Hổm rày ham hố học thêm tiếng China nên không có thời gian rảnh để mà tào lao. Vừa ôn lại tiếng Anh, tiếng Pháp mà bì bỏm học tiếng Tây ban nha nữa mà. Chỉ để nói chuyện tào lao và coi truyện coi báo nên học nhiêu đó là vừa cần gì phải chuyện sâu. Nên ít coi báo chí hẳn đi. Bữa nay thấy bà con bàn tán tùm lum cái vụ trường đại học gì mà nhà đầu tư Mỹ bỏ tiền vô để dạy dỗ ở VN. Coi mấy bài ý kiến nhăng cuội trên báo tây, báo ta ta thấy phát ớn nên ngứa miệng. Nói hơi quá một chút nhưng thiệt tình 10 cái đến 8 cái tào lao, còn được 2 cái đúng là người nói. Ai cũng nhân danh lòng nhân đạo để dạy dỗ người khác lòng nhân đạo, thấy phát gớm chết đi được. Nhớ chuyện này trong kinh thánh Còn Đức Giê-su thì đến núi Ô-liu. Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền Thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ. Lúc đó, các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn đến trước mặt Đức Giê-su một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, rồi nói với Người: "Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao ?" Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi." Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giê-su, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. Người ngẩng lên và nói: "Này chị, họ đâu cả rồi ? Không ai lên án chị sao ?" Người đàn bà đáp: "Thưa ông, không có ai cả." Đức Giê-su nói: "Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu ! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa !" Xưa ta coi búa xua, cả Kinh Thánh lẫn Kinh Phật, chỉ chưa coi Kinh Coran thôi. Những người phê phán mạnh miệng nhất là những kẻ đạo đức giả nhất, những kẻ kêu tha thứ cho kẻ thù cũng có một số kẻ đạo đức giả, vị tha là ở trong tâm chứ không phải đầu môi chót lưỡi, người hiền thở ra cũng hiền nên chỉ cần nghe giọng nói là biết thật tâm hay giả đò, nhưng suy cho cùng cho dù giả đò đi thì hành động đó cũng đáng được ghi nhận, ta lại mâu thuẩn rồi. ma thiệt tình họ có đủ tư cách để mở miệng dạy đạo đức? Lòng vị tha hay sự phán xét phải đi cùng với sự công bằng, sự sáng suốt. nếu muốn phán xét sao không phán xét cải cách ruộng đất đã đem đến nỗi đau cho bai nhiêu con người, sao không xem xét cải tạo tư sản cùng với sự trốn chạy CS đã đem đến bao nhiêu cái chết cho những người khác, sao không phán xét từ năm '45 tới giờ đã đem lại đau khổ, tối tăm ngu dốt cho bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ? Khi mà thể hiện được sự công bằng mới nói đến lòng nhân đạo. Họ không nhìn thấy ai gây ra nỗi đau cho những con người đó. Không thấy hay cố bịt mắt để không thấy? Khi mà người ta khóc nước mắt chảy vào trong, vì nhiều quá, vì mặn quá nên không tràn ra ngoài được, họ câm nín vì đau đớn quá, nỗi đau đó người khác chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim chứ không nhìn thấy bằng mắt thì người ta sẽ hỏi tại sao họ lại chém giết nhau như vậy.? Vì cái lẽ gì? Nếu có thể thì chính những con người đó mới có quyền phán xét. Những người khác họ nhân danh cái gì mà phán xét khi họ cũng gây ra tội lỗi có khi còn nhiều hơn nữa hay họ không có đủ thông tin để nhìn thấy hết vấn đề, trừ trường hợp công việc họ la phán xét. Ta thấy tởm lợm thiệt, con người ta kiếm tiền, kiếm danh tiếng, địa vị của cải trên xác người, rồi giở giọng đạo đức. Đó gọi là hạng gì? Cái gì cho qua được thì cho qua đi, ai trong đời chẳng có lúc lầm lỗi. Vấn đề là biết phục thiện chứ không phải là vấn đề kết án. Mà chắc gì người ta có đủ nhận thức, hiểu biết, và thông tin để có thể chỉ nhìn thấy một phía nào đó để rồi đi kết án người nào đó. khi mà không đủ thông tin mà vội kết án người ta đó chính là hành vi giết người về mặt tinh thần, thậm chí đôi lúc có thể là mặt thể chất. Một người khoẻ mạnh là không chỉ khỏe mạnh về thể chất mà còn phải khỏe mạnh về mặt tâm thần.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét