Đọc thấy cuộc thi hát hò gì kia mà cấm dùng từ mày tao, thấy nó đần độn vô cùng. Thiệt tình không thể dùng từ khác ngoài từ đần độn để diễn tả. Dân xứ này giờ đầu óc mụ muội hết rồi, nên nhiều khi ta hông muốn mở miệng nói nữa. Hồi lâu đứa cháu thấy má ta kêu má nó là mày gì đó, nó thắc mắc sao bà ngoại lại gọi má là mày. Ta mắc cười, bà ngoại thương má cháu nên gọi vậy cho gần gũi đó, giống như dì thương má cháu dì toàn nói là mày tao đó, bộ cháu hông thấy hả? Bộ trên trường cháu gọi bạn bè là gì, nó kêu cậu tớ. Ta kêu cháu là nam kỳ mắc mớ gì bắc chước bắc kỳ kêu cậu tớ, không thân thiết tới mức kêu mày tao, bà tui, ông tui thì xưng hô tên cũng được mà. Nó hông nói gì nhưng chắc hông hiểu. Thấy đau lòng gì đâu. Giờ còn cái màn đi dâu cũng thấy dùng từ ạ, làm như ngoan ngoãn lễ phép lắm đó. ta nghe thấy mắc ỉa. Hồi xưa má thấy đứa cháu nào kêu ạ là má phản đối ngay, kêu gì mà cứ ạ ạ quài vậy, nghe mắc gớm. Chắc giống từ ỉa, hehe. Miền nam thì kêu dạ có, miền bắc thì kêu có ạ, rồi riết cả nước này có ạ hết, thấy đần độn gì đâu. Xưa tới giờ ta toàn nói chuyện xưng hô với bạn bè bằng tên, mà ta gọi tên tụi nó còn gọi tên lót nữa chớ giống như kêu tên nghệ sỹ đó, vì ta thấy gọi vậy thấy dễ thương, chỉ có mấy người tên lót bằng từ thị thì ta mới kêu tên không thôi. Tại ta kỳ cục mà, hehe.
Tại sao là đần độn? Bởi vì không hiểu cách dùng từ và ngữ cảnh khi dùng. Nhất là những người làm trong art sector chớ hông phải science sector. Chỉ dùng 1 vài loại từ thì thấy cuộc đời đơn điệu đến chán ngấy và đầu óc bảo thủ đó là nếu nói nhẹ nhàng, còn nếu nói mạnh, gây sốc thì là đần độn. Ví dụ từ má là thiêng liêng, nhưng đôi khi người ta chửi thay vì dùng từ đ* má mày thì người ta dùng từ má mày là cũng tự hiểu rồi, đó là tùy ngữ cảnh mà hiểu. Hay ở miền nam dùng từ đú đỡn là thấy ghê nhưng ở một số vùng ngoài bắc dùng từ dú đỡn để diễn tả chơi đùa với nhau. Cũng như từ đéo. Ở ngoaì bắc một số vùng cha con dùng từ đéo để diễn tả phả ứng không chấp nhận 1 cách mạnh mẽ, kiểu như hoàn toàn không, không thể nào, còn trong miền nam thì người bình thường không bao giờ dùng từ này. Vấn để là ngữ cảnh, là môi trường. Giống như từ làm tình/ make love/fair l'amour/zuoai... nghe thấy thô tục không xứng đáng để lên bài hát chẳng hạn, nhưng bài hát faire l'amour la première fois còn được dịch ra tiếng Việt bằng từ ái ân cho nó thi vị đó mà, hehe. Vấn đề là ngữ cảnh để dùng cho phù hợp.