Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

Adjectif qualificatif

Ở một xã hội mà những chuẩn mực về đạo đức và văn hoá lộn tùng phèo hết trơn thì nên hạn chế dùng tính từ ( adjectif qualificatif). Ngay cả những xã hội văn minh, tiến bộ ta thấy những nhà báo sừng sỏ khi viết bài cũng rất thận trọng khi dùng những loại tính từ này. Dĩ nhiên phải coi bản gốc của họ chớ coi mấy bài dịch ra tiếng việt thì cũng bằng huề. Còn những xã hội bậy bạ nhôm nhựa như cái xã hội này thì tốt hơn bỏ gần hết mấy tính từ ra khỏi vốn từ vựng của mình đi là vừa, bỏ tới 90% cũng được. Khi mà ăn cắp được vinh danh, ăn cắp thể hiện uy quyền trong xã hội, có uy quyền thì mới ăn cướp được thì biết như thế nào là tốt là xấu? Khi mà gian lận, đểu cán, bỉ ổi, đĩ điếm. lừa lọc được người ta thán phục cho là khôn ngoan, là giỏi giang, mọi người cần bắt chước thì thiệt tình không biết dùng tính từ như thế nào là đúng, là chính xác. Dùng tính từ đôi khi giống như tự tát vào mặt mình vậy đó. Ta thiệt tình không biết dùng tính từ như thế nào nên ta hạn chế dùng tính từ khi nói chuyện tiếng việt, riết chắc cái vốn tình từ của ta chắc bay hết mất. Khi ta nói đúng thì người ta kêu là sai, khi ta nói ghê tởm thì người ta thán phục. Vậy thì ta biết mở miệng như thế nào? Nói cách dùng từ nhớ cô kia, có lần cổ kêu là em ăn mấy cái người ta không ăn, ý cổ khoe là cán bộ ăn mấy cái mà dân ngu khu đen không thể với tới. ta mắc cười nheo mắt hỏi, thiệt hả mày, cổ kêu dĩ nhiên. ta cười vậy thì mày ăn cứt, chỉ có cứt thì người bình thường không ăn, ủa vậy mày tranh phần chó hả, mà chó bi giờ cũng đâu có ăn cứt. Cổ biết ta chọc cổ, mà ta đâu có nói sai, nói đúng mà. Cái gì cổ ăn thì ta ăn hay ta không ăn thì người khác ăn, chỉ có thứ đó người mới không ăn. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét