Coi bài báo kia thấy nói là cô dâu VN sau khi đồng ý kết hôn qua môi giới hôn nhân với người Hàn quốc thì học tiếng Hàn 3 tháng rồi mới qua Hàn quốc, ta thấy họ gan thiệt, nếu như ta, ta sợ thí mồ. Cho nên mới thấy mấy cô đó gan đó mà. Học 3 tháng không biết học được những gì, thậm chí có những người không biết tiếng Hàn cũng đi luôn mới ngon. Không chỉ người lấy chồng Hàn, mà lấy chồng Đài, chồng Thái... cũng vậy. . Dĩ nhiên những cuộc hôn nhân như vậy thì vốn từ cần sử dụng không nhiều. Vì nhu cầu diễn đạt trong cuộc sống của họ chỉ giới hạn trong một phạm vi nhỏ của ngôn ngữ. Có cô kia lấy chồng Thái không biết 1 sợi tiếng Thái, được cái ông chồng giàu nhưng cũng hơi già, lớn tuổi hơn cả ba cổ, ta tò mò hỏi vậy con qua đó không biết tiếng của nó, nó không biết tiếng của con thì làm sao, mua máy phiên dịch á. Nó trả lời đúng rồi cô, con dùng máy phiên dịch nhưng cũng đâu có nói gì nhiều đâu, sau đó con từ từ học tiếng Thái mà, giờ nó nói sõi tiếng Thái rồi. Ta học tiếng China, tiếng Tây ban nha mấy năm rồi mà thấy còn ngọng tới ngọng lui. Dĩ nhiên đâu phải học thường xuyên, khi nào rảnh thì học, nhưng cũng còn tùy có khi rảnh mà lười thì khỏi học luôn, hehe. Với lại tự học nên cũng hơi lâu, nhất là tiếng China nói một đằng viết 1 nẻo mới kinh dị, lâu lâu quên mất béng chữ đó viết ra sao cho dù trước đó đã luyện mỏi tay, chớ tiếng thuộc hệ latin thì dễ hơn. Vậy mà khi nói tiếng China, tiếng Tây ban nha ta cũng sợ mình ăn nói mất lịch sự hay bậy bạ gì đó làm người ta hiểu lầm thì ngại chết. Ngay cả tiếng Anh tiếng Pháp ta khá hơn chút mà khi ta mở miệng nói cũng còn sợ ăn nói mất lịch sự hay phát âm ra sao đó thì chữ này thành chữ kia thì mệt đa.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét