Chữ latin, chữ slave thì chữ cái là yếu tố chính nên giữ nguyên kích thước trong khi viết một từ. Từ có thể ngắn hay dài nhưng kích thước từng chữ cái là y như nhau. Bộ thủ ( radical) của tiếng China thay đổi kích thước và một phần kiểu dạng trong một từ. Một từ bị đóng nguyên trong một khung nào đó, nên nhìn một trang viết chữ China là một tập hợp nhữmg ô vuông bằng nhau. Mới nhìn thì đẹp nhưng nhìn một hồi thấy xấu ình, chắc tại mắt ta quen nhìn chữ latin, slave nên nhìn cái đám chen chân, gò bó, lúc nhúc trong một cái khung ta thấy ngộp thở quá chừng. Coi xong một quyển sách chắc tắc thở chết luôn. Bữa nào mà có qua China lỡ gặp mấy ông China bảo thủ chắc ổng đá đít đuổi ta về quá, hehe. Gì mà mới biết mấy chữ mà suốt ngày hết chê cái này tới chê cái khác, không quýnh là may, hehe. Nghĩ tầm bậy tầm bạ. Chắc ngày xưa người ta nghĩ là những yếu tố cấu thành phải được đóng khung trong một khuôn cố định nào đó thì thấy cân đối, thể hiện sự khuôn phép, có trên có dưới, có trước, có sau theo kiểu phong kiến nô lệ. Những yếu tố đó là phụ, chữ là chính nên chữ phải có định dạng cố định, còn những bộ thủ đó phải bắt buộc thay hình đổi dạng để nhét được vô trong khung. Cũng như con người là yếu tố phụ, phải thay đổi mọi thứ để phù hợp với cái khuôn phép mà vua ban ra. Mọi thứ phải nằm trong cái khung. Chính vì vậy mà cho đến ngày nay tư tưởng Khổng tử vẫn còn cắm rễ sâu vô mấy xứ châu Á, thậm chí cộng đồng văn hóa Á châu ở mấy xứ kia chắc cũng vậy. Nghĩa là mọi con người đều chẳng là cái định rỉ gì hết chỉ có cái khuôn là quan trọng. Có thể vậy mà những phát minh, sáng chế ở những xứ này khá ít so với Âu Mỹ. VN xài chữ latin nhưng vẫn thờ Khổng tử, chán chê rồi quay ra thờ Mao, mà Mao chỉ là Khổng tử cộng thêm dây thép gai của Lenine chớ có gì đâu. Mà tại sao chữ China không phân biệt chữ viết hoa với chữ thường, ta chưa nghĩ ra lý do tại sao mà kỳ khôi vậy. Chắc tại ta đần quá, hehe. Mới học mấy chữ mà nghĩ tùm lum không hà.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét