Tiềng China cũng như tiếng VN, mấy quy tắc ngữ pháp cũng cùng 1 hệ. Chứng tỏ 2 thằng này tư duy giống nhau, cho dù VN xài chữ hệ latin. Chỉ là ghép từ và có những cụm từ và cách dùng đặc biệt, chớ chẳng có chia động từ gì hết. Muốn thể hiện mấy cái đó thì nhét thêm từ gì đô đó như đã, đang, đã từng, sẽ... Thiệt tình ta mới học lỏm bỏm tiếng China nên ta chẳng dám phán gì hết nhưng nhìn sơ qua thì thấy China hay VN đều tư duy na ná nhau trong cách thể hiện ngôn ngữ. Do là VN hồi xưa dùng chữ China mà, sau đó mấy ông nhà nho nghĩ ra chữ nôm để nhìn vô cho thấy đỡ phải là nô lệ của China đó mà. Sau đó thì mấy ông Tây ban nha, Bồ đào nha gì đó "ghi âm" lại tiếng nói của dân Việt bằng chữ latin. Vậy là chữ Việt ra đời. Vậy nên nó chẳng có ngữ pháp gì khác China. Sau này mấy ông tây cũng "ghi âm" lại chữ China và cái gọi là bính âm đời từ đó. Nhưng bởi vì dân China đông đen và chữ Hán là của nó đã khá hoàn thiện lúc bấy giờ nên mấy cái " ghi âm" kiểu đó chỉ để dùng cho dân tây học tiếng China chớ dân China chẳng xài. Khi mà tới thời đại máy tính, nhất là thời đại smartphone thống trị thì mấy cái pinyin này mới thể hiện được công năng của nó rất nhiều. Cho nên người trẻ China nhiều khi quên mặt chữ China luôn. Vì đọc một đường viết 1 nẻo thì sao mà nhớ. Cứ như vậy mai mốt tiếng China nửa nạc nửa mỡ cả bính âm xen lẫn vớichữ China. Rồt cuộc rồi cũng chuyển qua chữ tượng thanh, chắc là một dạng biến thể nào đó của bính âm. Lúc đó sự biến đổi là do nhu cầu của cuộc sống. Sẽ phát sinh hệ thống chữ và những nhà ngôn ngữ học chỉ co 1mỗi việc là ngồi lại sắp xếp và hệ thống hóa để có quy luật thống nhất thôi. Ta mà là Mao thì ta kêu là soạn ra bộ chữ tượng thanh mới chớ mắc mớ gì phải sửa chữ China thành gảin thể để khác với phồn thể. Biết đâu lại bịa ra hệ chữ tượng thanh mới với những ký tự kiểu China, như hệ chữ latin, chữ slave, chữ Thấy đần đần sao đó. Chời, ta mà qua China gặp mấy ông bảo thủ chắc ổng đá đít đuổi về quá chừng, hehe. Chắc tại ông Mao và thuộc hạ thuộc loại thành phần bần cố nông chân đất mắt toét nên có nghĩ tới nghĩ lui cũng vậy. Người ta kêu đầu tới vạt áo thì nghĩ không qua khỏi đũng quần đó mà. Vì chữ viết ban đầu là thể hiện qua hình vẽ, gọi là chữ tượng hình. Sau đó chuyển qua ghi lại âm nên gọi là chữ tượng thanh. Đó là quy luật phát triển triển, dù có ngăn chặn thì nó cũng tìm cách mà biến đổi theo chiều hướng đó mà. Vậy sao không nắn nó ngay từ đầu nếu đã thấy quy luật ? Mấy hệ thống chữ viết kia cũng trầy trật tìm đường để tiến từ chữ tượng hình qua chữ tượng thanh đó mà. Sở dĩ ta nói tầm bậy tầm bạ mấy cái chữ China là bởi vì ta đọc đâu đó có ông thiến sĩ nào đó kêu là học tiếng Hán để làm trong sáng tiếng Việt, chắc là tiếng việt CS đục ngầu nên ổng mới nghĩ là mượn thêm tiếng Hán trộn vô để dễ ma mị thêm đó mà. Cũng có ông thiến sĩ khác kêu là dùng thêm tiếng Anh với tiếng China làm chữ quốc ngữ nữa mới kinh dị.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét