Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

Nói

Thấy có người kia đưa cái clip để ví dụ cho việc một số thầy cô ở VN dạy tiếng Anh nhưng phát âm thành tiếng Lào nên Mỹ thiệt không thể nào hiểu, đoán tầm bậy tầm bạ gì đó, chỉ có VNmese mới hiểu. Rồi người ta nói tùm lum tà la gì đó. Ta thấy khôi hài thiệt. Thiệt tình ta nói tiếng Anh cũng sai tè le ra đó nhưng ta không đi đi dạy nên kệ ta, người ta hiểu lầm thì đáng đời ta , cho chừa đi, hehe. Còn người ta đi dạy thì bắt buộc phải nói cho đúng. Bắt buộc chờ không phải nên hay cần. Bởi lẽ người đi học là người chẳng biết gì nên coi thầy cô là mẫu để mà bắt chước, hóa ra bắt chước người nói tầm bậy tầm bạ à. Chớ biết rồi thì cần gì phải đi học. Thiệt tình cái vụ thầy cô phát âm và sử dụng tiếng Anh bậy hơi bị nhiều. Mấy đứa cháu ta đi học ở trường phổ thông thì thấy gần như đứa nào cũng nói phát âm bậy, vậy mới đau. Thận chí thỉnh thoảng rảnh ta rèn cho tụi nó nhưng rồi sau đó đâu vào đó, lên trường thầy cô nói không chuẩn nên tụi nó nói theo y như vậy, quên béng mấy cái ta dạy. Mà ta cũng chẳng dạy gì, ta chỉ mở máy cho tụi nó nghe người bản xứ nói như thế nào để nó bắt chước, ta chỉ bày cách bắt chước thôi.  Dĩ nhiên không cần phải tập cho giống như vậy nhưng vấn để chính là nói sao cho người nghe đừng hiểu lầm là tốt rồi. Có lần có đứa cháu phát âm theo kiểu VN, ta nói cô chẳng hiểu nên cô hỏi google thử, rồi ta mở google kêu là đọc vô đó để google kiếm ra đó là cái gì. Nó đọc thì thấy hiện ra cái chữ kỷ lạ gì đó, đọc mấy lần cũng vậy. Ta mới nói để cô đọc thử, ta đọc thì nó hiện ra cái đúng chóc như ý. Ta mới giải thích mấy chú google người Mỹ nên mình nói không đúng tiếng Anh thì mấy chú đó không hiểu nên không kiếm cho mình được đâu, sau đó ta mới tập nó nói. Tập một hồi nó cũng phát âm đâu ra đó, hỏi chú google là chú đó biết ý nó liền mà, hehe. Trẻ con cái miệng còn miệng dẻo nên tập dễ mà, lớn rồi thì hơi bị khó nhưng không phải là không thể. Tiếng Anh có trọng âm mới ớn, còn đặt tùm lum tà la chỗ chớ không cố định nữa mới ghê, y như chọc tức người ta vậy đó. Chớ tiềng Pháp thì chẳng có trọng âm gì hết, còn tiếng Tây ban nha có trọng âm nhưng có quy luật, còn nếu không theo quy luật thì nó tương ngay cái dấu sắc trên đó để khỏi nói bậy. Ví dụ (la) papa là khoai tây, accent ở từ pa đầu, còn (el) papá là ba (cha) trọng âm rơi ở phía sau, còn (el) Papa là pope. Papá come papa phát âm tùm lum ra thì không hiểu ông ba ăn củ khoai tây hay củ khoai tây ăn ông ba nữa, hehe. Nói tào lao cho vui đó mà. Thiệt tình nói tiếng việt với tiếng China ta mới ớn vì có một đống dấu, ngay cả tiếng Việt dấu hỏi với dấu ngã ta còn nói lộn tùm lum, viết thì ít lộn hơn. Chớ mấy cái tiếng kia ráng nhớ thì cũng đâu có khó lắm. Còn nếu không nhớ được thì kệ tía nó đi, cứ nói đại, hehe. Còn tiếng China thì cái dấu vừa xuống xong rồi giật lên đó ta sợ muốn chết, tập quẹo cả lưỡi mà vẫn còn sai, còn cái dấu gằn giọng nữa chớ, nghe hung dữ gì đâu. Học được cái thứ tiếng này chắc hung dữ luôn. Hù nghe sợ  không nè. Ta đã dở mà còn đâm đầu vô đó, chắc trời phạt ta cho ta chừa vì hay nói tầm bậy đó mà, hehe.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét