Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

Bất thường

Mới hôm trước coi thấy bà cô giáo kia đứng quỳ để đưa đơn, hôm nay coi thấy trò kia bị bỏ quên trên xe tới chết luôn. Sợ thiệt. Xã hội này đã đi tới tận cùng của sự thối nát. Chuyện gì cũng có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên trái đất này nhưng cái thái độ đối với những hành vi đó cho thấy 1 xã hội thối nát như thế nào. Xứ này cho rằng nghề giáo là nghề cao quý nên nhất quyết phải quỳ để được đi dạy. Cao quý mà có tư tưởng nô lệ, nhục nhã như vậy thì những cái mà xã hội này không kêu là cao quý thì sẽ như thế nào? Công việc ở mức độ thấp nhất là cái kiếm miếng cơm để bỏ bụng, mức độ cao hơn có thể là để  thoả mãn đam mê, là niềm hạnh phúc trong cuộc sống.  Quỳ gối, chui háng, bợ đít, sao cũng được, không quan trọng, miễn là được làm cán bộ. Một xã hội nô lệ ngay giữa thế kỷ 21. Kẻ nô lệ thì nhục nhã, nhưng đôi khi vì ở trong thế sống chết thì người ta cũng có thể thông cảm vì mạng sống rất quan trọng, nhưng những cái không liên quan tới sống chết mà sẵn sàng làm nô lệ thì quá đê hèn, nhục nhã. Không có việc này thì có việc khác, khi 1 cánh cửa đóng sập trước mặt thì đâu đó sẽ có cánh cửa khác mở ra đó mà. Nhưng cái ý thứ nô lệ đã nhục nhã thì cái ý thức làm chủ nô còn nhục nhã gấp bội lần. Bởi vi chủ nô nhận thức được mình là nhân tố gây ra vấn đề nô lệ- chủ nô, và chủ nô là người bỏ nút thắt nô lệ- chủ nô dễ dàng hơn nhiều so với nô lệ cởi bỏ nút thắt đó, vậy tại sao không làm? Ít ra cũng nhận thức được là con người sinh ra là cá thể tự do, và con người nhận thức, cảm nhận đựợc cái sự tự do đó như thế nào, nhưng rốt cuộc hèn hạ đến nỗi tròng cái vòng nô lệ vào đầu đồng loại của mình thì còn tệ hơn cả loài cầm thú không được học hành, không hiểu biết. Trong một xã hội với tư tưởng nô lệ- chủ nô bao trùm trong đó thì thân phận 1 con người, nhất là con người nô lệ không khác 1 miếng giẻ rách. Người này ở mặt này có thể làm chủ nô nhưng mặt khác lại làm nô lệ cho kẻ khác. Vậy nên chuyện người có chức trách bỏ quên trẻ con đến chết là chuyện bình thường, chẳng có gì lạ ở xứ này. Xứ khác người ta ham chơi games đến độ bỏ mặc con nít đến chết là chuyện đã từng xảy ra, nhưng đó là họ chịu trách nhiệm cho chính đứa con của họ, họ phải trả giá điều đó. Người ta không ngăn cản  người thần kinh không bình thường, hay bịnh tật có con mà người ta chỉ khuyến cáo họ và người thân họ để giúp họ không có con, cho nên có thể xảy ra chuyện đó vì có những ông ba bà má không xứng đáng ở mức tối thiểu làm cha mẹ. Ở mức độ nào đó có thể tách đứa con ra khỏi những cha mẹ đó để đảm bảo cho nó điều kiện phát triển tốt hơn nhưng không có caí gì trên đời là hoàn toàn tuyệt đối.   Còn đây là công việc, những người liên quan tới công việc là những con người bình thường, với nhận thức đầy đủ, và có đủ năng lực cho những hành vi tác động lên người khác, vậy mà để xảy ra chuyện thương tâm như vậy. Còn kêu là tiêu chuẩn quốc tế, là giành cho nhà giàu, là đẳng cấp trên. Đúng là không biết nói như thế nào nữa. Nếu lỡ gặp người không tốt nhưng cái quy trình làm việc phải tốt để có thể kiểm soát quá trình và loại bỏ người không đáp ứng với môi trường đó. Các tiêu chuẩn ISO cũng chỉ là bộ tiệu chuẩn kiểm qua qua quy trình thôi mà. Ví dụ thầy cô, tài xế kiểm tra theo quy trình lập sẵn, bọn trẻ tự kiểm tra nhau theo quy trình đã đưa ra thì việc 1 đứa trẻ bị bỏ quên trên xe ít nhất cũng được bạn bè nó biết, thưa cô còn bạn con chưa xuống xe chẳng hạn, đó là ý thức quan tâm tới người khác. Nhưng mà cán bộ sống bằng tiền dân mà còn cóc coi dân ra gì, thầy cô dạy học sinh chẳng hề quan tâm tới học sinh thì chuyện bọn trẻ hành xử văn minh như vậy thì đừng có mơ. Có lần đi máy bay thấy cô kia nằm nhắm mắt khi máy bay đã đáp xuống, ta không biết cổ ngủ hay bị bịnh, ta không biết làm sao nên khi ra tới cửa máy bay ta nói với cô tiếp viên là chị thấy dãy ghế xyz có cô kia nằm nhắm mắt mà không biết cổ ngủ hay bị bịnh. Đó là xong trách nhiệm của ta, còn trách nhiệm tiếp theo là của cô tiếp viên. Dĩ nhiên không ai bắt buộc ta làm vậy, cho nên cái gọi là trách nhiệm đó là ta tự nhận lấy chớ không ai bắt buộc. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét