Biểu tình là cách thức mà một nhóm người thể hiện nguyện vọng của họ một cách ôn hòa. Trong xã hội dân chủ văn minh thì biểu tình là chuyện bình thường. Đáng khuyến khích hơn là việc động tay động chân. Chẳng lẽ thích người ta kìm nén sự cam chịu, tức giận hay nguyện vọng, mong muốn tới mức chịu không nổi thí cũng bùng phát, lúc đó không còn ôn hòa nữa mà sẽ là những đám đông cuồng nộ với bom xăng, vũ khí, lựu đạn. Đó là hình ảnh của những chính quyền cai trị theo kiểu độc tài. Người dân cũng cần tập cho mình thói quen nhìn nhận biểu tình ở mặt tích cực của nó. Đó là một cách thức để thúc đẩy xã hội và nhà nước tiến bộ, văn minh, dân chủ và nhân ái hơn. Biểu tình cũng là một cách thức để người ta rèn luyện kỹ năng sinh hoạt nhóm trong việc đòi hỏi, yêu cầu về một vấn đề nào đó. Đừng lo sợ biểu tình sẽ dẫn đến lật đổ chính phủ. Khi mà chính phủ bị cuộc biểu tình lật đổ thì chính phủ đó cũng xứng đáng bị lật đổ. Cái gì đáng giá sẽ tồn tại lâu dài, cái gì vô giá trị thì rồi cũng sẽ bị loại thải. Khi mà ở một xứ sở dân chủ quốc hội biểu quyết phế truất tổng thống chẳng hạn, và sau đó có thể là nội các sẽ thay đổi. đó cũng là một hình thức lật đổ chính phủ làm việc không hiệu quả. Đó là biểu hiện lành mạnh của xã hội văn minh. Người dân cũng cần tập thói quen nhìn nhận biểu tình như một hành vi tích cực trong đời sống xã hội. Có thể họ cũng sẽ tham gia biểu tình một lúc nào đó. Những người không tham gia biểu tình không nên phê phán những người biểu tình, trừ phi biểu tình gây những nguy hiểm hay bất tiện cho họ, mà nên coi như đó là một phần của xã hội. Những người tham gia biểu tình cũng không nên chỉ trích những người không tham gia biểu tình, vì mỗi người có một đặc điểm, quan điểm, cá tính và nhìn nhận vấn đề khác nhau, đó là thể thể hiện sự dân chủ trong xã hội. Tóm lại biểu tình là một hành vi cần được khuyến khích nếu các kênh thể hiện ý kiến khác không được giải quyết một cách minh bạch và tin cậy. Một xã hội mà công dân và chính phủ sợ biểu tình là xã hội bất thường, thường được xây dựng trên nền tảng của sự độc tài.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét