Thấy người ta cãi nhau về chuyện phạt vượt đèn vàng hay không vượt đèn vàng ta thấy khôi hài qua chừng. "Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường." Nghĩa là không cấm vượt đèn vàng. Đèn vàng là trung gian chuyển tiếp giữa xanh và đỏ, xanh là được phép, đỏ là cấm, còn vàng thì tùy nghi di tản, hehe. Vậy nên có thể phạt hay không phạt miễn là chứng minh lý do phạt là hợp lý. Bất cứ cái gì cũng có trung gian giữa cấm và được, giữa tốt và xấu, khi nằm trên lằn ranh này thì có thể kết luận sai hay đúng phụ thuộc nhiều thứ. Nhưng thông thường việc cần làm là chứng minh nó xấu chứ không phải chứng minh nó tốt, nếu không chứng được nó xấu thì nghiễm nhiên nó là tốt, đó cũng là một trong những cái để mà người ta áp dụng trong nguyên tắc suy đóan vô tội. Giống như ăn cắp là xấu xa, là vi phạm pháp luật nhưng nếu ăn cắp bánh mì thì có thể do là đói quá nên bản năng sinh tồn dẫn dắt dẫn tới không điều khiển được hành vi nên phải ăn cắp, nhưng ăn cắp bịch chocolat thì không phải đói nên là hành vi ăn cắp có chủ ý, nhưng nếu trong một xã hội giàu có mà trẻ con ăn cắp bịch chocolat cũng có thể quy là do thèm quá miễn truy tố. Tóm lại là cái gì cũng tương đối, phạt hay không còn phụ thuộc nhiều thứ miển là chứng minh là đáng để phạt thì mới được quyền phạt nếu trong luật không ghi rõ ràng là cấm. Như đường kẻ liền nét nghĩa là cấm vượt qua phân cách giữa 2 làn đường, đường kẻ đứt đoạn nghĩa là trong trường hợp cần thiết có thể lạng qua bên này hay bên kia. Đèn vàng cũng vậy, police muốn phạt đèn vàng phải chứng minh được lý do tại sao phải phạt, chẳng hạn có 100 người gặp đèn vàng thì hết 50 người vượt đèn vàng, trong 50 người đó có 5 người gây ra tai nạn giao thông thì có thể phạt, phải có số liệu chính xác chứng minh lý do phạt hợp lý, phản đối phạt đèn vàng thì không cần chứng minh, hehe, nhưng nếu cần thì cũng chứng minh được là những xe to đùng cần khoảng thời gian lết bánh khi thắng nên có thể vượt đèn vàng chẳng hạn, hay những người gây ra tai nạn khi vượt đèn vàng không phải do họ vượt đèn vàng mà do họ say rượu chẳng hạn, hay những lý do khác. Chung quy phạt chỉ là hình thức ngăn chặn những hành vi nguy hiểm tới cộng đồng khi đã hết cách, không thể thực hiện những biện pháp ngăn chặn khác, đó là một xã hội văn minh chứ không phải phạt vì thích phạt. Luật chỉ cấm khi có lý do chính đáng, hợp lý, có cơ sở khoa học. Phạt cũng phải dựa trên những cái như vậy. Vậy mà ta không thấy police đưa ra những dữ liệu xác đáng để chứng minh cần phải phạt khi vượt đèn vàng, vậy nên phạt khi vượt đèn vàng là vô lối. Hơn nữa, hành pháp cũng là một đối tượng chịu sự điều chỉnh của luật nhưu những công dân khác, nên công dân gảii thích luật theo hướng có lợi cho họ, hành pháp giải thích luật theo hướng có lợi cho cơ quan công quyền, trong trường hợp đó ai cũng có lý lẽ đúng hết, như vậy tư pháp là nơi xử luật phải có chức năng giải thích luật, chính chánh án toà án tối cao, càng cao càng tối, càng tối càng cao, phải giải thích luật. Nếu trong trường hợp không thể dung hòa được những mâu thuẫn thì người làm luật phải đứng ra giải thích luật. đó chính là trách nhiệm của quốc hội. nếu quốc hội không thể giải thích luật thì luật đó xứng đáng đem quăng vô thùng rác vì không có giá trị thi hành.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét