Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2019

Tò mò

Cuộc họp báo với Günter Schabowski trong Sở Báo chí/Trung tâm Báo chí Quốc tế trên đường Mohren (Mohrenstraße) số 38 tại Đông Berlin (hiện nay là một phần của Bộ Tư pháp Liên bang) được truyền hình trực tiếp và được nhiều người theo dõi, và chính là ngòi nổ mở cửa bức tường. Vào cuối cuộc họp báo vào lúc 18 giờ 57, gần như là việc phụ, Schabowski đọc từ tờ giấy được đưa cho ông bản dự thảo dành cho Hội đồng Bộ trưởng:
"Có thể làm đơn xin du lịch cá nhân ra nước ngoài mà không cần có điều kiện như lý do xuất ngoại hay quan hệ họ hàng. Giấy phép sẽ được cấp trong thời hạn ngắn. Các ban phòng có thẩm quyền về hộ chiếu và khai báo cư trú của các cơ quan Công an Nhân dân cấp huyện trong nước Đông Đức có thể nhanh chóng cấp giấy thông hành ra nước ngoài thường xuyên theo như chỉ thị. Có thể liên tục ra nước ngoài tại tất cả các cửa khẩu biên giới giữa nước Đông Đức và Tây Đức."
"Khi nào? Ngay lập tức?"

Tại một cổng trên cầu Bösebrücke, người dân phía Đông được chào đón khi qua bên phía Tây, 10 tháng 11 năm 1989

Người dân hai miền Đông-Tây, náo nức đợi chờ cổng chính thức mở cửa. Hình chụp ngày 1 tháng 12 năm 1989
Một nhà báo, Peter Brinkmann phóng viên thường trực của báo Bild tại Đông Đức, hỏi.
Schabowski (lục lọi trong chồng giấy tờ của ông):
"Theo như tôi biết – thì ngay lập tức, không chậm trễ".
(Trích dẫn theo Hans-Hermann Hertle, Katrin Elsner trong quyển "Mein 9. November", Nhà xuất bản Nicolai, Berlin,1999)
Dựa trên thông tin từ các đài truyền thanh và truyền hình của Tây Đức và Tây Berlin dưới tựa đề được diễn giải một cách sai lầm là "Bức tường đã mở!" hằng ngàn người dân Đông Berlin đã kéo đến các cửa khẩu và yêu cầu mở cổng. Vào thời điểm này, không những lực lượng biên phòng mà ngay cả các đơn vị kiểm tra hộ chiếu chịu trách nhiệm về thủ tục thuộc Bộ An ninh Quốc gia cũng hoàn toàn không được thông báo gì về vấn đề này. Dưới áp lực của số đông quần chúng, ngay sau 23 giờ, cửa khẩu biên giới tại đường Bornholm (Bornholmer Straße) ở Berlin được mở đầu tiên mà không có lệnh hay chỉ đạo cụ thể, sau đấy là các cửa khẩu khác trong thành phố Berlin cũng như tại biên giới nội địa Đức. Ngay tối khuya đó, nhiều người đã theo dõi việc mở các cửa khẩu biên giới qua truyền hình và một phần đã bắt đầu ra đi. "Cơn bão" bắt đầu vào sáng ngày hôm sau, ngày 10 tháng 11 năm 1989, vì rất nhiều người vẫn còn đang ngủ khi biên giới được mở vào giữa đêm khuya. Ngày 22 tháng 12 năm 1989, toàn bộ những cổng ngăn cách giữa bức tường được chính thức mở cửa.
*********
Rôi người dân Đông Đức thực thi ngay quyền của mình, đem búa ra đập vỡ bức tường ngay, hehe. 
Xứ kia, ta ráng coi lại hết hiến pháp ta không thấy dòng nào nói là chỉ có 1 đảng duy nhất được hoạt động mà chỉ có 1 điều là đảng CS là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, thiếu mỗi cái lãnh đạo thiên nhiên luôn mà chẳng biết đảng đó từ đâu nhảy xổ vô rồi đòi lãnh đạo, hehe. Tại ta ngu si đần độn học đâu quên đó nên ta không biết đó mà.  Ta tò mò sao không thấy ai hỏi người lãnh đạo cao nhất là theo quy định của hiến pháp không thấy điều khoản nào nói về sự hoạt động của các đảng phái khác thì như vậy quyền thành lập và hoạt động các đảng đảng phái khác là điều hiển nhiên không có gì phải bàn cãi giống như đói thì ăn khát thì uống đó mà, kiểu như con người ta động vật bầy đàn nên có quyền tụ tập lại để thành lập bầy đàn là điều hiển nhiên từ bản năng của con người ta đó mà. Để coi thử họ trả lời ra sao. Mơ giữa ban ngày, hehe. Nếu họ trả lời đó là nhu cầu tự nhiên của các loại động vật bầy đàn thì xông ngay lên lập bầy đàn riêng, hehe. Cả vạn người xông lên lđể ập bầy đàn riêng thì sao ta. Chỉ e là dân xứ này không bằng dân Đức trên đầu thờ Khổng, trên vai thờ đảng nên không làm gì. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét