Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Nghĩ tầm bậy tầm bạ

Coi mấy cái này, nghĩ tầm bậy tầm bạ. Đầu óc ta sao toàn nghĩ tầm bậy không ta, hehe. Cơ quan hành pháp như mấy bộ, ban ngành, chính quyền địa phương cũng là một đối tượng chịu sự điều chỉnh của luật như mọi người dân, vậy mà đoảng làm sao cho người dân mụ mị cả người, coi như là chỉ người dân chỉ mới là đối tượng điều chỉnh của luật pháp. Má ơi, sợ chết luôn. Ví dụ như khi luật được quốc hội thông qua thì nó nghiễm nhiên có giá trị thi hành, đằng này phải chờ chú phỉng ban hành nghị định ban hành cái luật đó thì nó mới có giá trị thi hành. Trong khi nhà nước cũng là 1 đối tượng chịu sự điều chỉnh của luật pháp mà nó lại làm chức năng giải thích và xét xử luật, đó là việc của tư pháp. Nó chỉ có thể thi hành luật theo đúng chức năng, phần hành mà luật pháp quy định nó làm cũng như công dân thi hành phần mà luật pháp điều chỉnh hành vi của họ. Ví dụ như người giao thông thì phải thực hiện chức năng khi tham gia giao thông, các cơ quan ban ngành từ bộ đến địa phương thực hiện chức năng hỗ trợ và quản lý giao thông theo đúng luật mà quốc hội đã thông qua. Vì các cơ quan ban ngành đó cũng là đối tượng chịu sự điều chỉnh của luật giao thông. Nếu mà cơ quan ban ngành thực hiện sai luật về phần hành nó thì cũng bị kiện, phạt, bồi thường gì đó theo đúng luật. Đằng này chú phỉng đứng ra ban hành luật mới ghê, sau đó bộ quy định về những việc được làm và không được làm mà luật đã quy định, đúng ra cái khâu ra nghị định của chú phỉn là thừa, và cái thông tư viết i sì, thêm thắt chút ít của luật mà được quốc hội thông qua là cũng thừa, bộ chỉ được phép ra những văn bản chi tiết mà luật bắt nó làm, như quy định số lượng, số tiền, cách thức, giấy tờ, chứng từ kèm theo, thời gian, thời hạn, thời điểm... còn những cái của thằng dân ngu khu đen thì mắc mớ gì nó nhai lại làm chi, đó đâu phải việc của nó mà là việc của người dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét