Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

học ngoại ngữ

Hồi xưa nhà ta có cái máy quay đĩa cơ, ta mở nghe nhạc tiếng Anh. Cái máy và mấy đĩa hit hồi ba ta đi Taiwan hay Hongkong gì đó mang về, mua cả đống đĩa nhạc Anh Pháp, hình như là toàn là đĩa hit. Ta không biết một sợi tiếng Anh vì hồi nhỏ học tiếng Pháp mà nhưng ta cứ nghe mấy bài hát tiếng Anh, bởi vì nhạc hay. Nghe riết ta cảm nhận được cái hay của giọng điệu tiếng Anh luôn, nó thấm vô người lúc nào đó, hehe. Nên sau này ta cùi không sợ lở,  tự học tiếng Anh luôn. Sau này ta nghe hát tiếng Tây ban nha trước, nghe tùm lum cho nó thấm vô người, sau đó bắt đầu học tiếng Tây ban nha, lúc đó cảm thấy phát âm nghe dễ chịu, thân thuộc vì đã nghe hát hoài rồi mà mà dù chẳng hiểu gì hết, hehe. Bữa nay rảnh tỗi nghe thử mấy bài hát tiếng China coi sao, để cho nó thấm vô người rồi học tiếng đó cho dễ đó mà. Chời, nghe thấy hơi chát, kiểu chát chát giống kiểu miền Bắc VN nói đó, chắc là do ta chọn nhạc dở đó mà, chắc gặp trúng mấy ca sĩ từng lăn lộn dưới gầm sân khấu hay chui rúc phía sau cánh gà, hehe. Chắc phải nghe giọng đàn ông cho đỡ thấy chát. Giống như giọng người Bắc, giọng đàn ông nghe  trầm nên nghe thấy ấm hơn, đỡ thấy chát đó mà. Giọng phụ nữ và trẻ con thì đúng là gái miền Tây nam bộ nghe hơi bị ngọt. Mà thiệt tình, giọng phụ nữ và trẻ con ta vẩn thích giọng Pháp hơn mấy thứ tiếng khác mà ta đã học. Nghe cho quen lỗ tai rồi thì nghe giọng gì cũng được, không thành vấn đề, chớ nghe lúc đầu mà không hợp gout thấy nản chí anh hùng liền. Ta đọc bài tóm tắt ngữ pháp căn bản tiếng China giống như đọc truyện trinh thám đó sau đó ta phát hiện ra là ngữ pháp cũng na ná như tiếng Việt chỉ có viết là chày cối hơi bị mệt. Ta có tật là đọc ngữ pháp lướt như coi truyện để hiểu cái hồn nó sau đó mới xé từng tờ bỏ vô nồi hầm cho chín rục cả xương lẫn tủy. Hồi học đại học ta phải học tiếng Nga, bi giờ kêu ta nói tiếng Nga được thì ta chết ngay. trả hết thầy để thầy dạy người khác chớ. Mà học cái kiểu quái quỷ gì hay thiệt đó, quên sạch sẽ luôn mới ghê. Dĩ nhiên nhìn chữ vẫn biết đọc nhưng không hiểu nghĩa gì hết trừ những cái giống giống tiếng Anh hay tiếng Pháp thì ta đoán mò thôi. Học thì dốt nhưng mấy cái vụ đoán mò thì ta giỏi lắm, không trúng thế nào cũng trật. Tuy là chữ slave khác chữ latinh nhưng đều có chia động từ, chứng tỏ tư duy người Âu có nét na ná giống nhau. Còn tiếng Việt, tiếng China chẳng có chia động từ gì hết chứng tỏ tư duy có kiểu gì đó giống nhau. Ta mới hiểu tại sao ông bà già hồi xưa dạy con cháu học viết tiếng Việt dạy thiệt kỹ nét sổ dọc, sổ ngang, và một đống nét rồi mới dạy chữ, là do họ bị ảnh hưởng nhiều từ việc học tiếng Hán, tiếng Nôm đó mà. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét