Ngày nhỏ học văn học, có bài về nghị Quế. Ta nhớ nhất đoạn văn kể bà nghị nói với người ở là bà đếm kỹ rồi, có tất cả 10 miếng thịt, mất miếng nào là chết với bà đấy. Lúc đó ta cứ tưởng tượng ra cái mặt mập ú, hàm răng nhỏ, sin sít lại khi nói câu đó, giọng rít lại nghe như tiếng xé vải. Không hiểu sao ta cứ tưởng tượng ra như vậy chứ đâu có tả như vậy. Ta nhớ tới chuyện này tại vì ta thấy bà con nói tùm lum về bà nghị kia. Là ba nghị chớ không phải là bà vợ ông nghị như trong văn học. Bà ta cho cá ăn, lúc đầu rải một vài năm sau đổ ụp luôn cả cái chậu thức ăn xuống hồ cho mau, đằng nào nó cũng ăn mà. Vậy là bà con chia ra 2 phe, một phe chê cái kiểu bần cố nông, một phe phản đối là kệ người ta, người ta làm kiểu gì kệ người ta. đừng có xoi mói, miễn là thức ăn rớt xuống hồ chớ không rớt trên bãi cỏ. Ta chỉ tò mò là cho cá ăn làm gì vậy? để thấy là hồ này có cá thiệt chứ không phải là cá giả hả? Giống trẻ con ghê đó, thảy thức ăn cho cá nhảy lên đớp rồi vỗ tay mừng, hehe. Mà ta thấy sao dơ dáy quá chừng, lấy tay bốc thức ăn ném cho cá xong rồi dẫn ổng vô toilet rửa tay hả hay là chùi đại tay vô quần. Túm lại là chơi cái trò này vừa trẻ con vừa dơ dáy quá, nếu thích thì bỏ vô bịch nilong cho ổng cầm rắc rắc xuống nước, nhưng tốt hơn là chẳng cho ăn gì hết. Cái ta mắc cười là bà con chê khen cái bà này. Khi mà đã diễn cái trò cho cá ăn thì mấy cái cách ứng xử đi theo nó như vậy là đúng rồi, chẳng có gì mà thắc mắc, hehe. Nói chung về văn hóa ứng xử thì rất khó nói, vì đó là chuyện cá nhân của người ta, miễn không ảnh hưởng đến người khác thì kệ họ. Nhưng cũng không thể coi như không có tồn tại cái văn hóa ứng xử này. Cái này thể hiện bản chất của một con người, thể hiện cái văn hóa của người đó, thể hiện cái giáo dục của người đó, thể hiện sự sang trọng hay thấp hèn của họ. Chỉ đơn giản vậy thôi. Tự họ trau dồi lấy thôi. Nhờ cái văn hoá ứng xử mà đôi khi người ta nhận ra bản chất thật của một con người đằng sau lớp áo quần hào nhoáng giàu có hay địa vị sang trọng của họ. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. trâu bò chơi với trâu bò, hổ báo tụ tập với nhau. Không phải bỗng dưng mà người ta có cái gọi là giới thượng lưu. quý sờ tộc. Đâu phải ai giàu cũng là thượng lưu, bần cố nông giàu cả đống đó mà, hehe. Vậy nên Âu Mỷ mới có cụm từ nouveau riche để chỉ đám người gìau mới mà thôi lỗ đó. mà. Nói chung cái văn hóa CS thì nó vậy đó, không ý kiến được. 10 người CS đủ chục đều có văn hóa ứng xử kiểu CS. Giống như văn hoá rừng rú đó mà. Ngày xưa ta nói nhỏ, tới khi đi làm cơ quan nhà nước, ai cũng tramnh giành nhau mà nói, ta cũng gân cổ mà giành nói. Một ngày nọ, má ta nói, con Uyeen bữa nay nói to đó nghen. Ta giật mình, ráng tập nói cho vừa phải, nhưng cái thói xấu nhiễm vô khó bỏ ghê đó. Đôi lúc ta bực mình hay hứng chí thì nói to đến nỗi ta cũng giựt mình, haizz, dĩ nhiên nhớ ra thì vặn volume xuống một phát. Nhớ hồi Nữ hoàng Anh nói cán bộ China là ứng xử thôi lỗ, chỉ 1 từ nhỏ vậy thôi mà truyền thông chạy tít khắp các mặt báo. Bởi vì người ta không nhận xét văn hóa ứng xử của một người nào đó, vì họ không phải là cha mẹ dạy bảo con cái họ hay là thầy cô phổ thông dạy học trò nên khi thấy một người danh giá như Nữ hoàng mà dùng từ đó chứng tỏ bà chịu hết nỗi nên bật ra, không thể kìm nén nổi sự tức giận đó mà. Chứng tỏ sự thô lỗ đó rất kinh khủng ngoài sức chịu đựng của con người. Bởi vì người ta không nhận xét văn hóa ứng xử của người khác nên nhiều người CS không thấy người ta nói gì thì họ cho là họ đúng, họ hay, là họ giỏi chứ đầu óc họ không đủ để hiểu biết là do văn hóa của người văn minh nên người ta không can thiệp vào hành vi ứng xử của người khác miễn là hành vi đó không gây tác hại đến họ hay xã hội. Vậy nên người CS lại càng nghĩ là họ hành động như vậy là đúng đắn, là hay ho và họ cứ tiếp tục như vậy hết thế hệ này đến thế hệ khác. Nói vậy không có nghĩa chỉ là người CS, còn tầng lớp mà người ta nói nouveau riche cũng cư xử như vậy.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét