Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

Đồ nhiều chuyện

Bật ti vi lên thấy cô kia ăn cơm, cổ gắp cái gì đó bỏ vô chén bà má chồng, hình như là vậy chớ ta có coi mấy tập trước đâu mà biết quan hệ như thế nào, chỉ đóan mò thôi, sau rồi gắp thêm 1 miếng bỏ vô chén ông chồng rồi cũng kêu ngon lắm anh ăn đi. Thấy kiểu cách nhà giàu, chắc có du học Mỹ về, ý là tiếp xúc văn hóa Âu Mỹ đó mà. Phim Hàn quốc. Hóa ra thằng xứ nào ăn đũa cũng có cái màn gắp qua gắp lại, thấy dơ gì đâu. Còn chưa nói tới cái chuyện không tôn trọng cảm giác của người khác. Hay là ta không giống người khác, chắc là vậy quá, chớ đâu có ai khùng khùng như ta đâu. Thấy nhà hàng VN hay ba tàu ở Âu Mỹ khi dọn đồ ăn ra thường người ta để thêm cái nĩa, cái muỗng trong dĩa/ tô đồ ăn chung như đồ xào, chiên, kho, canh... gì đó. Sống ở Âu Mỹ riết cũng lây kiểu Âu Mỹ há. Còn ở China, VN, Cambodge... thì không có, tự ai nấy thò đũa mình vô mà gắp lấy. Một số nơi châu Á khác ta có đi nhưng không vô nhà hàng kiểu VN hay Hoa nên không biết ra sao. Đồ ăn kiểu tây thì không nói rồi. Có lần đi ăn, người ta dọn ra mà không để muỗn nĩa gì hết, ta lấy cái muỗng với cái nĩa của ta, tất nhiên chưa đụng tới, để lên dĩa đồ xào, chiên gì đó. Cô kia ở nước ngoài về, cổ nhìn ta cười rồi cổ cũng bỏ cái muỗng với cái nĩa của cổ lên mấy cái dĩa khác. Nhìn là hiểu rồi mà. Dĩ nhiên người ta cũng có thể nói là đó là văn hóa xứ tao nên mày mắc mớ gì chê này chê nọ. Nhưng thiệt tình là nếu xét ở mức độ phát triển con người thì cũng thấy là Âu Mỹ tôn trọng cá nhân riêng tư hơn. Nói chuyện tôn trọng, nhớ tới chuyện húp xùm xụp. Dân châu Á khoái húp xùm xụp mấy món có nước, nhưng Âu Mỹ thì người ta ít phát ra tiếng động khi ăn. Thậm chí họ nghe tiếng húp xùm xụp họ còn cảm thấy gớm, giống như tiếng phát ra khi mũi chảy lòng thòng rồi hít dô cái rột đó, nghĩ tới mà mắc ghê. Ăn mở miệng cũng vậy, lỡ mà nhìn vô thấy đồ ăn trong miệng thì thấy mắc ói, một đống lộn xộn  nhai nát trong miệng người ta giống như đám bầy nhầy mà người ta chui vô toilet ói ra đó. Đó là chưa nói tới lỡ nhiều quá đang nhai rớt ra ngoài mới ghê. Mà chẳng phải Âu Mỹ gì xa xôi, ở nhà ta hồi xưa má ta dạy con cái từ nhỏ không chỉ mấy cái đó mà còn những thứ khác, nhưng sau này ta thấy có những người kỳ kỳ, ta kể má. Má kêu là con cái đứa nào má cũng dạy như nhau nhưng sau này ra đời thì học hỏi cái gì thì má không can thiệp. Toàn đi học cái văn hóa của cái lũ khỉ trong rừng pacpo đó mà nên quên mất tiêu mấy cái má dạy. Chắc tại thấy cán bộ lớn làm vậy nghĩ là hay nên bắt chước đâu nghĩ là khỉ đột thì phải hành xử như khỉ đột chớ. Haizz. Nhớ cái chị kia, xưng là giáo sư tiến sĩ, giáo sĩ tiên sư cái gì đó, học ở Liên xô gì đó mấy chục năm, mà ăn ngồi họ khùng khục không quay mặt ra sau che miệng lại hay đi qua bàn khác ngồi ăn 1 mình. Ngồi đối diện ta mới ghê. Ta tìm cách đem chén qua bàn khác ăn, chị kêu là qua đây ăn cho vui. ta kêu em không chịu được quạt phả thẳng vô người, thấy chóng mặt mà.  Có thể tại ta khó tính quá đó mà, chớ xung quanh ta ai cũng vậy kiểu đó. Nói chung sao cũng được nhưng người ta nhìn vô khinh thôi, kiểu như chưa tiến hoá hoàn toàn đó mà. Không tự trọng thì sao kêu người ta tôn trọng mình. Ăn uống là chuyện nhỏ nhất, là chuyện cơ bản trong văn hoá ứng xử, chớ còn mấy cái kiểu ứng xử khác thì còn kinh dị hơn nhiều. Học ăn, học nói, học gói, học mở mà. Cha mẹ không dạy con từ nhỏ hay dạy kiểu gì đó thì sau này nó nhiễm vô người rồi, rất khó sửa nếu muốn sửa, còn nếu không muốn sửa thì khỏi ý kiến. Giờ nhà giàu cho con lớn rồi mới vô học mấy trường lớp dạy xì tai quý sờ tộc gì đó thì cũng học dăm bữa nửa tháng thôi chớ khó mà thấm vô máu được. Ví dụ nhà người ta dạy con ăn buffet thì con ăn tới đâu con lấy tới đó thôi, chớ con ăn lấy nhiều mà ăn không hết rất là phí phạm. Phần thừa đó để nguyên trong xoong người ta có thể cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn con. Con phải biết ước lượng con ăn bao nhiêu là đủ no. Nếu con không tự ước lượng được cho bản thân con thì sau này làm sao con có thể ước lượng được miếng ăn cho cả trăm người, ngàn người, triệu người. Còn nhà giáo dục kiểu là con đừng lấy nhiều, con lấy ăn không hết để thừa lại thì người ta phạt tiền đó. 2 đứa trẻ cũng có thể hành xử như nhau là cùng lấy đồ ăn vừa đủ nhưng nhân cách sẽ khác nhau hẳn. Và cái nhân cách đó không bộc lộ trong khi ăn mà bộc lộ ở trong những hành động khác. Ta có tật là ăn cái gì ta cũng ăn hết trong chén, trong ly của ta. Tại vì ta ghét nhất cái cảnh khi rửa chén mà đồ ăn còn thừa trong chén, trong ly mắc công đi đổ rồi mới rửa, cho nên ta nghĩ cái cảnh người ta rửa phải mắc công đi đổ thì ta thấy mình cũng quá đáng, trả có mấy đồng mà hành người ta cho tới nơi, thấy bần tiện gì đâu. Người ta cho rằng ăn để thừa lại chút nghĩa là không tham ăn tục uống gì đó, bộ để lại đó cho người khác ăn đồ thừa á?. Ta không hiểu nổi luôn. .Nhà giàu miền nam hồi xưa giờ lưu lạc đâu hết trơn, ở Mỹ, Úc, Canada. Âu gì hết cho nên mang hết mấy cái văn hóa đó đi rồi, còn những người rơi rớt lại thì giống như nhà ta đó, ba má dạy kỹ rồi con cái đi ra ngoài đời phần lớn lại nhiễm cái văn hóa rừng rú trong hang pacpo, rồi lại dạy con cháu cái văn hóa rừng rú đó mới ghê chớ. Nhà giàu, có học thực sự thì ít khoe khoang còn đám rửng thì hết nổ đến dạy đời cho nên giờ hình thành cái tiêu chẩn văn hóa xhcn vậy đó, thiệt hết biết nói. Thấy buồn gì đâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét