Nghe chị kia kể là đi nước ngoài, ăn buffet ở nhà hàng kia. Chị đi một vòng bỏ đầy thức ăn lên dĩa, sau đó ăn không hết. Mà không phải một mình chị mà có mấy người cũng giống vậy nữa. Chị kêu nhìn thấy cái gì cũng muốn ăn. Hóa ra người ta để mứa thức ăn là do vậy. ta thấy vừa buồn cười vừa tội nghiệp nên ta mới nói lần sau chị đừng chất nhiều đồ ăn như vậy, nhìn kỳ lắm. Chị hỏi là sao hả em. ta phải chỉ là chị không biết thì đi 1 vòng nhìn sơ qua hết mấy món ăn, coi cái gì mình thích thì sau đó mới lấy dĩa hay chén để lấy món đó, mỗi lần lấy tối đa khoảng chừng 3 món thôi, thứ nhất nhìn thấy lịch sự không tham ăn tục uống, thứ 2 lỡ có ngán thì ráng chút cũng nuốt được còn ngán quá thì lỡ bỏ mứa cũng bỏ mứa ít, thứ 3 lấy ít loại đồ ăn mỗi lần, và mỗi loại 1 ít thì mùi và vị đồ ăn không trộn lẫn nhau, không làm mất hương vị của nhau. Đừng sợ hết, mà nếu lỡ có hết thì ăn món khác, có sao đâu. Thấy nhiều người giành mấy miếng ăn mà thấy khôi hài gì đâu. Đúng al2 miếng ăn al2 miếng tồi tàn/ mất đi một miếng lộn gan lên đầu. Nhớ có lần đi với cô kia, cổ lấy một đống đồ ăn ra bàn. ta hết hồn hỏi em lấy nhiều vậy ăn có hết không. Cổ kêu em với chị ăn. Ta buồn cười, lỡ rồi lần sau em đừng có lấy nhiều vậy, chị tự lấy cgho chị ăn được mà, không ai phải phục vụ ai hết. Cổ kêu chị bớt khó tính đi, gì mà khó tính vậy. Rồi cổ giải thích thêm là cơ quan cổ mỗi lần đi ăn là sếp ngồi ì ra đó mấy người múc đồ ăn ra đầy dĩa mang ra bàn rồi mấy người cùng ăn, chuyện đó bình thường mà. Ta không dám ý kiến gì luôn.
Nghĩ lung tung. Ở xứ sở này kỳ lạ lắm. Thành phần có lời ăn tiếng nói trong xã hội là những người kỳ lạ. Hoặc là cán bộ nguồn gốc từ hang Pacpo chui ra hay từ địa đạo Cuchi chui lên nên họ đem cái văn hoá rừng rú ra hay từ hang hốc lên, và do quyền sinh quyền sát trong tay nên họ áp đặt được kiểu hành xử của họ trong xã hội, tay chân dưới quyền của họ cũng thuộc thành con cháu chủng loại đó nên họ nghiễm nhiên cho là những cái quy tắc văn hoá mang từ trong rừng ra là chuẩn mực. Hoặc nếu không là cán bộ thì là nhà giàu, phần lớn giàu lên nhờ bám đít cán bộ hay nhờ bán đất đai nên họ cũng coi những quy tắc văn hoá ứng xử của cán bộ là chuẩn mực. Còn lại là những người thấp cổ bé họng. Và rồi số đông áp đảo thiểu số, vậy cho nên cái văn hoá xhcn rất là kỳ quái. Không chỉ ở trong nước, họ đem ra nước ngoài cái văn hóa đó. Bởi vì ngấm trong máu rồi và nhận thức có giới hạn nên cho dù ở xứ người cũng không thể học hỏi cái hay của xứ người. Văn hóa là chuyện cá nhân của mỗi người nên người khác không có trách nhiệm dạy dỗ hay chỉ bảo bất cứ ai. Nếu mà hay thì người ta chơi, nếu rừng rú thì người ta hạn chế giao tiếp, chỉ khi không thể tránh được thì người ta mới giao tiếp theo đúng phép lịch sự chớ trong thâm tâm người ta không cho họ là giống người ngang hàng mà chỉ có thể nghĩ thầm trong đầu là giống người còn man di mọi rợ, rừng rú như khỉ đột gì đó thôi. Nên chỉ có thể giao tiếp ở chừng mực nào đó khi không thể tránh được, vì phép lịch sự hay vì những lợi ích nào đó. Nếu tránh được thì tránh xa. Hãy nói cho tôi biết bạn của anh là ai thì tôi sẽ biết anh là ai mà. Chỉ khi gây tác động xấu tới cuộc sống của người khác nghĩa là vi phạm pháp luật thì người ta mới có những hành động cụ thể đối với người đó. Vậy cho nên cái chuẩn mực văn hóa ở cái xứ kỳ cục này mới kỳ lạ như vậy. Vậy cho nên rất khó khăn khi sống ở xã hội này với chuẩn mực văn hóa phổ biến của những xứ sở bình thường khác.
Nghĩ lung tung. Ở xứ sở này kỳ lạ lắm. Thành phần có lời ăn tiếng nói trong xã hội là những người kỳ lạ. Hoặc là cán bộ nguồn gốc từ hang Pacpo chui ra hay từ địa đạo Cuchi chui lên nên họ đem cái văn hoá rừng rú ra hay từ hang hốc lên, và do quyền sinh quyền sát trong tay nên họ áp đặt được kiểu hành xử của họ trong xã hội, tay chân dưới quyền của họ cũng thuộc thành con cháu chủng loại đó nên họ nghiễm nhiên cho là những cái quy tắc văn hoá mang từ trong rừng ra là chuẩn mực. Hoặc nếu không là cán bộ thì là nhà giàu, phần lớn giàu lên nhờ bám đít cán bộ hay nhờ bán đất đai nên họ cũng coi những quy tắc văn hoá ứng xử của cán bộ là chuẩn mực. Còn lại là những người thấp cổ bé họng. Và rồi số đông áp đảo thiểu số, vậy cho nên cái văn hoá xhcn rất là kỳ quái. Không chỉ ở trong nước, họ đem ra nước ngoài cái văn hóa đó. Bởi vì ngấm trong máu rồi và nhận thức có giới hạn nên cho dù ở xứ người cũng không thể học hỏi cái hay của xứ người. Văn hóa là chuyện cá nhân của mỗi người nên người khác không có trách nhiệm dạy dỗ hay chỉ bảo bất cứ ai. Nếu mà hay thì người ta chơi, nếu rừng rú thì người ta hạn chế giao tiếp, chỉ khi không thể tránh được thì người ta mới giao tiếp theo đúng phép lịch sự chớ trong thâm tâm người ta không cho họ là giống người ngang hàng mà chỉ có thể nghĩ thầm trong đầu là giống người còn man di mọi rợ, rừng rú như khỉ đột gì đó thôi. Nên chỉ có thể giao tiếp ở chừng mực nào đó khi không thể tránh được, vì phép lịch sự hay vì những lợi ích nào đó. Nếu tránh được thì tránh xa. Hãy nói cho tôi biết bạn của anh là ai thì tôi sẽ biết anh là ai mà. Chỉ khi gây tác động xấu tới cuộc sống của người khác nghĩa là vi phạm pháp luật thì người ta mới có những hành động cụ thể đối với người đó. Vậy cho nên cái chuẩn mực văn hóa ở cái xứ kỳ cục này mới kỳ lạ như vậy. Vậy cho nên rất khó khăn khi sống ở xã hội này với chuẩn mực văn hóa phổ biến của những xứ sở bình thường khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét