Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Công bằng là gì?

Coi thấy tụi nhỏ chờ xét tuyển đại học, có mấy đứa điểm cao chót vót nhưng vẫn rớt vì có những đứa điểm thấp hơn vẫn đậu vì được cộng điểm ưu tiên. Rồi thấy than trách, than thở gì đó. Giờ thì cộng điểm ưu tiên còn ít đó, hồi xưa cái thời ta thi đại học thì cộng điểm ưu tiên mới kinh dị, chia ra 15 thành phần nữa mới ghê. Đảng kêu là xoá bỏ giai cấp, rốt cuộc đảng đẻ ra thêm một đống giai cấp mới, nhiều thành phần nhôm nhựa bần cố nông, lưu manh bỗng dưng chễm chệ trở thành thành phần tinh hoa mới ghê. Hồi đó có những đứa điểm thấp hơn ta chễm chệ bước chân vô trường đại học còn ta rớt mới ngu. Tại ta ham hố đó mà, ta được tuyển thẳng vô sư phạm ngoại ngữ nhưng ta lại thi ngành khác. Bi giờ việc cộng điểm cũng ít hơn hồi xưa. Người ta la là sao không có công bằng, làm như vậy là bỏ phí nhân tài cái gì gì đó. Trên đời này không bao giờ có công bằng tuyệt đối, hàng ngày chúng ta cố gắng để xây dựng đem lại càng nhiều hơn sự công bằng trong xã hội. Nhưng trước hết phải hiểu công bằng là cái gì đã. Khi mà không hiểu công bằng thì có nói xây với dựng kiểu gì cũng là cũng nói phét, nói lác. Công bằng khác cào bằng. Ở xhcn người ta đôi khi cho rằng cào bằng là công bằng. Công bằng ở đây là công bằng về cơ hội. Nghĩa là mọi người đều phải có cơ hội như nhau. Chứ không phải công bằng về kết quả. Ví dụ thi đại học thì mọi người từ trong làng xã xa xôi đến thành phố đều phải có 1 điểm chuẩn như nhau. Bởi vì điểm xét tuyển phải dựa trên khả năng đầu óc của mỗi người, bởi vì việc học ở cấp bậc nào đó phải đảm bảo đủ năng lực về trí tuệ và kiến thức ở mức độ nào đó thì mới có đủ khả năng tiếp nhận kiến thức ở mức độ đó. Vậy cho nên không được có điểm ưu tiên. Không được chớ không phải không nên. Còn những người có hoàn cảnh khó khăn thì đó là khó khăn về tài chính, vậy có thể giúp đỡ họ về tài chính chớ không thể giúp đỡ bằng cách hạ điểm chuẩn. Thiếu cái gì giúp cái nấy chớ ai lại thiếu cái này lại đi giúp cái khác. Cái việc hạ điểm chuẩn là cái việc xuẩn ngốc. Thiệt tình học trò ở bậc học trung học đã giỏi thì thầy cô giỏi thì càng tốt, thầy cô khộng giỏi lắm cũng không sao, tự bản thân tụi nó có khả năng tự học rất tốt rồi. Công bằng về cơ hội có nhiều ví dụ lắm. Ví dụ người ta không ưng việc lãnh đạo của chính phủ nào đó vì kém hiệu quả chẳng hạn, người ta có thể lập đảng mới, và thông qua bầu cử để lật đổ chính phủ kém hiệu quả đó. Nghĩa là mọi người đều có cơ hội như nhau để điều hành một đất nước chứ không phải chỉ duy nhất 1 đảng CS và là thành viên của đảng CS mới được làm president hay PM... Ví dụ ai cũng có quyền được hít thở không khí trong lành. Hít thở không khí trong lành là cái quyền tự nhiên của mỗi con người, cho nên những người mà đem lại ô nhiễm môi trường cần phải có trách nhiệm làm sạch môi trường, trả lại môi trường sạch sẽ như nó vốn có cho những người sống trong phạm vi đó. Tùy mức độ có thể chịu thêm hình phạt nào đó bên cạnh việc trả lại môi trường trong lành cho nhưng người trong phạm vi bị ảnh hưởng. Vậy nên công bằng chính là công bằng trong cơ hội, chính công bằng trong cơ hội sẽ thì dẫn tới kết quả cũng công bằng và đem tới sự cạnh tranh lành mạnh trong xã hội. Từ đó sẽ dẫn tới tiến bộ xã hội, xã hội ngày càng phát triển. Nhưng ở xứ sở này thì ngay từ khái niệm công bằng đã vô cùng bậy bạ, vậy nên chuyện công bằng cũng bậy bạ luôn. Vậy cho nên trong xã hội này muốn đạt được cái gì đó bằng chính năng lực của mình thì cần phải có một khoảng cách khá xa với những người cùng cạnh tranh. Ví dụ quy định là 7 điểm thì cần phải đạt 10 điểm để trừ hao những cái mà người ta lấy cắp của mình là 3 điểm secours do sự dung túng cho những cái bất công có chỗ tồn tại và do sự nhìn nhận sai lầm về khái niệm công bằng. Dĩ nhiên như vậy thì chẳng công  bằng tí nào và hao phí tài nguyên xã hội rất nhiều nhưng nếu không cố gắng như vậy thì không có bất cứ cơ may nào. Và điều quan trọng hơn phải tìm cách để lấy lại sự công bằng thực thụ trong xã hội. Tím cách lấy lại sự công bằng trong xã hội chớ không phải a dua theo nó để tìm cách chen vô tìm kiếm lợi ích từ sự bất công đó, như vậy thì sự bất công sẽ ngày càng lớn. Đầu tiên nếu không thể chống lại lại nó thì tìm cách hạn chế nhất phải tiếp xúc với nó như người ta hạn chế để tiếp xúc với nguồn lây bịnh đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét