19/8/1945 là ngày gì? Ai đánh pháp đuổi nhật? hả?
**
Ngày 8 tháng 8 năm 1945 Đế quốc Việt Nam dưới sự điều hành của chính phủ Trần Trọng Kim thu hồi chủ quyền trên xứ Nam Kỳ
Trong phiên họp đầu tiên của nội các, luật sư Trần Văn Chương, bộ trưởng Ngoại giao, người cao tuổi nhất, được bầu làm nội các phó tổng trưởng (phó thủ tướng). Chính phủ đổi Bắc Kỳ thành Bắc Bộ, Trung Kỳ thành Trung Bộ, Nam Kỳ thành Nam Bộ, dầu lúc đó Nam Bộ chưa chính thức được sáp nhập vào trung ương.
Trần Trọng Kim cử Trần Văn Chương ra Hà Nội thương lượng với tướng Yuichi Tsuchihashi, tổng tư lệnh quân đội Nhật, kiêm toàn quyền Đông Dương, về sáp nhập Bắc Bộ vào Việt Nam. Phía Nhật không trở ngại. Ngày 2-5-1945 vua Bảo Đại cử Phan Kế Toại, xuất thân trường Hậu bổ Hà Nội và trường Thuộc địa Paris là trường chuyên đào tạo quan chức thuộc địa Pháp, nguyên tổng đốc Bắc Ninh, làm khâm sai Bắc Bộ. Phan Kế Toại chính thức nhận chức tại phủ thống sứ cũ, nay được gọi là Bắc Bộ phủ, ngày 5-5-1945.
Ngày 13-7-1945, đích thân Trần Trọng Kim ra Hà Nội thương thuyết. Toàn quyền Nhật Bản Yuichi Tsuchihashi chịu trả ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng, vốn là nhượng địa của Việt Nam cho Pháp từ năm 1888.
Chính phủ bổ nhiệm Trần Văn Lai làm đốc lý (thị trưởng) Hà Nội, Vũ Trọng Khánh làm đốc lý Hải Phòng và Nguyễn Khoa Phong làm đốc lý Đà Nẵng. (David G. Marr, Vietnam 1945, the Quest for Power, University of California Press, 1995, tt. 132-133.)
Nam Kỳ (cũ) nay là Nam Bộ vốn là thuộc địa của Pháp, theo quy chế riêng. Vì vậy, lúc đầu người Nhật trì hoãn việc trả Nam Bộ, nhưng sau người Nhật chịu giao Nam Bộ lại cho Việt Nam từ ngày 8-8-1945. (David G. Marr, sđd. tr. 135.)
Ngày 14-8-1945, vua Bảo Đại ký dụ bổ nhiệm Nguyễn Văn Sâm làm khâm sai Nam Bộ.
Nói về quan hệ giữa chính phủ Việt Nam và nhà cầm quyền Nhật lúc ấy, Trần Trọng Kim dẫn lời Cựu hoàng Bảo Đại ở Hương Cảng trả lời một phóng viên một tờ báo bên Pháp “Người Nhật thấy chúng tôi ương ngạnh quá, tỏ ý tiếc đã để chúng tôi làm việc” (Chương 4, tr 87).
“Lúc đầu người Nhật có ý muốn đòi khi chính phủ Việt Nam có việc gì làm quan hệ, phải hỏi trước viên cố vấn, có thuận mới được làm. Tôi bác đi, viện lẽ việc nội trị là việc chúng tôi lẽ nào phải xin phép rồi mới được làm”(tr 87).
Chính phủ Trần Trọng Kim chỉ hoạt động từ tháng 4-1945 đến tháng 8-1945, nhưng đã đặt nền móng căn bản cho nền hành chánh tương lai Việt Nam, một trong những việc làm quan trọng nhất là thu hồi và thống nhất lãnh thổ.
**
Ngày 8 tháng 8 năm 1945 Đế quốc Việt Nam dưới sự điều hành của chính phủ Trần Trọng Kim thu hồi chủ quyền trên xứ Nam Kỳ
Trong phiên họp đầu tiên của nội các, luật sư Trần Văn Chương, bộ trưởng Ngoại giao, người cao tuổi nhất, được bầu làm nội các phó tổng trưởng (phó thủ tướng). Chính phủ đổi Bắc Kỳ thành Bắc Bộ, Trung Kỳ thành Trung Bộ, Nam Kỳ thành Nam Bộ, dầu lúc đó Nam Bộ chưa chính thức được sáp nhập vào trung ương.
Trần Trọng Kim cử Trần Văn Chương ra Hà Nội thương lượng với tướng Yuichi Tsuchihashi, tổng tư lệnh quân đội Nhật, kiêm toàn quyền Đông Dương, về sáp nhập Bắc Bộ vào Việt Nam. Phía Nhật không trở ngại. Ngày 2-5-1945 vua Bảo Đại cử Phan Kế Toại, xuất thân trường Hậu bổ Hà Nội và trường Thuộc địa Paris là trường chuyên đào tạo quan chức thuộc địa Pháp, nguyên tổng đốc Bắc Ninh, làm khâm sai Bắc Bộ. Phan Kế Toại chính thức nhận chức tại phủ thống sứ cũ, nay được gọi là Bắc Bộ phủ, ngày 5-5-1945.
Ngày 13-7-1945, đích thân Trần Trọng Kim ra Hà Nội thương thuyết. Toàn quyền Nhật Bản Yuichi Tsuchihashi chịu trả ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng, vốn là nhượng địa của Việt Nam cho Pháp từ năm 1888.
Chính phủ bổ nhiệm Trần Văn Lai làm đốc lý (thị trưởng) Hà Nội, Vũ Trọng Khánh làm đốc lý Hải Phòng và Nguyễn Khoa Phong làm đốc lý Đà Nẵng. (David G. Marr, Vietnam 1945, the Quest for Power, University of California Press, 1995, tt. 132-133.)
Nam Kỳ (cũ) nay là Nam Bộ vốn là thuộc địa của Pháp, theo quy chế riêng. Vì vậy, lúc đầu người Nhật trì hoãn việc trả Nam Bộ, nhưng sau người Nhật chịu giao Nam Bộ lại cho Việt Nam từ ngày 8-8-1945. (David G. Marr, sđd. tr. 135.)
Ngày 14-8-1945, vua Bảo Đại ký dụ bổ nhiệm Nguyễn Văn Sâm làm khâm sai Nam Bộ.
Nói về quan hệ giữa chính phủ Việt Nam và nhà cầm quyền Nhật lúc ấy, Trần Trọng Kim dẫn lời Cựu hoàng Bảo Đại ở Hương Cảng trả lời một phóng viên một tờ báo bên Pháp “Người Nhật thấy chúng tôi ương ngạnh quá, tỏ ý tiếc đã để chúng tôi làm việc” (Chương 4, tr 87).
“Lúc đầu người Nhật có ý muốn đòi khi chính phủ Việt Nam có việc gì làm quan hệ, phải hỏi trước viên cố vấn, có thuận mới được làm. Tôi bác đi, viện lẽ việc nội trị là việc chúng tôi lẽ nào phải xin phép rồi mới được làm”(tr 87).
Chính phủ Trần Trọng Kim chỉ hoạt động từ tháng 4-1945 đến tháng 8-1945, nhưng đã đặt nền móng căn bản cho nền hành chánh tương lai Việt Nam, một trong những việc làm quan trọng nhất là thu hồi và thống nhất lãnh thổ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét