Khi học tiếng China. lúc ban đầu ta thấy quy ước cách viết là ngang trước số sau, trái trước, phải sau rồi trăm thứ bà dằn gì đó, ta thấy tự dưng hơi không tự mình làm cho rắc rối làm chi. Bi giờ mỗi ngày viết ít nhất 1 trang A4, ta mới phát hiện là tại sao lại lắm chuyện như vậy. Chữ China ra đời từ mấy ngàn năm trước, hồi đó làm gì có bút bi, bút chì, bút máy; người ta viết bút lông, mà bút lông chấm mực mà vung vẩy tùm lum nó rớt mực ra tùm lum trên trang giấy, nên người ta mới có quy ước nét này nét kia để dễ viết đó mà. Ví dụ như chữ 己, ta quẹt đúng 1 nét từ trên xuống dưới là xong nhưng người ta quy ước viết 3 nét, bởi vì không đủ mực để viết, hehe. nhiều mực thì kéo được 2 nét, ít mực thì phải kéo 3 nét, còn nhiều mực quá thì nó nhiểu tùm lum mà nét chữ không được thanh thoát, nó mập ù thấy ghê. Như chữ 年 chẳng hạn, người ta dạy viết 6 nét nhưng ta chỉ cần 4 nét là xong, có khi chỉ cần 3 nét cũng xong luôn. Như chữ 弟 chẳng hạn người ta viết tới 7 nét nhưng chỉ cần 5 nét là ok. Hay như chữ 我 chẳng hạn, nét ngang đầu tiên từ phải qua, sau đó cây viết đang ở bên trái nên kéo qua lại bên phải cho nét ngang thử 2, thuận tiện dỡ di chuyển cây viết mà lại đỡ văng mực tùm lum, sau đó tới nét dọc xuống là nét dọc xuống rồi hất lên thì lại có tiếp nét ngang từ trái qua phải, và cứ tiếp tực như vậy. vậy nên mới phát sinh mấy cái nét gọi là phẩy, rồi mác, rồi hất tùm lum gì đó chớ thực sự chỉ là ngang với dọc và xiên, hết. Chớ thực sự viết chữ từ trái qua phải thì theo thuận tay người ta cũng đưa nét bút từ trái quan phải, từ trên xuống dưới chớ không có chuyện nét ngang cái thì từ trái qua, cái thì từ phải qua. Bây giờ người ta viết bằng viết bi, viết máy, viết chì nên cái chuyện hết mực, chảy mực tùm lum cũng chẳng còn quan trọng nên viết kiểu gì mà chẳng được, miễn là viết sao cho nhìn đọc không đọc lộn chữ này thành chữ kia là ok. Bởi vì càng ít nhấc bút lên thì tốc độ viết càng nhanh mà.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét