Coi thấy ông kia ổng chết, ba ổng chưa chết. Bà con người chia buồn, người chửi um sùm. Chết là hết. Cái gì cũng phải có lúc hết mà. Những người thân, người quen khi họ ra đi thì ta buồn, là tất nhiên. Những người lạ, đó là quy luật của cuộc sống mà, có sinh thì có tử. Chỉ có kẻ khùng điên mới muốn là sống mãi. Chỉ nên đừng là kẻ vô duyên trước nỗi đau người khác là được rồi, đâu có cần thể hiện sự giả dối. Ta thấy hay ho thiệt, ta đúng là rảnh quá chừng, mó mặt vô mấy cái tào lao đó coi nữa chớ. Có mấy người còn lên giọng dạy đạo đức nghĩa tử là nghĩa tận gì đó mới ghê, ta mới thấy khôi hài. Mấy người dạy đạo đức đó ta chắc trăm phần trăm là không ở trong cảnh bị ép chết hay ép lột sạch đồ còn mỗi cái quần xà lỏn mà mặc nên họ nói hay ho lắm. Ta thì chỉ thấy tội nghiệp những người đó. Khi con người ta bị đẩy đến đường ranh giới giữa có và không, ranh giới giữa sống và chết thì lúc đó người ta mới cảm nhận được như thế nào là sự đau đớn đền cùng cực. Sau năm '75, nhà ta bị lột hết sạch, còn mỗi cái xác nhà mà nếu má ta không liều mình một sống một chết với tụi cướp đỏ thì cả nhà ta bị đẩy ra khỏi căn nhà đang ở đó rồi. Nhưng sau đó, có chính sách trả lại bớt tài sản cướp bóc dĩ nhiên bất động sản chứ động sản thì tụi nó ăn tám đời rồi còn đâu mà trả, người ta có nói trả lại đồn điền cho má ta, má ta đi lên coi lại thì thấy cán bộ đã cắt ra nhỏ sau đó bán qua tay nhiều người, lúc đó có nhiều người ở đó. má ta hỏi thăm thì biết nếu có giấy tờ thì sẽ đuổi mấy người đó đi rồi trả lại đất cho má. Má thấy tội nghiệp họ vì những người sống ở đó cũng nghèo khó, nếu đuổi đi họ sẽ phải gầy dựng lại cái mới. Trong đó có người làm công cho ba má hồi trước. Vậy nên má thấy không đành nên thôi, coi như mất vậy. Vì con cái lúc đó cũng đi học đại học hoặc đi làm rồi, tự lo lấy được rồi. Đó là ta nghe vậy chứ lúc bị cướp thì ta nhỏ xíu hà, có biết cái gì đâu. Ta thương má vô cùng. Vậy đó, má ta rất có bản lãnh nên mới không đem lòng căm thù vô mấy đứa con, mà để cho con cái hành xử theo lý trí. Cuộc sống là tiến về phía trước mà, cứ dậm chân tại chỗ hay chỉ biết ngoái đầu nhìn lại hoài thì sẽ bị vòng quay cuộc sống xé tan cả cuộc đời. Tại sao bi giờ người ta vẫn còn căm thù đến vậy, một phần là do sự bất công và dối trá là bản chất cái xã hội đó. Một thể chế mà miệng thì công bằng nhưng thức tế là bất công thì con người ta sống không khùng thì điên, ngay cả một số người lớn lên trong môi trường này mà sau đó dù được sống trong xã hội văn minh họ vẫn không thể bình thường như những con người bình thường nơi khác. Cô kia học cái gì đó, trong lớp có những người mà ba mẹ bị ép chết hay ép gần chết, mấy người đó mở miệng là chửi. Cổ ngạc nhiên kể lại ta là đã gần nữa thế kỷ mà sao người ta vẫn còn thù hẳn nhiều như vậy. Ta cười, ví dụ nghen, nhà mày là cán bộ, nhà cửa tích được một phần do cướp bóc, đó là sự thật đừng có chối cãi nhưng nếu nhà nước ngang nhiên vô xông lấy nhà đuổi mày cả nhà mày vô huyện ở trong cái chòi thì mày làm gì, tao hỏi thiệt tình đó. Cổ cười, em bắn chết tụi nó chớ làm gì nữa, hehe. Thấy chưa, có nhiêu đó mà mày đã làm vậy thử hỏi người ta bị cướp bóc tài sản mồ hôi nước mắt, thậm chí là máu của họ, họ phải chạy trốn ngoài biển bao nhiêu rủi ro rình rập, cò người còn phải chứng kiến người thân chết hay bị hiếp ngay trước mặt mình thì nỗi căm thù còn hằn sâu đến cỡ nào hả mày? Có người quen của ba má tao sau khi đổi tiền sau phỏng * đã hóa điên vì mất hết. Tài sản bị tịch thu, tiền cũng mất nên họ bị điên luôn. Vậy mày hiểu chưa. Cổ đáp, dạ hiểu rất rõ rồi, hehe. Vậy nên khi gặp mấy người như vậy là ta thấy tội nghiệp, vết thương cho dù lành cũng lên sẹo, nhưng cũng có những vết thương không thể nào lành, tùy cơ thể. Vậy nên nhiều khi ta gặp những người như vậy thì ta chỉ có biết ráng ngồi nghe cho họ nguôi lòng, chớ biết làm gì. Nếu mà càng an ủi thì càng khưi sâu vết thương của họ thì đâu có ích gì. Ráng nghe để họ qua cơn rồi thôi để họ còn tiếp tục sống cho hết kiếp người, hic. Còn những người quá khích chửi bậy bạ thì ta tránh vậy vì ta đâu có thể làm gì cho họ. Ta còn cuộc sống riêng của ta nữa chớ. Chỉ có những người bản lãnh thì họ mới bước qua được những cú sốc nặng nề đó để tiếp tục sống cho hiện tại và tương lai. Con người ta có số phận hết. Biết sao được, xã hội phải có người này người nọ mà. Ngày nhỏ ta coi truyện ngắn tình yêu cuộc sống của Jack London ta thấy rất sốc, ta cứ bị ám ảnh cái cảnh người đàn ông sau khi thoát chết cứ đem đồ ăn giấu để dành vì sợ chết đói. ta thấy tội nghiệp vô cùng. Tới giờ ta vẫn nhớ truyện đó mới ghê. Vậy sao người ta không thấy tội nghiệp những người đang sống mà mang căn bịnh không thể chữa khỏi trong người mà người ta lại đi thương cảm cho người sống sung sướng trong sự bất công và dối trá đã chết để rồi xỉ vả người đang sống mòn. Ta thấy ở Mỹ có những binh sĩ bị hội chứng chiến tranh Việt nam đó mà, gần đây là chiến tranh Irak.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét