Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

Lại nói nhảm nữa

Học tiếng China, có những cái phải lò mò coi nghĩa hán việt hồi xưa là sao để hiểu hơn, coi riết rồi ta thấy mình giống như mấy ông già bà cả háng rộng hồi xưa lắc xưa lơ cho tới tận bi giờ. Không biết giờ ta nói chuyện có giống mấy ông hủ nho không nữa, hehe. Phải công nhận học 1 ngôn ngữ cũng là học 1 nền văn hoá mới, ít nhiều cũng bị ảnh hưởng của nền văn hóa đó. Do trước đây ta đã học tiếng Pháp rồi tiếng Anh, giờ đang bập bõm tiếng Tây ban nha  cho nên ta bị ảnh hưởng của văn hóa Âu Mỹ hơi nhiều, hơn nữa hồi xưa ba má ta dạy con theo văn hóa Pháp mà ba má học cho nên tụi ta không bị theo kiểu Khổng tử ám ảnh bao nhiêu. Dĩ nhiên không chỉ sống ở VN mà ở Nhật. Hàn cũng bị cái tư tưởng Khổng tử đè nén nói chi ở China, Taiwan cho nên không nhiều thì ít cũng bị cái tư tưởng Khổng tử áp đặt lên suy nghĩ phần nào đó mà, không nhiều thì ít. Vậy cho nên biết những thứ ngôn ngữ khác nhau cũng có thể làm cho con người ta bao dung hơn, vì sẵn sàng chấp nhận sự khác biệt về văn hóa đó mà, cho nên có thể chấp nhận khác biệt vê tính cách, tư tưởng ở một mức độ nào đó miễn nó không ảnh hưởng đến bản chất vấn đề. Kiểu này mai mốt phải học 1 thứ tiếng Ả rập nào đó coi thử người Ả rập suy nghĩ kiểu gì. Học chữ China ta thấy mắc mệt tại vì đọc 1 đường viết 1 nẻo chẳng hiểu ra sao hết, còn nếu theo kiểu người ta giải thích ý nghĩa để cho nhớ thì giống như là cưỡng bức nhận thức đó, cái đó chỉ có duy nhất 1 nghĩa đó thôi không ngồi đó mà suy ra nhăng cuội rồi lộn xộn cái này qua cái kia. Nhớ kiểu đó đối với ta là cực hình, cho nên học nhiều mà quên cũng nhiều. Ta tò mò tại sao hồi ông Mao bắt đổi chữ thì không đổi quách ra chữ latin kiểu tượng thanh đó cho dễ. Lúc đó tiếng China trở nên dễ dàng cho nhiều người ngoại quốc học, và dân China cũng dễ viết luôn. Dễ dàng như vậy thì có khi Taiwanese cũng dùng luôn chữ đó cho mà coi, lúc đó China tha hồ giữ bản quyền hay tuyên truyền nhăng cuội gì đó, hehe. Coi đâu đó thì thấy người ta kêu là nói giống nhưng viết khác nên khó chuyển qua tượng thanh. Hay là tại Mao dốt quá nên không cho người ta biến thể chớ biến thì đâu có khó lắm đâu, thêm những từ câm vô đó là khác liền mà, tiếng Anh có một đống từ có phụ âm câm đó mà, viết cho vui chớ đâu có đọc, đó là từ riêng rẽ cũng không có bao nhiêu từ, còn từ đi theo cặp thì viết dính liền nhau, đảm bảo chẳng sợ sai hay hiểu lầm. Bởi vì Chinese học chữ China mỗi chữ bị gán chết luôn bằng tập hợp những nghĩa gì đó từ thời cổ xưa, cho nên Chinese dễ bị áp đặt trong 1 đầu kiểu suy nghĩ có phần cực đoan, khó suy nghĩ out of the box, cho nên Chinese bắt chước thì giỏi chớ sáng tạo thì không giỏi. Phán bậy như thiệt mới ghê. Người ta thấy Chinese làm ra tùm lum chớ thiệt tình phần lớn là bắt chước và đi sau Âu Mỹ cả mấy chục năm. Còn VN khỏi tính, đi sau vài trăm năm luôn luôn. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét