 

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ
LỜI NÓI ĐẦU

Các quốc gia thành viên Công ước này,

Xét rằng, theo những nguyên tắc nêu trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, việc công nhận phẩm giá vốn có và những quyền bình đẳng và bất di dịch của mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại là nền tảng cho tự do, công lý và hoà bình trên thế giới;

Thừa nhận rằng, những quyền này bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của con người;

Thừa nhận rằng, theo Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người thì chỉ có thể đạt được lý tưởng về con người tự do không phải chịu sợ hãi và thiếu thốn, nếu tạo được những điều kiện để mỗi người có thể hưởng các quyền dân sự và chính trị cũng như các quyền kinh tế, xã hội văn hoá của mình;

Xét rằng, theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, các quốc gia có nghĩa vụ thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ chung các quyền và tự do của con người;

Nhận thấy rằng, mỗi cá nhân, trong khi có nghĩa vụ đối với người khác và đối với cộng đồng của mình, phải có trách nhiệm phấn đấu cho việc thúc đẩy và tôn trọng các quyền đã được thừa nhận trong Công ước này;

Đã nhất trí những điều khoản sau đây:

PHẦN I

Điều 1.

1. Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá.

2. Vì lợi ích của mình, mọi dân tộc đều có thể tự do định đoạt tài nguyên thiên nhiên và của cải của mình, miễn là không làm phương hại đến các nghĩa vụ phát sinh từ hợp tác kinh tế quốc tế mà dựa trên nguyên tắc các bên cùng có lợi và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được phép tước đi những phương tiện sinh tồn của một dân tộc.

3. Các quốc gia thành viên Công ước này, kể cả các quốc gia có trách nhiệm quản lý các Lãnh thổ uỷ trị và các Lãnh thổ Quản thác, phải thúc đẩy việc thực hiện quyền tự quyết dân tộc và phải tôn trọng quyền đó phù hợp với các quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Giáo dục

Bé kể ở lớp học môn vẽ. Cô giáo ra đề vẽ tranh cổ động. Bạn thì vẽ về ma túy, bạn thì vẽ về biển đảo HS TS, bạn thì vẽ về xây dựng nên kinh tế với nhà máy ống khói, bạn thì vẽ về xây dựng đất nước xhcn... Ta mắc cười, chời vẽ chán quá, sao không nghĩ cái gì hay hay mà vẽ. Bé thắc mắc, chứ vẽ cái gì hả dì? Thiếu gì cái để vẽ. Như vẽ đái bậy chẳng hạn, thằng ku hay con bé đái vô tường nhà, có con chó chạy tới cắn cái đít quần nó lôi nó đi sềnh sệch, sủa gâu gâu, không được đái bậy, hay là vẽ thằng kia xả rác ngoài đường, ông thần gió thấy vậy giận dữ thổi cơn lốc xoáy hết hồn luôn, kéo theo một đống rác bay đổ ập vào mặt nó cho nó tối tăm mặt mũi luôn, ổng kêu lên Haizzz, sao trò không giữ gìn vệ sinh chung...tự nó hại nó đó mà. Thiếu gì cái hay ho hơn nữa, cháu có khi nghĩ ra nhiều cái hay hơn dì luôn đó. Dì mà là thầy cô thì mỗi năm dì phát động thi vẽ tranh cổ động, bạn nào vẽ đẹp nhất dì thưởng liền, hehe. Cháu có thích được thưởng không?

Toilet

Người ta nói là không có nhà vệ sinh công cộng nên người ta đái bậy. Đúng mà chưa đúng. Đúng là ít chỗ có ghi bảng nhà vệ sinh công cộng, miễn phí. Không đúng là có những chỗ vệ sinh cộng cộng mà không để bảng. Bí quá thì vô các cơ quan nhà nước như Ủy ban, các sở, ban, ngành, cục, chi cục, hiệp hội, các cơ quan đảng, hội đồng nhân dân... Ở trỏng chắc chắn có nhà vệ sinh. Cảm thấy ngại thì giả đò hỏi thăm cái gì đó rồi đi kiếm nhà vệ sinh mà xả nước cứu thân, còn không thì cứ tự động đi thẳng vô toilet. Vì nhà nước là của dân mà, các cơ quan ban ngành, đoàn thể, đảng ủy, hiệp hội là của dân mà, nó tồn tại được là nhờ tiền thuế của dân, và nó tồn tại là nhằm thu thuế và các loại tiền khác của dân, có biên lai và không có biên lai. Vậy thì mấy nhà vệ sinh đó là của dân, thì cứ tự tiện đi vào đó cứu thân chứ không thôi chết thì sao. Sao lấy tiền để xây lăng, xây tượng đài tùm lum tà la, tầm bậy tầm bạ để làm cái quái gì mà không dùng tiền đó để xây nhà vệ sinh, là những nhu cầu thiết yếu và thể hiện 1 xã hội văn minh mà. Nhìn mấy cái đó bộ hết mắc đái á?  Đừng đái bậy nữa nghen, trừ phi đi ngang rừng rú thì cứ vô rừng tưới cây cho tươi tốt thì không sao, hehe. Đái bậy riết thành thói quen bi giờ, lúc đó không còn cảm giác xấu hổ khi đái bậy, thói quen xấu đó có thể dẫn tới những hành vi xấu xa nguy hiểm không lường trước được. Các nhà tâm lý nên cảnh báo những hành vi xấu xa, nguy hiểm có thể nảy sinh do việc đái bậy thường xuyên.

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Cái thứ làm biếng chỉ muốn ăn mà không muốn làm gọi là thứ gì?

Bác cán bộ kia khoe con đi du học tự túc ở Pháp, rồi lấy thằng chồng Pháp, ở đó luôn. Hỏi thăm thì chưa thấy kiếm được việc làm, vẫn phải gửi tiền qua cho con gái. Đi thăm con phải xin visa đủ thứ, con gái đang xin nhập quốc tịch Pháp. Cán bộ lương không đủ sống mà thừa tiền nuôi con ở Âu mới ghê. cán bộ có chức sống nhờ lương. Bác cán bộ nọ có con học thạc sĩ, tiến gì ở Pháp, có năng lực quá giỏi quá nên trường chưa cho tốt nghiệp, bắt học mãi không biết khi nào cho ra. Người đó đang kiếm việc gì làm loăng quăng ở đó để ở lại đổi đời. Ta buồn cười, nghĩ cũng cực hén bác. Ừ, vậy mới ở lại được chứ. Hehe, ta đùa ý là con nói hồi xưa bác đánh Pháp bị thương rồi bi giờ con bác cũng chạy trốn qua đó, chật vật để kiếm cái giấy định cư ở đó. Nếu không thì nằm trong khối liên hiệp Pháp, muốn đi qua, đi lại lúc nào mà chẳng được. Con nói vậy là không được, là sai rồi. Đánh Pháp để giành độc lập không phải là thuộc địa của nó. Vậy rồi thằng ku con của bác định xin quốc tịch Pháp làm cái chi? Con ông xyz kia bạn của bác cũng đang xin quốc tịch Pháp đó, làm chi vậy? Sao không giữ quốc tịch của bác mà nhập quốc tịch Pháp chi, nếu bác không đánh pháp thì chưa chắc con bac nó phải cày cục để kiếm cái quốc tịch pháp chi. Hehe, chẳng lẽ nói là sao bác không chịu lo học hành đàng hoàng để đổi đời rồi con cái được học hành đàng hoàng mà phải đánh nhau để đổi đời, chứng tỏ làm biếng không muốn làm mà chỉ muốn hưởng, vậy chỉ có cách cướp hay lừa đảo thôi chứ có cách nào? Nói vậy nghe chửi tới đời ông cố luôn, chắc chửi là hỗn láo.  Bí quá thì làm kiểu đó thôi mà.

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Ba phải

Xứ nào khen loại ba phải là xứ chẳng nên cơm cháo gì, vì không có chính kiến. Người nào khen loại ba phải là người ông chẳng ra ông, thằng chẳng ra thằng, dở dở ương ương. Người ba phải là người thường không hiểu biết tường tận, không có cái dũng hoặc không có cái tâm để thể hiện mình, nên họ thường phải ba phải, chiều nào cũng phải, họ không thể làm nên công danh đàng hoàng, nếu nhờ kiếp trước khéo tu thì họ cũng tới cỡ vừa phải là rớt cái bịch, vì họ không đủ dũng khí hay khôn khéo để bảo vệ chính họ. Có mấy ông xếp cả đời không mở miệng vì ổng không dám mở miệng, vậy mà thiên hạ không chửi ổng, mai mốt ổng chết chắc lúc đó được ca ngợi tùm lum. Còn mấy ông mở miệng thì thiên hạ chửi tè le. Thằng nào làm thì sai, vì cái quy trình sai lè ra thì làm kiểu gì mà không sai, lại bị chửi tè le, thằng trốn việc vì không biết làm thì lấy gì mà sai, lại được khen. Khôi hài thiệt, cái tủ đóng kín nhiều khi mở ra toàn de chai giấy lộn, mối, gián tùm lum ở trỏng mới ghê. Vậy nên đốt luôn cái tủ để thiên hạ tiếc cái tủ có mã nhìn xa bóng bẩy, vì họ chỉ thấy ở xa mà, cứ để tới lúc nó mục rữa ra thì càng tởm hơn. Thứ nào đốt cũng ra tro, hehe. 

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Ngạc nhiên

Hôm qua, bật ti vi lên nghe. Kênh nào cũng y như nhau, riết chán không đổi kênh nữa, mà cũng chẳng nhớ kênh nào. Nghe 1 kênh kia nói là Giáp đã lãnh đạo đánh thắng đế quốc đem lại tư do cho dân tộc, ngạc nhiên vô cùng, tưởng nghe lộn nên ráng nghe cho kỹ. Tại mắc ủi đồ nên không nhìn ti vi coi cái mặt nào ở trỏng, cháy đồ sao. Một hồi sau lại nghe nói là đem lại tự do cho dân tộc,  dỏng tai lên mà nghe cũng không thấy có từ độc lập ở trỏng, hình như sau đó 1 lúc cũng lập lại cái cụm từ đó, chỉ đem lại tự do thôi chứ không có thấy nói đem lại độc lập, tự do. Khẳng định rồi đó nghen, không có độc lập đâu nghen, thuộc địa của ai thì hiểu rồi nghen, vậy Ho nói bậy á? Ai mà phản động thiệt. đó.

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Trên cả khùng điên thì gọi là gì?

Cô kia nói, em mới đi thăm ông kẹ, ý lộn, đi viếng cái hình ổng. Ta trố mắt mày cũng đi, má ơi, mày đừng có làm tao xỉu đó nghen. Cổ nhăn nhó cơ quan em ai cũng đi hết mà sao em không đi, đảng, đoàn, công đoàn đều thông báo tự nguyện đi, bố thằng tây cũng không dám không tự nguyện. Tò mò ta hỏi người kia ở cơ quan khác, mày đi viếng chưa, đâu có dễ gì vô mấy chỗ đó mà coi, hồi xưa có mấy lần vô chỗ đó, vô trong khuôn viên là nó phá sóng, đâu có nghe di động được đâu, bi giờ thì thóang hơn rồi, tranh thủ vô ngó cái. Người đó cười, em cũng mới ở trỏng về, cơ quan em tổ chức đi, em là sếp nhỏ sao dám trốn, quy chính trị liền. Má ơi, sợ thiệt, tò mò hỏi đứa em mày đi viếng ổng chưa hả. Nó nói rồi, đi đi từ hồi sớm. Hehe, mày có ôm hình ổng khóc huhu không hả, có xỉu lên xỉu xuống không hả. Vậy đó nghen, bắt buộc phải tự nguyện đó nghen. Người ta cười mấy chú north korea khùng khùng điên điên, người không ra người, ngợm không ra ngợm, vậy mà người ta hành xử còn tệ hơn mấy chú đó luôn mới ghê. Một xã hội bịnh hoạn vì có những con người bịnh hoạn.
Coi cái hình mấy ông kia phát trên đài tin vịt, thấy ông nào mặt cũng đăm đăm. Ổng mà nhớ thương chắc ta chết liền, chắc mấy ổng bận suy nghĩ, cha nội này sướng quá trời, lịch đi nhậu với em út mà phải bỏ vô đây, mai mốt mình không biết có được chết chôn như vậy không nói chi thăm với viếng, sợ phải chui ống cống giống thằng chả gà đá quá. Thôi chắc nhờ ổng xuống dưới đó phù hộ. Mà mấy ổng ở 9 tầng địa ngục hay đang ở trong vạc dầu thì sao mà phù hộ được, ở đó đâu có biết đường liệu có hạy chọt để lên trên thiên đường được không nữa chớ. Khổ ghê đó, thôi sống sướng bữa nào thì cứ đã cái thân, để mai tính.

Nghĩ muốn điên cái đầu cũng không ra

Người kia khoe, lấy lại được tiền rồi. Ta thắc mắc tiền gì, thì nghe trả lời là tiền chạy cho thằng con vô cơ quan NN. Người đó đưa 100m cho người kia chạy vô cơ quan NN, nhưng sau đó người kia cứ hứa đi hứa lại hứa tái hứa hồi, hơn cả năm mà chưa sắp xếp được. Người đó đòi tiền lại thì lại hứa chưa lấy được, rốt cuộc cũng lấy lại được. Ta thắc mắc, bộ nó bỏ tiền rủ mấy ông kia nhậu hay sao mà trả lại đủ tiền, chắc nó trừ bớt tiền nhậu chứ. Người đó nói thì cũng mất chút ít, nhưng lấy lại được mấy chục là mừng rồi. Haha, thiên hạ khùng thiệt, đưa tiền cho người ta mượn làm ăn cả năm, rồi lấy bớt đi nhậu, sau đó trả lại một ít mà mừng hớn hở như bắt được vàng. Mắc cười, ta kể cho cô kia. Cổ nói bả vậy là còn may, bà dì em đưa 5 chục đặt cọc cho người ta chạy việc cho con dỉ, hai ba năm trời có xin được đâu mà tiền nó cũng không trả. Bả lấy lại được tiền dù một nửa thôi cũng còn mừng. Trời, sao xã hội khùng không vậy ta, hay là người ta tỉnh hết còn mỗi ta khùng. hãng Intel kiếm muốn lòi con mắt ra mà còn kiếm không ra người làm, phải kiếm người để đào tạo để rồi làm chứ biết làm sao, còn nơi khác kia người ta phải chạy chọt để vô. Vậy thì chỉ có loại ngu si hoặc nếu không ngu si thì điếm đàng mới vô mấy chổ đó, chứ nó có tài năng hay đạo đức thì thiếu cha gì chỗ đàng hoàng để làm. 

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

A dua

Người kia coi đâu đó thấy PM nói tên người ta sai, đọc là ê rô gì đó. Ta mắc cười, mày đọc coi thử. Người đó nói là em không biết tiếng Pháp. Vậy thì sao mày biết là đọc đúng hay đọc bậy. Thì em coi trên mạng thấy mấy người rành tiếng Pháp nói mà. Khôi hài ghê đó, dĩ nhiên ổng đọc sai nhưng thiệt tình là cái tên của ông kia cũng thuộc loại khó đọc đối với dân ngoại quốc lơ tơ mơ mà, nên mày có coi thì cũng hỏi thử chứ chưa gì đã kết luận thì hơi vội vàng, người biết người ta cười. Dĩ nhiên kỵ nhất là nói tên sai, thí dụ mày tên hùng mà tao nói là khùng thì coi chừng tao ăn 1 thoi vô mặt ngay, Ví dụ như tiếng anh mày luyện từ thông dụng như the, từ think, từ today... cũng mỏi cả miệng mới được, vì cách phát âm của người VN xứ nóng khác khác phát âm của dân xứ lạnh, chắc họ mở miệng sợ nước miếng đóng băng nên nói cứ như giữ cái lưỡi lại vậy đó mà, hehe.

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Kẹp ba lá

Coi mấy hình xưa nhớ tới cái kẹp ba lá. Hồi nhỏ mấy chị em ta để tóc dài, má cho chị cái kẹp ba lá, chị kẹp tóc bằng cái đó thấy khó quá nên chị cho ta, chị cột dây thun. Tóc ta dày lắm nên xài cái kẹp này được, ta thích vì nó nhẹ. Sau đó, kẹp gãy ta tiếc quá cất chứ không quăng đi, bây giờ mất rồi. Kẹp dó má mua từ trước năm '75, người ta làm bằng thép tốt, mỏng nhẹ và sáng bóng, rất chắc. Sau khi kẹp gãy, ta xin tiền má ra chợ mua kẹp khác, ta giống mấy bà già xưa thích xài kẹp đó, hehe. Thiệt tình lúc đó cũng có ít loại kẹp lắm, mấy thứ đẹp thì mắc òm không dám rờ, còn mấy mẫu xấu xí, kiểu miền bắc mà lúc đó người ta kêu là bộ đội thì xấu ình hà, chẳng thà cột dây thun còn hơn. Nhưng mà mấy cái kẹp ba lá sau này ta mua người ta làm bằng thép dỏm, dày hơn và không được mịn và sáng bóng bằng cái của má cho, nhìn nó thô thô, quê quê sao đó. Ta mua xài mấy lần sau đó chán không thèm xài nữa. Kiếm trên mạng hình cái kẹp đó mà kiếm hoài hỏng ra, mấy đứa nhỏ bây giờ mà nghe nói kẹp ba lá chắc tụi nó nghĩ là người tiền sử.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Khôi hài thiệt

Người kia nói cho con qua Mỹ học đại học. Ta hỏi thăm học trường nào, Toefl IBT bao nhiêu điểm? Người đó nói, Toefl là cái gì? Chưa biết nó học trường nào. Cha mẹ ơi, vậy nó qua đó làm gì hả? Thì qua để học. Chưa biết gì, chưa định gì thì biết qua đó làm gì. Có người bà con bên đó mà. Cán bộ mà sao có bà con bên Mỹ hả? Sao vô đảng được? Sao lên chức được. Mà thôi em rành 6 câu cái đảng của mấy anh rồi, khỏi cần trả lời, hehe, nhưng nó qua đó nó ở đâu? Washington DC, thủ đô đó. Hehe, ta ngạc nhiên, sao mấy anh chị em biết toàn ở WDC hết trơn vậy ta. Mua nhà chưa, thì qua đó rồi mua nhà. Ta nghĩ mà không mở miệng má ơi, cán bộ lương không đủ sống mà mua cái nhà gọn hơ như người ta mua bó rau. Ta cười, chắc em chuyển nghề quá. Chuyển nghề là sao? Thì thấy mấy anh chị chuyển hàng qua WDC hết trơn, chắc cái ổ CS ở đó nên em định bắt mối mấy người quen ở bển qua làm cò, kiếm tiền. Ở tập trung gần nhau dễ làm ăn, haha. Chắc là đi kiếm người quen ở bển để lập công ty cò mồi để nó lột lại của mấy cha này quá, nghề này coi bộ ngon ăn, haha. Mấy chả cứ nghĩ Mỹ cũng như xứ mấy chả ở mà thôi nên lột chắc cũng không khó. Đâu cần biết luật lệ, quy tắc gì hết chi cho mệt, cứ có tiền là gần như có quy tắc mà, dĩ nhiên rồi, nhưng tiền mấy chả là VND thì có cân ký cũng không đủ làm ra được quy tắc, hehe. Lừa của ăn trộm, ăn cướp chắc nó cũng chẳng dám kêu. Vậy mà mấy bác kia tin vào thế hệ 9x, em thì khoe vú, em thì ăn xin, cái bang gì đó, ăn trộm, trốn vé liên quốc gia, em thì chạy lấy điểm về tới nhà thấy im re không biết bán cái đuểm của mình ra sao. Nghĩa là tin vào những người dám sống theo bản năng chứ kiếm đâu ra người dũng cảm dám thể hiện mình theo lý trí, theo kiến thức nhân loại văn minh mà họ học hỏi được, hehe xh này sẽ được xây dựng trên những nòng cốt đó. 

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Chịu thua

2,3 bữa nay lùm xùm cái cô gì đó người khen kẻ chê tùm lum, ta thấy khôi hài. Cô đó cổ viết sách nhăng nhít gì đó, ta coi lướt lướt mấy chương trên mạng thôi và ta sẽ không bao giờ coi mấy loại sách vớ vẩn đó, hư óc mất, không cho mấy nhóc coi luôn. Thấy coi là la cho sợ, hehe. Ta độc tài phát xít lắm, hehe. Vì lý do duy nhất là nội dung hời hợt, dễ dãi và giọng văn hơi bị ngạo mạn, chưa kể nghệ thuật không có gì, hehe. Không phù hợp để giáo dục hay giải trí một cách đúng nghĩa. Nhưng cái đó là chuyện tào lao thôi, cái ta thấy là người ta không biết hành xử như thế nào khi là người của công chúng. Hehe, ngay cả NBC ở cái thời hot sùng sục như nước sôi còn hình như không biết làm người của công chúng là như thế nào nói chi cái cô học ít đó, bây giờ thì coi bộ có kinh nghiệm sống chung với lũ rồi. Chắc là nền giáo dục này hay quá, hoặc là những người đó học nhiều quá nên chỉ biết cái mình học. Thứ nhất là cách thể hiện mình, thái độ, gương mặt, đi đứng, cách trả lời... không thể như người bình thường, không được phép cùi như những kẻ bình thường như ta. Cái này thì NBC còn xử sự khá chứ còn cái cô kia thấy có vẻ lấc cấc không tạo nên thiện cảm gì hết. Chưa gì nhìn mặt đã ghét thì khỏi phải mở miệng, đó là cái tật xấu của ta mà, hehe. Ta quyết không sửa vì sửa hết mấy cái xấu thì ta thành thánh mất  sao. Sorry, nói giáo dục chưa đủ thì hơi quá đáng nhưng biết nói sao bi giờ. Còn nội dung trình bày, trả lời thì khôi hài thiệt, thiên hạ xúm đen xúm đỏ vô chê mấy cô hoa hậu nhưng ta thấy mấy cô hoa hậu với mấy người đó trả lời y như nhau, hehe. Vì nội dung và kỳ vọng vào khả năng đầu óc của những người đó khác nhau mà, nhưng rốt cuộc cái đáp ứng cho kỳ vọng của người ta không đạt được. Vậy thì họ có khác gì nhau đâu, hehe. Mà ta cũng ngạc nhiên, không biết cô đó kiếm việc như thế nào, vì cái cách ứng xử kỳ cục, chưa gì đã nhảy choi choi lên như vậy thì không khùng thì điên người ta mới thèm mướn. Muốn bán được hàng phải chiều khách hàng, phải cương nhu đúng lúc chứ, thậm chí phải nhịn khách hàng hay phải biết giả lơ sao cho có nghệ thuật chớ. Ngay cả người giúp việc nhà hay nhân viên văn phòng cũng vậy. Trừ trường hợp mấy cái đầu như Bill Gates hay Steve Jobs... thì tính khí có kỳ cục thì người ta cũng ráng nhịn mà làm việc vì siêu quá, hehe. Nhưng mà ta thấy mấy người đó xử sự thì cực kỳ luôn. Hay là cô đó thiên tài như Bill Gates hay Steve Jobs nên người ta cần cổ? hay là ở mấy nơi làm đó là cơ quan nhà nước xhcn như cái xứ cổ ở?

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Buồn vui lẫn lộn

Bữa kia thấy báo chí quảng cáo cho bà tưng bà tửng gì đó, bữa nay lại thấy quảng cáo cho chip rồ. Hehe, đúng là báo con chí. Cô kia cổ có bộ đồ lòng đẹp thì khoe lên, báo chí chửi tè le, cư dân mạng chửi tè le, người đời chửi tè le vì đạo dức xhcn không chấp nhận khoe đồ lòng thô thiển vậy. Hé hé, cô khác thì bộ đồ lòng không đẹp vậy nhưng có óc tưởng tượng cao hơn núi Everest nên để giáo dục đạo đức xhcn báo chí xúm nhau khen cổ, không cần đẹp chỉ cần có óc tưởng tượng và mặt dày xíu là ok, number one. Khen quá, chê quá theo cảm tính là quảng cáo chứ còn là gì nữa.
Nghĩ lẩn thẩn, cho quách trẻ con lên mặt trăng ở cho rồi. Giáo dục tiểu học là bắt buộc, không chạy thoát khỏi đảng đằng trời nghen. Lớn lên chút thì loa, đài, ti vi dạy dỗ chu đáo, cán bộ cũng ra sức dạy dỗ, tất cả đều 24/7, quyết không cho mày thoát. Trốn ở trong rừng sâu mấy chục năm trời cũng bắt ra để đảng lãnh đạo, ai cho mày trốn thoát sự lãnh đạo của đảng hả? Nên người ta bây giờ không biết xấu hổ mắc cỡ là cái gì. Không biết phân biệt thực và hư như thế nào. Thầy bà còn nói tầm bậy tầm bạ mà không cảm thấy mắc cỡ xíu nào. Hình như không có môn liêm sĩ ở trường. Nhưng cũng mừng là qua đó thấy cũng có khá nhiều người trẻ (netizen) rất khá, rất bản lĩnh, rất thông mình, đàng hoàng. Ta khâm phục lắm. Thấy mừng ghê đó, dù có ráng làm thui chột tụi nhỏ cũng không làm thui chột được hết. Nhưng cũng buồn là tụi nó phải chống chọi với cả mấy thế hệ, già có, trẻ có, chống chọi những định kiến, chống chọi những suy nghĩ hủ lậu, áp đặt để không chỉ bảo vệ những cái hợp lý mà còn cung cấp kiến thức, thay đổi nhận thức cho nhiều người.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Hên xui

Người kia nói là thằng xếp ăn nhiều bị bắn chết là đáng đời, thằng nhỏ mới vô làm bị bắn bị thương thì cũng quá đáng, nó mới vô làm chưa có gì ăn uống. Ta buồn cười, hay thiệt, quá đáng với không quá đáng cái gì ở đây hả mày. Cái đó là tai nạn nghề nghiệp hay gọi là rủi ro nghề nghiệp cũng được, hehe. Từ bảy mươi năm nay người ta sống trong thời chiến chứ có phải thời bình đâu thì rủi ro là chuyện dĩ nhiên, thời bình còn có đủ chuyện thì thời chiến mấy tai nạn phải nhiều hơn chứ, chẳng có gì là ngạc nhiên. Hợp pháp chưa chắc là hợp lý, hợp lý chưa chắc là hợp pháp, vậy thì người ta hành xử ra sao ? Kẻ thì theo luật vì luật bảo kê cho họ, kẻ thì theo cái lý lẽ thông thường vì luật đâu có dành cho họ. Ông nói gà, bà nói vịt, thì thượng cẳng chân, hạ cẳng tay là giải pháp cuối cùng trong trường hợp đó. Ai cũng đúng theo kiểu của họ thì chơi bạo lực cho mau thấy. Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại lâu dài thường ở trong thế cân bằng, đối xứng nào đó. Khi mà có sự thay đổi tác động làm mất thế bất cân bằng cũ thì tự nó sẽ nảy sinh sự vận động, dịch chuyển, cấu trúc lại để đạt tới thế cân bằng mới. Nên phản ứng của người ta là chuyện tất nhiên để đạt thế cân bằng mới. Những hành động như vậy sẽ còn xảy nay mai và với số lượng và cường độ như thế nào phụ thuộc vào sự thay đổi để tạo thế cân  bằng mới. Cán bộ có súng, có luật, có bảo kê, dân chỉ có cái mạng cùi như vậy ở trạng thái bất đối xứng, không cần bằng thì người ta phải đem cái liều mạng để tạo thế cân bàng. Chuyện tất nhiên, nó phải thế, chẳnng có gì mà ầm ĩ. Thằng nào tới số thì đi. Ví dụ có trăm thằng trong băng đảng mafia, chỉ cần bắn hú họa chục thằng, chẳng biết thằng nào ăn đạn, hên xui, thì tám chục thằng còn lại sợ không biết khi nào đến lượt mình. Đừng nói là có thằng tốt trong băng đảng mafia nghen, đã tham gia vào băng đảng mafia thì chấp nhận luật chơi của nó nên đừng có đem tiêu chuẩn của non-mafia ra mà phán xét mafia là nó tốt hay xấu, thằng nào cũng như nhau. Độ rủi ro bị đòm của tụi nó như nhau. Vậy thôi. 

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Ngạc nhiên

Ta chờ hoài, chờ tới bi giờ mà chưa thấy nhà nước tặng danh hiệu liệt sĩ cho cha nội kia die vì bị đòm 1 phát vô đầu. Chả làm cán bộ, bị bắn chết trong cơ quan, trong giờ làm việc. Chả là người nhà nước, là đảng viên, là lãnh đạo nữa, vậy mà chả chết đi mà nhà nước không tặng huân chương gì hết, ngay cả chứng nhận liệt sĩ cũng không có nữa chớ đừng mơ tới huân chương. Còn mấy cha nội kia cùng với mẹ kia nữa, có được công nhận là thương binh không, có thương danh hiệu gì không, cũng không thấy báo chí đưa tin gì hết. Tại sao bỏ mặt đồng chí đồng bọn, hay là ghen ăn tức ở với mấy kẻ đó do chúng đớp hít được nhiều hơn nên kệ cha chúng nó. Đề nghĩ tặng huân chương anh hùng kháng chiến cho mấy kẻ đó và công nhận liệt sĩ, thương binh cho tụi nó chớ. Ngoài ra cần phải phát động phong trào học tập và làm việc theo gương mấy cha nội đó đã chết và bị thương vì sự nghiệp xây dựng xhcn của đồng chí, đồng bọn chúng. Vì nếu không làm những việc đó thì chứng tỏ tụi nó chết không oan uổng gì hết. Mà khi tụi nó bị chết và bị thương không oan uổng thì chứng tỏ tụi nó có tội tày trời, thuộc loại trời không dung, đất không tha. Vậy thì cần phải gấp rút điều tra ngay tại sao tụi nó lại để những việc cá nhân động trời vậy xảy ra tại công sở trong giờ làm việc. Đầu tiên phải điều tra thân nhân, điều tra tài sản và những mối quan hệ để biết nguyên nhân và động cơ. Nếu không làm thì sẽ gây hoang mang cho cán bộ khác và những người đang có tư tưởng chạy chọt mua cái ghế nhà nước chùn tay lại, như vậy mấy người bỏ tiền ra mua ghế thì không thu hồi được tiền bỏ ra được thì tụi nó làm phản thì sao. Vậy thì lấy ai phục vụ dân nữa hả?

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Hợp lý, rất hợp lý

Chú pô lít chặn xe vòi tiền, người ta đưa tiền cho họ để khỏi phải nộp phạt ngoài kho bạc. Người học nhiều thì kêu là do người dân, rồi do chú pô lít đó, ta thấy khôi hài thiệt. Nộp phạt nghĩa là tiền nộp vô nhà nước, sau đó nhà nước chi tiêu ra sao bố thằng tây cũng không biết, vậy nộp cho pô lít ít hơn sao lại không nộp, dĩ nhiên rồi, đằng nào tiền cũng phải ra khỏi túi mà chẳng biết nó đi đâu thì nó ra càng ít càng tốt. Luật đâu phải của dân sao mà cãi hả? Cán bộ cướp bóc của dân, dừng nói không cướp nghen, lý lịch toàn bần cố nông mà có cái nhà 5 tầng bự tổ chảng, còn chưa biết tiền vàng bao nhiêu ký nữa, dân chơi mấy phát pằng pằng vô đầu, mạng đổi mạng, ông chán đời rồi, đời của ai chứ có phải của ông đâu, ông đi đây, trước khi đi ông khử bớt loại vô lại cho xã hội đỡ khổ, giúp được cái nào tốt cái nấy. Con người mới xhcn thì kêu là làm vậy là sai, làm đơn thưa gửi, kiện cáo chứ, có đầy đủ ban bệ bày ra đó mà, gương dân oan đi kiện mấy chục năm trời rành rành ra đó bộ mắt đui hay sao không thấy, ông đâu có đui đâu. Luật đâu phải của ông đâu mà ông kiện. Xã hội sao thì hành xử vậy thôi. Ta khoái coi phim hành động của Mỹ lắm, cứ thấy pằng pằng là khoái. Chơi giang hồ cho mau thấy, nói chi mỏi miệng, tai điếc mắt mù đâu có nghe, đâu có thấy thì nói chi tốn cơm. 

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Phản ứng

Lúc mẹ của cô này tự thiêu, cô kia nói em mà là bà đó em đem súng vô bắn vài thằng ở chỗ cái nhà mà bả đứng trước đó để tự thiêu xong rổi em mới tự thiêu. Tự nhiên chết 1 mình phí thật, khử bớt 1 vài thằng chứ. Ta hỏi bộ mày không sợ nó vô cơ quan mày nó lia 1 băng có ngày mày đi theo ông bà ông vải hả? Cô đó nói hên xui thôi chị ơi, mà cũng có khi em chết oan thiệt, em làm văn thư mà, tình cờ mà khi em đem công văn vô phòng sếp mà nó chơi 1 cú thì em cũng ăn ngay. Mà cũng đúng, người ta biết ai là ai, chỉ biết cán bộ là ở phe bên kia chiến tuyến của dân ngu khu đen chứ đâu có biết em cũng như họ, mà em có chết cũng đáng đời em vì đi theo mấy thằng đó, hehe.  Sao mày biết vậy mà mày còn bám vô cái NN làm cái gì hả? Trời, mẹ em mà thấy em bỏ NN chắc mẹ em chết mất, mà người ta cũng nói em khùng nữa chứ, đó là chưa nói có khi người ta còn theo dõi em có làm gì không thì chết em, em con nhà cách mạng nòi mà. 

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

hehe

Thằng nhỏ kia nói cơ quan giới thiệu em vô đảng. Ta cười, mày vô làm gì hả, hồi năm '30 thế kỷ trước thì vô chứ bi giờ chuẩn bị đi họp chi bộ ở chỗ cái ông ga phi gì đó ổng đăng ký giữ chỗ thì vô làm gì. mai mốt dẫm đạp nhau mà chạy. Nó cười, mấy hạng lưu văn manh như em vô để làm trong sạch quần chúng chứ.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Khôi hài

Người kia nói là ăn mặc đẹp phải có khiếu thẩm mỹ. Ta cười, bậy bạ không hà, cần gì thẩm mỹ, chỉ cần óc khôi hài thôi. Hehe, cứ tự tin khi mặc bất cứ cái gì là cảm thấy thoải mái, không gò bó là nó đẹp hà, haha. Mặc đồ vừa vặn thì thoải mái, đồ chật thì dùng kéo cắt phăng chỗ nào chật hay khoét mấy lỗ nào đó cho nó rộng ra, có óc khôi hài thì cắt hình cái bông, hình con chuột, con mèo... vừa ấn tượng vừa mặc khỏi tức, lúc đó tự tin liền hà. Còn đồ rộng thì lấy cái dây ruban cột, thắt mấy chỗ cần thắt lại cho chặt là thành kiểu mới. Hehe, không tin cứ coi mấy sô bit trình diễn thời trang là thấy. Viết đến đây tự dưng nghĩ tới việc làm mấy cái khung cắt quần jean ra mấy cái hình hoa, hình thú nho nhỏ, xinh xinh. Giống như mấy cái đồ bấm lỗ dây nịt đó. Nói tùm lum người ta làm rồi đăng ký bản quyền mất, sao ta ngu ơi là ngu, tại vì ta làm biếng mọ mạy tay chưn rồi, chắc do tuổi già đến rồi. Cái vụ này mấy đứa nhóc chắc thích lắm đó, tụi nó mua về tha hồ bấm hình quần jean cho thành bụi bụi và độc, nhất là không đụng hàng. Tò mò, search trên mạng thấy toàn jean thường, jean vá và jean rách, chưa thấy jean bấm lỗ đâu hết. Cái vụ này phải làm thử coi, phải là đồ DIY để không đụng hàng, hehe. Nhưng mà làm biếng ghê đó, có mấy cái váy cắt xong từ hồi đầu năm tới giờ mà quăng 1 cục đó, không may mới ghê, đạp mấy đường mà cũng lười, tự nhiên lười ghê đó.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Ngày 5 tháng 9

Ngày này là ngày khai giảng. Nghĩa là ngày bắt đầu năm học mới. Khôi hài thiệt, học trò đi học nửa tah1ng rồi mới bắt đầu bắt đầu năm học mới, là cái cớ gì? Nghe giải thích là do nhiều cái cần học quá nên bắt học trước chứ không thôi không đủ thời gian. Vậy thì quăng luôn cái ngày khai giảng đi chứ bày ra ngày này làm gì. Mất cái thiêng liêng, cái mong chờ, cái háo hức, cái hội ngộ cho một năm học mới, học rồi mà. Đúng là thầy bà. Nhớ câu đối của Cao Bá Quát  nhà trống ba gian, một thầy, một cô, một chó cái, học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.
Update: quởn quá lang thang coi thấy bác nào đó đề nghị khải giảng ngày thứ 2 tuần đầu tiên tháng 9 thấy cũng hay, coi nhiều quá tẩu hỏa nhập ma chẳng nhớ coi ở đâu nữa. hay nhưng chưa hay nhứt. Vì vầy nè, trẻ nhỏ nghĩ hè đã đời mà bắt đi học rồi độp học luôn 5,6 ngày liên tục tụi nó chết mất, hehe. Người lớn còn vậy nói chi trẻ con, nên khai giảng vào thứ sáu tuần đầu tiên của tháng 9, tụi nhóc lên trường làm lễ khai giảng, gặp mặt bạn bè, xếp lớp, chia tổ, nhóm, ghi thời khóa biểu và tán nhảm ngày đầu năm rồi về nghỉ tiếp, thứ 2 tuần tới đi học thì mới nhập tâm. Chắc hồi nhỏ bác ý ham học hơn ham đi chơi nên thấy nghỉ vậy nhiều quá, ớn lắm rồi, hehe.

RIP

Thật đau lòng. Họ là những kỹ sư, là những người làm việc trí óc, vậy mà họ chết vì những lý do thật kỳ cục. Hay thật, nền giáo dục xhcn đã đào tạo nên những con người xhcn. Coi báo thấy suốt ngày ra rả, kinh tế tri thức, người VN thiên tài... Thấy khoe khoang chế tạo ra cái này, cái kia, thấy thi robocon quốc tế giải này, giải nọ, thấy chế tạo phi thuyền không người lái, chế tàu ngầm nữa, vân vân và vân vân. Vậy mà sao không chế ra cái gì múc mấy cái này ra mắc mớ gì cúi người vô đó múc hả? Bộ chế ba cái này khó lắm hả. Ít ra họ cũng biết những rủi ro có thể xảy ra để mà ngăn ngừa chứ, vậy mà chuyện đau lòng này lại xảy ra. Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí, rồi cũng sẽ có những cái chết thật vô lý như vầy xảy ra nữa cho mà coi. Vn number one. 

One Day - Gary Moore

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Bản năng gốc là cái chi chi

Hỏi chú kia là nghe giang hồ đồn là sang năm trường học kia được trả lại cho nhà thờ phải không chú. Chú ý nói không biết, chú chưa nghe nhưng chắc không trả. Ta ngạc nhiên sao kỳ vậy chú, mượn thì trả chứ, sao lại không trả. Chú đó nói lâu lắm rồi mà. Ta ngạc nhiên lâu là bao nhiêu năm. Chú trả lời từ hồi phỏng g* nói  lộn nói lại giải phóng mà, mấy chục năm rồi mà nên sao mà trả. Ta thấy khôi hài không chịu được, nhưng con thấy như vậy thì vô lý, đã mượn thì phải trả, mượn rồi chiếm luôn á, con không phải người công giáo nhưng theo lẽ thông thường của một con người đàng hoàng thì có mượn trăm năm thì cũng phải chớ. Chú đó nổi khùng lấy cho nhà nước chứ lấy cho cá nhân đâu mà phải trả, con nói vậy là sai rồi. Ta cười ruồi, à nhà nước mượn rồi lấy luôn á, sao giống lừa đảo vậy, mượn là mượn, cướp là cướp, chiếm đoạt là chiếm đọa, gì cũng nói rõ ràng chứ, mà có chiếm đoạt rồi người ta cũng được quyền đòi lại chứ, may quá con ít học chứ con mà học nhiều chắc con khùng khùng điên điên luôn. Má ơi, sợ CS quá trời, chỉ muốn lừa đảo rồi cướp mà ăn chứ không chịu tự làm lấy mà ăn là loại người gì ta. 

?

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Linh tinh

"Vì tôi nhận ra, làm việc ở công ty nước ngoài chỉ thu được kinh nghiệm từ vị trí được giao, không bao quát hết mọi việc như khi làm việc ở công ty Việt Nam. Mặt khác, kiến thức làm ở công ty nước ngoài không áp dụng được vào công ty Việt Nam, bởi một người làm ở công ty Việt Nam thường kiêm nhiều việc. Có thể nói, tôi được học miễn phí từ ICP và Kinh Đô trước khi lập ra công ty của riêng mình."
Nói gì vậy, phụ thuộc vào quy mô công ty và độ chuyên nghiệp của công ty chớ, chứ làm gì nước ngoài, nước trong. Khi mà quy mô lớn, khối lượng công việc cần giao dịch hay xử lý nhiều, mức độ chuyên nghiệp của công ty cao thì thất nhiên phải chia ra chứ không thể ôm đồm hết trong 1 người. Vậy mà cũng mở miệng được. Mà kinh doanh cái gì vậy? Máy giặt á? hay di dân?
**
Quá đúng, ai cũng điên. Từ bị cáo đến nhân chứng và người liên quan cũng như chánh án, viện kiểm sát...tất tần tật.
**
Vầy nè. Phải kiếm kẻ thù nào để đoàn kết dân một lòng dưới sự lãnh đạo của đoảng, nhưng mà nó lại là bậc đàn anh, cùng hội cùng thuyền nên kiếm cái gì bậy bạ để lừa dân chúng đồng lòng, đoàn kết dưới sự lãnh đạo của đoảng. Không thôi dân chúng chì nhìn thấy 1 kẻ thù duy nhất chình ình ngay trước mắt là đảng nó thì sao. Rồi dân chúng lại nâng cao tinh thần cách mạng tháng tám, đoảng trước sinh ra ở rừng cho vô lại ở đó sống thì sao. Kẹt nỗi đâu dám chỉ China là kẻ thù được, không có nó bảo kê thì lấy đâu mà lừa được từng đó năm, nên phải kiếm mấy cái vớ vẩn, bậy bạ đó mà. Đừng có thèm đọc ba cái tào lao thiên địa đó. 
**
Má ơi, sợ cncs quá. Khai báo, tố cáo cũng phải đúng theo đường lối bộ chính trị á. 
**
Trời đất ơi, cán bộ lớn mà ăn có bi nhiêu đó làm bẽ mặt hệ thống lãnh đạo, phạt cho đáng đời. Đáng lẽ không  bằng ông này thì cũng bằng phân nửa của ổng chớ, không thôi bằng một phần của ông này chớ. Làm mất mặt lãnh đạo quá, nhốt luôn để làm gương cho mấy thằng cha khác.
**
Đã ghê ta, chiết khấu mấy chục phần trăm đó hả? Nhớ tạ ơn China nghen, không có nó dễ gì lừa được dân mua cả mớ đó để ngó chơi, thị trường đứng hẳn thì có cái mốc xì gì ăn, may nhờ China mới chuyển hướng qua ăn cái này được. 
**
Sao toàn mang tiếng mấy cái gì đâu là sao.
**
Thấy chưa, sợ cái gì mà sợ dữ dzậy hả? Chơi luôn, cho cạnh tranh luôn, cũng thắng mà lúc đó khỏi nghe tụi nó nói ì xèo. Haha.
**
Mấy tháng trước dân xứ này chết hết chưa ? tại vì không có đoảng lãnh đạo mà.
**
Haha, ráng bới trong đống rác ra 1 thằng cho mặc áo mũ, nhét mấy chữ vô bụng nó để cho có xét xử công minh chứ, cũng văn minh chứ không thôi thế giới văn minh người ta cười sao mà mông muội như thời ăn lông ở lỗ vậy. Hài thật, hề Charlot sống dậy chắc cũng bái sư phụ, bỏ nghề mất.
**
Dễ ẹt, vậy mà cũng hỏi chi. Ngu thiệt hay ngu giả hả? Cho xài $$ tự do thoải mái, ai ưng ông minh xài ổng, ai ưng ông tơn thì chơi với ổng, tự nhiên vàng hết hút liền hà. 
**
Thiệt hông hả? Cái ngân hàng của nó đang xài phần mềm của ai vậy cà? hehe.
**
Đất nước này của mấy ông CS chứ của gì dân hả, vậy thì phụng sự CS hả? Ghê dzậy trời, ưu tiên đặc cách cho vô đảng, hehe.
**
Không có đoảng đã cho mấy chả một mùa xuân đầy ấm no thì mấy cha nội này đang làm nghề gì ta? Chắc bới rác để sống chớ có kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức để làm cái nghề gì đâu. Ch* nó mướn. Sao mà không ơn đoảng quang ving.
**
A, ông này phá bĩnh nghen. Đang chơi trò Ponzi scheme mà nhào vô nói là nó lừa  đảo đó không bao giờ tới thiên đường đâu, đừng tin nó. Mệt ghê, lại phải bù lu bù loa để tiếp tục lừa chứ, phải mất cả ngàn năm lúc đó mới thấy thiên tai của đoảng nghen chưa. 
**
Còn 2,3 năm nữa á, chứ không phải chết trước tết hả? Sao sống dai vậy hở trời.
**
Thì nghỉ làm đi, ai bắt làm mà la um sùm vậy. Tiếc tiền chạy chọt vô làm hả? Đáng đời, 
**
Haha, sao không đặt cái tít là assad muôn năm đi. Tội nghiệp quá, 83 tuổi mà lười làm việc trí não nên lẫn rồi.
**
Tầm bậy tầm bạ. Mỹ là cái đinh gì mà phải nghe nó hả, bộ không thấy VN dùng gậy tầm vông đáng mỹ chạy te, dùng hố chông để lừa xe tăng Mỹ rớt xuống chông đâm chết hả? Tuyên truyền bậy bạ quá..
**
Lấy tin từ farsnews mới ghê, hehe. 
**
Hay thiệt. Cứ cái gì của NN là lãi cao, là hiệu quả, rồi bỗng dưng nó lăn đùng ra chết bất đắc kỳ tử.
**
Hehe, Nga ráng hốt cú chót bằng cách bán vũ khí sau rồi thả tay cho ông quại này về chầu diêm vương, còn China bán gì hả mà bu vô với Nga, khùng cũng khùng vừa thôi chứ.
**
Trơ trẽn. Đất nước của mấy ông hả hay làm bậy quá nên làm gì cũng giấu như mèo giất cứt vậy hả. Giờ lại nói loanh quanh.
**
Chưa chắc là tăng trưởng của thị trường mà là lấp lỗ hổng và giết những doanh nghiệp nhỏ lẻ, vụn vặt của VN và tống cổ hàng China ra, nghĩa là thay thế chứ chưa hẳn là tăng lên.
**
Hay vậy mà thiên hạ chửi nhà báo tùm lum là sao. Đúng là con người mới xhcn, cứ nói thiệt là không dám nghe, quen nghe nói xạo rồi, bịnh nặng thiệt rồi, hehe. Mấy ổng muốn lánh sự đời thì vô rừng hay lên núi tránh người đời để tu chứ, chứ tu giữa phố phường thì người ta hỏi tùm lum tà la vậy càng thể hiện bản lãnh của bậc chân tu. Đúng là mấy sư có quân hàm làm mê muội đầu óc người thường rồi. 
**
Đề nghị quốc hội họp gấp để bổ sung điều luật những điều cấm, có danh sách cụ thể cha nội nào không được nêu tên vì phạm húy, danh sách cập nhật thường xuyên. Không thôi lỡ người ta đặt tên cho con chó là mát, rồi kể con chó mát của tao nó hay sủa bậy lắm thì lại phạm húy. Tên cụ thể bằng tiếng nước ngoài và phiên âm rõ ràng như xay xỉn chui vô hẻm chẳng hạn.
**
Còn xây dựng nhà cửa công trình ở đó thì ok?
**
Chủ tịch hội đồng quản trị ngủ hả? Con nít còn chưa tin nói chi người lớn.
**
VN thứ 2 chui xuống cống rồi. VN thứ 3 rồi cũng lại chui xuống cống mà thôi. Bộ tất cả định hẹn gặp nhau ở cống hả?
**
Gì vậy hở trời. Độc ác vậy chưa đủ sao mà biểu người CS có thêm trí tuệ, vì người CS có trí tuệ thì không lương thiện mà, hay là biểu họ thôi là CS?
Dạo này mấy người làm ăn này trả lời BBC hơi bị nhiều và hơi bị giống nhau, bắt đầu từ bà Yến.

Thiệt lòng?

Cô kia là cán bộ nhà nước. Bữa kia có người quen mất, cổ không đi viếng. Cổ chat với ta là không đi vì thằng cán bộ này cà chớn. Ta khuyên mấy chuyện đó là chuyện nhỏ, bỏ qua đi, cho người ta ra đi thanh thản, nghĩa tử là nghĩa tận mà, nên đi viếng đi. Cổ chống chế, em bận công tác xa nên không đi được. Ừ, nếu ở xa thì đành vậy, chứ biết làm sao. Bẵng lâu quá nên quên mất, hôm rồi lên FB thấy cổ khóc thương cho người mất, bạn bè FB xúm vô cổ. Không biết cổ nghĩ lại hay là người ta treo status trên FB để cho thiên hạ thấy mình chân thiện mỹ. Mong là cổ nghĩ lại, dù vậy vẫn cảm thấy rầu lòng. Bữa nay thiên hạ hay thiệt.

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Bình dân học vụ

Chạy lúp xúp theo mấy bác này, phụ mấy bác ý phổ cập bình dân học vụ. Chời, nâng cao dân trí là chủ trương lớn của đảng và nhà nước đó nghen. Nghe lời đảng và nhà nước đó mà.
Đây nè.
Đây nữa nè.
Đây nữa nè.

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Thói quen

Thấy cái ông kia ổng biện minh là ổng mừng quá nên ổng quên mất la to ơn đoảng, ơn bác chứ thâm tâm ổng không nghĩ vậy. Không biết chả nói chơi hay nói giỡn, nhưng dù gì thì cũng đã đến lúc cần thay đổi thói quen. Tập nói ông HCM chứ đừng nói chú (uncle), nói ông bà cô thay vì nói đồng chí, nói viên chức thay vì nói cán bộ, nói đề nghị, yêu cầu thay vì xin xỏ, thưa cán bộ, đảng nó thay vì nói đảng ta, vân vân và vân vân vân. Tới trăm năm nữa mà mở miệng nói mấy cái từ điên điên khùng khùng đó thì người ta bắt vô nhà thương điên liền, vì họ tưởng khùng mà. Thói quen ăn vô máu khó chữa lắm, phải trừ khử nó khi nó chưa ngấm vô máu thì may ra mới tiệt nọc được.

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Sách giáo khoa

Ngày xưa, học lớp 10 học vật lý chẳng hiểu gì hết trơn. Thầy dạy cũng chẳng hiểu, coi sách giáo khoa càng thấy ngu hơn. Một bữa thấy quyển sách vật lý đại cương của anh trai đang học đại học, tò mò mở ra coi. Coi xong thì bỏ luôn sách giáo khoa, mượn sách của anh để học vì nó dễ hiểu hơn. Tới hè năm lớp 10, nghe nói là lớp 11 học hình học không gian khó lắm nên lục tùm sách cũ coi trước sao. Coi sách giáo khoa lớp 11 chẳng hiểu gì hết, ghét quá đi kiếm quyển khác, may quá vớ được mấy cuốn sách hình học của người anh khác học trước năm '75, coi vô thấy dễ hiểu vô cùng, cảm thấy hình học không gian còn hay hơn cả hình học phẳng nữa mới kỳ, lúc đó yên tâm, nghỉ hè chơi thả dàn luôn. Năm 12 học toán, chị gái học sư phạm toán, có mấy bài tập tích phân, đạo hàm gì đó chị làm không ra, lúc đó ta cũng đang học mấy cái đó. Chị nói ta coi thử, ta mượn sách coi rồi làm luôn cho chị. Thấy khoái quá, mượn luôn sách chị để học. Tiếng Pháp nữa chứ, lúc đó toàn học cách mạng, kháng chiến chống pháp, chống mỹ, anh dũng hy sinh, yêu nước là yêu xhcn... thấy ngu người luôn, có chú kia bạn của anh hai đi tu nghiệp ở Pháp về, chú cho mấy cuốn sách giáo khoa của trẻ con ở Pháp, coi thấy khoái gì đâu. Tự dưng ghét sách giáo khoa quá chừng. Thầy giáo cũng cho mấy cuốn sách tiếng Pháp dành cho trẻ con ở Nga, coi thấy dễ thương gì đâu. Thích đến nỗi vẽ hình trẻ con là cho mặc đầm, là cho thêm mấy cái nốt tàn nhang vô mặt y như thiệt, hehe. Nhờ vậy nên học tiếng Pháp khá, có lần thầy giáo nghỉ dạy, thầy kia dạy giúp, thầy vô lớp biểu ta lên bảng đổi từ voix active qua voix passive và ngược lại. Chời, cái món này ta gặm ngon lành, nên ta làm ngay tắp lự. Thầy cho tiếp mấy câu khó hơn, ta làm tuốt luốt. Thầy đem nguyên cả đề kiểm tra lớp 12 có tùm lum thứ gì đó ra bắt ta làm, ta chơi phát 1, lúc đó ta mới học lớp 10. Hôm sau thầy lên lớp của thầy, thầy la mấy anh chị  1 trận te tua. May ghê đó, may mà coi sách tùm lum tà la nên ta mới vậy, chứ học trong mỗi mình sách giáo khoa chắc bi giờ ta điên điên khùng khùng rồi, nói năng lảm nhảm như mấy ông theo chủ thuyết mác lê stalin mao thì chết, hehe. 

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Máu CS

Mấy người đánh bạc họ nói không bỏ được là do họ có máu cờ bạc, nên muốn cũng không bỏ được. Nghe giang hồ kể con của pô lít kia bị giang hồ đánh tè le, ông pô lít này cũng hơi bự con, người ta không thương xót mà còn chửi cho đáng đời, cha ăn mặn con khát nước gì đó, chửi tùm lum hết. Ta kể cho thằng nhóc kia, nó giựt thót mình, ai làm nấy chịu chứ sao kêu con cái chịu, ta mắc cười tao biết đâu thấy người ta kể sao tao kể vậy, mà tao thấy cũng đúng, nó hơi bực mình, sao chị nói đúng, ba nó làm mắc mớ gì nó chịu, hehe, bộ mày liên tưởng tới ba má mày và mày hả, ai biểu nó làm bậy bạ thì giang hồ đánh te tua là đúng rồi, hơn nữa nó lớn lên, sống trên đầu trên cổ người khác bằng của cải cướp bóc được thì phải trả giá chứ, nó giỏi, nó đàng hoàng thì nó thấy nhục vì sống trong gia cảnh đó thì nó trốn mẹ sang xứ nào để sống để đừng có nhìn thấy mặt người quen vì sợ thấy nhục chứ, trời xử chứ người đâu xử ba cái đó, trời đất công bằng chứ, bộ mày không thấy đúng á. Tò mò, ta kể chuyện giang hồ chém giết này cho cô kia cũng là con cán hơi bự bự, cô này cũng giựt thót người và nói 1 câu y chang thằng nhóc kia, ta sợ quá, mày làm tao nổi da gà rồi đó nghen. Ta thấy khôi hài quá nên kể tiếp cho chị đo đỏ kia coi thử sao, chị cũng phang 1 câu y chóc mấy câu ta nghe thấy. Ta khiếp đảm quá chừng, đúng là máu tanh không rửa sạch được. Khi có chuyện gì thì cắt ngay mối dây liên hệ, thằng nào làm thì thằng đó chịu, lạnh lùng, dửng dưng, thấy mà sợ. Khi còn lợi dụng được thì giữ chặt mối dây liên hệ để lợi dụng chứ không phải do máu mủ tình thân. Họ từ đất nứt ra chứ không phải do người đẻ ra nên không có cảm giác máu mủ, ruột rà là gì. Họ là con gì ta, vậy thì còn gì để nói cho phí cơm?

Just in time

Không còn thời điểm nào tốt đẹp hơn lúc này. Cơ hội giống như người có nhúm tóc trước trán, hãy chụp lấy nó ngay khi nó vừa lướt tới chứ khi nó đã vụt qua thì không còn làm được gì nữa. Cơ hội ngàn năm có một, bây giờ không làm thì cả trăm năm nữa mới may ra có cơ hội lần nữa. Khi mà giang hồ lưu văn manh đã chịu bước lùi 1 bước thì hãy tấn công mạnh, tấn công dồn dập, lấy toàn sức tấn công tổng lực không được chần chừ. Khi giang hồ lưu văn manh đã trong tư thế lùi dù chỉ 1 bước nhỏ vì những lý do ai cũng thấy rành rành thì tấn công tổng lực sẽ làm nó mất đà té ngay lập tức. Còn không thôi khi mà nó đã trụ vững sau bước lùi thì nó sẽ tiến tới, mạnh hơn, tàn ác hơn, bản chất của lưu văn manh là đâu có luật lệ văn minh, đạo đức gì đâu.  

Dậy mà đi hởi đồng bào ơi

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Linh tinh

Vầy nè, bồi thường hay hỗ trợ đều móc tiền dân ra mà trả, bồi thường thì có thằng chịu trách nhiệm, có thằng bị phê bình, có thằng bị đá văng mất chức, còn hỗ trợ thì chẳng phải lỗi thằng nào, thằng nào cũng yên ổn tại vị để tiếp tục móc túi dân. Đời sao ch* má thiệt.
**
Học nghề như cô này nè, hay nghề thêu chỉ vàng.. mấy nghề xưa nay hiếm đó thì mới kiếm cách di cư qua Mỹ chứ học nghề nail, làm bánh thì sao kiếm cách ở Mỹ được, hehe. 
**
Nhà chùa khuyến khích bắn giết hả? Chời ghê quá, ni cô xhcn phải vậy hả?
**
Má ơi, nói sao giống y chang cán bộ tuyên huấn chứ không phải CEO.
**
Hoặc y án, hoặc trắng án, vậy mới gọi là xử án. Sao lại giảm như vậy hả? Vậy thì tòa không làm nhiệm vụ xử án mà toà làm mỗi nhiệm vụ kết án. Lừa gạt ver 2.0 hả?
**
Sao người ta không ý kiến về việc này mà ý kiến mấy cái ba xàm khác? Tại sao miễn cho ngành đó? Ngành đó cần thiết gì chi xã hội mà miễn? Vì khi miễn là lấy tiền ngân sách là tiền thuế người dân để bù đắp cho cái đó, thì phải có lý do chính đáng, vì cái ngành đó chẳng đem lại ích lợi hay của cải gì cho xã hội và người dân thì sao lại miễn.
**
Cờ là gì? tạo sao gọi cái đó là cờ? 
**
Thiếu 1 chữ rồi, chính quyền lắng nghe dư luận viên chứ.
**
"Nhưng điều kỳ lạ mà không thể lý giải được là dường như Đảng và Chính phủ đã làm nên kết quả kỳ diệu ấy. Họ đã biến cái phi hiện thực thành hiện thực, làm cho vô cảm trở nên xúc cảm đậm đà nơi dân chúng trong cảnh ngộ - điều khác hẳn với thói quen và não trạng vô cảm quan chức ngày càng tràn ngập trong xã hội và chốn quan trường."
**
Haha, con chó ngao biểu là con sư tử mà khố thằng bị lừa, thì ba cái đồ này là chuyện nhỏ. Không dựng số liệu thì ông còn lừa đảo đảng cs quang vinh sao được hả, thì sao mà gom vàng, dom $$ được hả.
**
Thằng kia bậy quá, vô tội thì cho ở tù 5 năm thôi chứ sao bắt nhốt nó tới 12 năm hả?
**
Phóng viên giỏi thiệt, chết chưa, tâm không tĩnh thì nói năng bậy bạ, lủng cà lủng cũng. Thầy bà gì mà như gà mắc tóc vậy, ai biểu đi nghiên cứu mấy cái tầm bậy tầm bạ nên đầu nó hỏng ra. Hehe.
**
Lại còn ráng nữa chớ, tưởng dân thằng nào cũng ngu như heo hả? hehe.
**
Hiếp pháp cũng cóc có quy chuẩn thì ba cái muỗi này đòi quy chuẩn là cái gì, đồ khùng.
**
Do nhà nước biểu học tập tấm gương ông kia kìa. Ổng đổi tên rồi còn đổi luôn họ, cắt đứt mọi mối quan hệ thân thuộc luôn mà.
**
Chời, cắn lưỡi chết chứ biết làm gì với đồng chí, đồng bọn hả? Đừng nói nó bẻ hết răng rồi nghen.
**
Nói tầm phào, học hành cho lắm ngu người ra. Đơn giản nhất là cho ai muốn bán thì bán, cha con nó đạp giá loạn xì ngầu thì người dân hưởng lợi, rảnh quá áp giá trần, giá sàn.
**
Tư tưởng bị dao động, cần coi lại tư cách đảng viên. Thống nhất từ trên xuống sao mở miệng nói lóp by là cái gì, bậy bạ không hà. Bộ đoảng bị thoái hóa hả?
**
Lấy tư cách gì mà mở miệng nói vậy hả? Dô diên, ba xạo.
**
Có gì khó hiểu đâu mà giải thích tùm lum, rối rắm quá. Đơn giản là vầy nè, bây giờ nhà cái không chơi bài như xưa được nữa, nghĩa là lúc nào cũng đớp hết, nên giả bộ thua 1 trận, để lừa 5 trân, giả bộ thua tiếp 1 trận để đớp 3 trận, giả thua tiếp 2 trận để lừa 6 trận., giả bộ thua 3 trận để đớp 10 trận. Tính chung cuộc là thắng hay thua hả? Lại còn dụ dổ được một đống thằng tham gia chơi tới khi nó lột sạch còn mỗi quần xà lỏn thôi.
**
Dù gì cũng tốt hơn chính quyền của mấy xứ đó gấp bội lần. Quản lý xứ sở kiểu ngu dốt hay điếm đàng nên để đất nước cần sự viện trợ vậy hả. Nếu dân không đói nghèo thì cần quái gì viện trợ.