Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

Ngộ nhận

Thấy mấy người cho con ôn luyện để vào trường chuyên, ta thấy hay ho cho cái nền giáo dục này ghê đó.  Ngày xưa ta cũng học lớp chuyên mà chớ không phải không học nên ganh tỵ nói tầm bậy tầm bạ, hehe. Lớp 10, 11 đã bị túm ót đi thi học sinh giỏi rồi, lớp 12 đạt điểm cao nhất bảng B đó mà. Hồi xưa thi học sinh giỏi toàn quốc chia làm 2 bảng, vùng đồng bằng, thành phố lớn đề khác gọi là bảng A, vùng miền núi, đồng bằng sông Cửu long đề khác gọi là bảng B. Ta điểm cao nhất bảng B. Đại khái vậy đó. Thực tình học phổ thông để nạp những kiến thức phổ thông và những kỹ năng cho một cuộc sống thông thường. Không học cũng được, không biết chữ cũng kiếm sống được nhưng sẽ không thuận lợi cho việc hoà nhập với cộng đồng thôi. Giống như gà mẹ dạy con bươi đất kiếm ăn, sau 1 tháng là nó đuổi con đi để tự kiếm miếng ăn đó. Vậy nên kiến thức phổ thông, khả năng tư duy, nhận thức và một số kỹ năng cơ bản trong cuốc sống, đó là những cái mà học sinh tốt nghiệp phổ thông cần có. Và đó cũng là nền tảng để học những kiến thức chuyên sâu ở bậc đại học hay học nghề, phục vụ cho công việc sau này.  Như vậy cái vấn đề chính là lượng kiến thức nền/ sơ cấp cần có ( basic knowledge) để có thể tiếp nhận kiến thức khác/ thứ cấp và để có khả năng tư duy đúng va 2tích cực. Vậy vấn đề cần quan tâm là thời gian để đạt được cái kiến thức nền và khả năng tư duy đó chớ không phải là bổ sung thật nhiều kiến thức nền thừa thải. Bởi vì khi bổ sung thêm thì có những cái sẽ là kiến thức ở mức độ thứ cấp mà người ta sẽ học ở bậc đại học, vậy hoá ra học xong lại quay đầu học lại à? Rảnh thiệt. Nói như vậy không có nghĩa là không có hệ thống thống sàng lọc và trợ giúp để có thể giúp những người có khả năng hơn người có thể phát huy tài năng của họ. Vì khi một người có tài năng thì họ không chỉ giúp cho họ mà họ còn giúp cho rất nhiều người từ việc sử dụng tài năng của họ, có thể là thay đổi thế giới. Vấn đề thứ nhất là lượng kiến thức nền cần đạt và phương pháp tư duy cùng một số kỹ năng khác để có thể tiếp nhận lượng kiến thức chuyên sâu ở bậc cao hơn như đại học. Vậy con người ta khác nhau ở khả năng tích lũy những cái đó, gọi là tốc độ đi. Vậy cần cho học nhảy lớp. nếu đủ khả năng thì có thể bỏ qua 1 vài lớp cũng được, miễn đủ khả năng để tiếp nận kiến thức bậc chuyệnb sâu. Tại sao người ta không cho học nhảy lớp? Cái thứ 2 là sàng lọc và trợ giúp phát triển khả năng. Ta thấy 1 tuần chỉ cần học 5 ngày từ thứ 2 đến thứ 6 là đủ thời gian để nạp một mớ kiến thức thông thường đó rồi. Còn thứ 7 thì để đăng ký học những cái mà học trò thích và có năng khiếu. 1 ngày học năng khiếu là ớn óc rồi. Người giỏi thực sự thì họ tự có khả năng tự học rất tốt, thầy cô chỉ là người đi kèm để hỗ trợ và định hướng vì họ đã tích lũy những kiến thức chuyên sâu trong môn đó, lãnh vực đó để giúp học trò khỏi tốn thời gian loay hoay tìm lại hướng đi mà nhân loại đã đi.
Và cái quan trọng nhất là tự do, tự do học thuật. Tự do trong suy nghĩ thì mới có thể tiếp nhận và xử lý kiến thức một cách hiệu quả nhất. Ví dụ học trò học sử có thể kêu là thích Ngô Đình Diệm, ghét Hồ Chí Minh, thích Hitler, thích Stalin... Vấn đề của thầy cô là cung cấp thông tin đầy đủ, chỉ dẫn cho học trò biết bản chất vấn đề để học trò điều chỉnh nhận thức cho đúng đắn chớ không phải là thầy cô ép buộc trò với những thông tin và kiến thức bắt buộc không được kiểm chứng là đúng sai. Khi mà không có tự do trong suy nghĩ thì có thay đổi hàng trăm kiểu thì cũng chỉ là rác rưởi, đáng vứt vô thùng rác.
Vậy nên giáo dục ở xứ sở này cũng chỉ là rác rưởi. Chấp nhận vậy đi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét