Tại sao giờ xứ này bà con hở chút là mở miệng kinh kệ phật pháp tu hú gì đó, không thì lôi điển xưa tích cũ mà nói, hay là những quy tắc cổ lỗ sĩ từ mười tám đời vua hùng ra để nói. Bởi vì giờ người ta chẳng biết cái gì đúng cái gì sai. Sai là đúng, đúng lại là sai cho nên họ bám vô mấy cái đó để cho thấy mình có đạo đức, hehe.
Bữa kia đứa bạn cũ học đại học, giờ làm cán bộ, nói trong lớp mình chỉ phục mỗi Uyen thôi vì Uyen mới thực sự giỏi và thông minh nhất lớp chớ hông phải những người có đủ thứ giấy chứng nhận và có vị trí trong xã hội là thông minh như họ tưởng và những người khác ngộ nhận, nhưng tại sao Uyen không chịu phấn đầu gì cả mà chỉ tèng tèng như vậy. Thiệt tình ta hông biết trả lời sao luôn, chỉ cười chớ biết nói sao. Chẳng lẽ kêu là giờ trắng đen sai trái lộn sòng cho nên chơi với máy máy móc cho dễ, người thì đúng lại cho là sai, sai lại cho là đúng còn máy móc thì rõ ràng, nối mạch sai nhẹ thì hông chạy, nặng thì nổ bùm cái là xong. rất rõ ràng, haha. Còn đứa nào chơi đồ đểu thì kệ nó, tham thì thâm. Với lại ta hông có nhu cầu gì nhiều nên cũng chẳng ráng làm chi. Nếu lỡ có nhu cầu nhiều thì cũng ráng bon chen vậy, hehe.
Thời xưa lắc, khi mà xã hội còn hoang sơ, mông muôi, khi mà chỉ có quan lại, vua chúa biết chữ thì những quy tắc đối nhân xử thế cho một xã hội văn minh chưa có, có chẳng chỉ là một số quy tắc nội bộ cho những giai tầng có địa vị vai vế trong xã hội thì mấy cái dạy dỗ của kinh Phật là kim chỉ nam cho người ta tu thân xử thế ở mức độ nhập môn, còn mức độ hiểu biết chuyên sâu thì chỉ có mấy người viết ra họ hiểu thôi, đừng nói họ cũng chỉ hiểu lơ tơ mơ thôi nghen, chắc ta chết mất, hehe. Và rồi người ta truyền tụng qua lại, và thấy hay ho. Khi mà xã hội phát triển với những mối quan hệ chằng chịt phức tạp hơn thì những chuẩn mực đạo đức và quy tắc đối nhân xử thế được hệ thống hóa, và được chấp nhận như những khuôn thước để xã hội vận hành trơn tru hơn thì một số điểm từ những kinh kệ đó trở nên lỗi thời, chỉ có thể để sử dụng trong nội bộ tôn giáo của chính họ. Và nó như thế nào những người có học cũng hông ý kiến vì đó là chuyện riêng của tôn giáo, miễn là nó hông ảnh hưởng tới xã hội nói chung. Vậy cho nên ở những xã hội phát triển tỷ lệ người theo tôn giáo có phần giảm. Nói chung tôn giáo nào cũng vậy. Đừng nói là những người không theo tôn gióa là vô thần khi họ chết là xuống địa ngục nghen, hehe. Nói vậy là họ theo đạo mà hông hiểu đạo, kiểu đọc kinh ê a kiểu rắn là là một loài bò, rắn là một loài bò, sát không chân. Theo mà hiểu bậy là phỉ báng nó nữa. Trong mỗi một người đều có 1 Thượng đề của riêng họ, đó là thánh Alah, là Phật, là Chúa, là một đống tối cao nào đó như ông Trời, hay bất cứ đáng nào đó của họ. Vậy nên con người ta có lên thiên đàng hay niết bàn là do họ xứng đáng từ trong tâm chớ hông phải là những hành động giả dối bề ngoài, kiểu là ai cũng có chỗ nấy hông cứ hối lộ là tới đó được, hahaha.
Cố gắng học hiểu mấy chuẩn mực đạo đức và quy tắc văn hóa, ứng xử ở những xã hội văn minh, nhân bản thì tốt hơn lôi ba cái đồ cổ lỗ sĩ ra nói suốt ngày. Cuộc sống là luôn tiến lên phía trước mà. Sỡ dĩ người ta bám vào những cái đó vì nó quen thuộc, vầ gần gũi. Thay đổi thói quen là cái khó khăn nhất mà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét