Những người thế hệ ba má ta trong miền Nam nói giọng rất nhẹ nhàng như vẫn rất vang chớ không phải nói nhẹ mà yếu ớt. Còn những người thế hệ ta thì hên xui, những người bị ảnh hưởng nhiều từ những người kiểu ba má ta vẫn nói giọng như vậy, còn những người bị ảnh hưởng từ bắc kỳ CS thì nói giọng hơi bị chát chúa, nghe hơi nhức óc. Có thể ta quen nghe giọng nhẹ nhàng rồi nên nghe giọng chát chúa thấy hơi nhức đầu, còn những người quen nghe giọng chát chúa rồi họ vẫn thấy là bình thường. Nhưng cũng có những người ráng tập nói cho nó nhẹ nhàng mà vẫn cứng nghe thành đãi giọng thấy kỳ gì đâu, có thể tính cách họ không nhẹ nhàng cho nên ráng tập cũng vẫn không giấu được cái kiểu đó hay luyện sai thầy. Có thể mấy người xưa một phần là họ ảnh hưởng từ ăn hóa phong kiến hồi xưa cộng với văn hóa Pháp, dễ thấy nhất là tiếng Pháp accent thường nhẹ hơn tiếng Anh ngay cả đối với mấy phụ râm rít như ch, sh, dz, z... Ngay cả phát thanh viên mấy đài như RFI, VOA tiếng Việt .. mà thế hệ mới bây giờ nghe giọng đôi khi ta vẫn giựt mình. Chắc tại ta nhạy cảm quá. Có thể tại ta kỳ cục nên vậy, chớ nhiều người bi giờ cũng thích và cố tình nói giọng rất chát chúa vì cho là ăn nói hùng hồn mới thể hiện sức mạnh, uy lực gì đó. Ta giờ chắc lạc hậu quá rồi.
Bữa kia gặp thấy giáo cũ dạy ngoại ngữ hồi phổ thông, ta nói em đi qua Paris chơi, nghe dân Paris nói em mới phát hiện là hồi xưa thầy dạy tụi em y giọng Paris cho nên em thấy mình rất may mắn được học tiếng Pháp từ thầy. Hỏi thăm thầy giờ còn dạy không nghe nói là nghĩ rồi. ta thầy tiếc nên năn nỉ thầy rảnh thì dạy cho vui, những ai được học thầy sẽ là may mắn đó, chớ nhiều người dạy ngoại ngữ bị giờ phát âm sai tè le ra đó. Dĩ nhiên chủ yếu giờ tiếp xúc thầy và trò tiếng Anh chớ hông có tiếng Pháp cho nên ta nói phát âm sai tè le là phát âm tiếng Anh đó. Thầy cô còn nói sai thì học trò nói đúng kiểu gì, chỉ có siêu nhân mới nói đúng khi thầy nói sai, ngay cả dạy thêm còn phát âm sau tum lum thì hông hiểu họ nghĩ gì trong đầu nữa, kiểu vietlish đó. Tiếng Pháp thì khó nhằn nhất là mấy cái giọng mũi, ngoài ra còn từ r nói cho giống francais nữa nhưng mà không quan trọng, cô ca sĩ Dalida phát âm r rung y như kiểu ý hay Tây ban nha gì đó, chắc là Ý vì cổ gốc Ý mà chớ đâu phải Pháp origine nhưng cổ vẩn nổi tiếng như thường mà, hehe. Còn tiếng Anh thì ta thấy người ta phát âm tùm lum ra nên ta thiệt tình không biết cái nào khó nhằn nhất, thấy lộn xộn cả rổ luôn. Chủ yếu là do lười biếng chớ hông phải do khó, chớ mấy đứa cháu thấy nói tiếng Anh sai, ta luyện cho 1 lát là nói đúng liền, nhưng một thời gian sau là lại thấy nói sai, thấy mắc nản vì thầy cô nói bậy, bạn bè cũng nó bậy cho nên riết rồi nhiễm bậy luôn. Dĩ nhiên ta luyện xong rồi ta mở từ điển oxford, merriam webster để tụi nó nghe để kiểm chứng chớ, lấy căn cứ đâu mà kêu ta phát âm đúng, thầy cô đi dạy còn có cái bằng đại học, sau đại học gì đó để chứng minh cho nên có nói bậy cũng không cần kiểm chứng, hehe. Nghĩ mà rầu. Hồi xưa ta nấu cơm cũng đọc tiếng Pháp, giặt đồ cũng đọc má ta còn sợ ta học nhiều khùng, chẳng hạn luyện giọng mũi ta cứ đọc mấy từ kiểu constantin là luyện 1 phát được mấy giọng mũi cho nên nghe không giống khùng cũng hơi lạ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét