Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015
Rảnh quá quởn
Thấy 2 mẹ con người kia ăn sáng. Thằng bé đâu cỡ 13, 14 tuôi. Ăn xong, trả tiền xong rồi, 2 mẹ con ra lấy xe. Cậu bé đòi uống nước, bà mẹ kêu là sao lúc nãy không uống nước. Nó trả lời là nước nóng quá không uống được. Bà mẹ tát một cái bốp vô mặt cậu bé và la sao mày ngu vậy, uống nước đâu có phải trả tiền đâu mà sao không chịu uống ở trong đó hả.
Ta đúng là người nhiều chuyện, hehe.
Ta đúng là người nhiều chuyện, hehe.
Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015
a scene
That night, i had a heavy sleep. I had a dream, then i woke up, then i had another. A full of dreams sleep. I can remember a little. I was in a strange place where i had never been there. You and a man fought each other. Your weapons are the lightsabers, hehe. You didn't let me know because you were afraid that i would be shocked. I worried a lot. I feared you were killed. I saw you but you didn't see me. Whenever that man stabbed you, my heart was pressed. I feel breathless and pain. After a while, i knew by intuition that man would kill you. If you died, i couldn't live. I shot him with my laser gun, hehe. I didn't know if he was killed or not. I understood you would be angry with me because i didn't play fair. Two men fight one man, this is not fair. Hai đánh một không chột cũng què, in VNmese we say it. After that, i was exhausted. My friend took me home. I cried. I didn't know how to explain what i did for you. You would be very angry knowing this. I was happy to see you alive but i was afraid you was very angry with me because i had meddled in your work. Maybe i miss you in the stars wars movie season.
Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015
Họ đỗ tên thừa
Thấy cô kia đi thi hoa hậu gì đó, cổ đem cái bản đồ gì đó, có cái chữ gì đó, rồi cổ rớt, thiên hạ nhao nhao lên cho là bị chơi ép. ta thấy khôi hài quá chừng. Khôi hài là ở chổ cổ đi thi hoa hậu mà cổ không biết thi để làm gì. Đi thi để đạt danh hiệu hoa hậu, ít ra phải biết mục đích của việc mình làm chớ, khi làm cái gì mà không biết làm để làm gì thì ngủ khò cho sướng con mắt. Nhớ cô kia đi đòi nợ, con nợ kể khổ tùm lum, rồi cổ nghe nó nói, rồi không đòi được tiền cổ tới than với ta. Ta vừa buồn cười vừa thấy tội nghiệp, ta hỏi con đó hiền hay dữ, người thường hay giang hồ để có cách trị, rồi ta hỏi mục đích mày tới đó để làm gì. Cổ không biết. Ta cười, mục đích là tiền, mày chỉ biết tới chỗ nó là vì tiền. chấm hết nên đừng nhập tâm bất cứ cái gì của nó, nó nói gì thì móc quăng ra khỏi tai, vậy thôi, nó là người thường thì dễ xử mà. Nhiều thì xử, còn nếu ít quá thì thí cô hồn cho nó cũng được, coi như ra đường bị móc túi. Nhớ mục đích là tiền, chấm hết, hehe. Chắc vì ta dễ dụ nên mấy đứa bạn ta vài đứa cũng mò tới mượn vài trăm ngàn, tối đa là 5 trăm còn hơn thì miễn, đi chỗ khác chơi, chuyện này chuyện nọ mà toàn chuyện cấp bách không hà. ta thấy tội nghiệp cho mượn, ai chẳng có lúc kẹt, có đứa thì trả đàng hoàng, có đứa thì nhất quyết không trả mới ghê, thậm chí đổi số điện thoại nữa, có đứa thì cứ tranh thủ tới ăn ké, thấy sao số kiếp tụi nó tội quá chừng, làm người thường không làm mà phải làm kẻ ăn xin, lừa gạt gì đó, mà nhiều đứa trong đám đó giàu hơn ta mới ghê. Đến nổi có đứa nhân viên của ta nó tức thay cho ta. Có một lần đứa bạn ta mượn tiền ta hoài không trả, co hai ba trăm ngàn gì ta quên mất rồi. Có lần ta thấy nhân viên của ta tức mình, ta cười mày chở tao đi ăn sáng đi để trừ nợ, con nợ đó bán quán mà. Dĩ nhiên ta ăn sáng xong thì nó đâu dám lấy tiền. Trời đất, ngày nào cũng ăn sáng chổ đó trừ nợ chắc ớn chết, lúc đó 1 tô bún riêu đâu cỡ 5k, bún bò bún giò cỡ 10, 15k gì đó. Sau bữa đó, có một hai lần gì đó cổ tức quá chở ta tới đó ăn, tội nghiệp con bé ghê đó. Sau đó ta đùa mày cứ tới ăn sáng đi có gì thì kêu trừ vô tiền cô Uyeen cũng được, canh cho đủ thì thôi chứ tao ớn rồi, hehe. Nói lan man tùm lum không hà. Cái cô thi hoa hậu đó cổ muốn được làm hoa hậu mà cổ làm mấy trò đó thì chứng tỏ cổ quá kém trong phần giới thiệu bản thân. Cổ không biết mục đích cuộc thi là thi sắc đẹp mả cổ tưởng là tới 1 hội nghị, hội thảo gì đó để tham dự, hehe. Cổ tưởng ai cũng biết ba cái chuyện này, ai cũng quan tâm tới cái món của cổ, rồi thiên hạ đổ thừa. Thấy tội nghiệp gì đâu. Giống như cổ bán 1 món hàng là sắc đẹp đó thì cổ phải giới thiệu cho người mua những cái đáng thèm chảy mước miếng vê món sắc đẹp, hehe, cũng như những cái làm nên bản sắc của công ty mà kinh doanh cái món đó để người ta có thiện cảm và có niềm tin vào món hàng cổ bán. đằng này lại đi giới thiệu ba cái ba lăng nhăng gì đó thi đi bán cái gì hở trời. Còn đẹp xấu khẻo dở ra sao thì ta không ý kiến vì ta có coi đâu nên ta có biết gì đâu mà khen với chê, bộ ta nghe người ta chê rồi ta huà vô chê hả, hóa ra ta là người khóc mướn đám ma hay sao?
Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015
Tiếng nói
Coi trên mạng cái phim kia, phim này cũng hơi lâu rồi chỉ có trên mạng thôi. Sợ ồn má nghe giựt mình nên tắt tiếng chỉ nhìn phụ để tiếng Việt. Coi một lúc thấy kỳ cục không thể tưởng. Cái mặt thì diễn tả 1 đường mà nói chuyện thì kỳ cục quá chừng, cho dù Mỹ thì cũng là đi bằng hai chân chứ không không phải người ngoài hành tinh nên không thể vậy. Nên mới đeo headphone nghe thử. Trời đất, tiếng 1 đường phụ đề 1 nẻo không ăn nhập gì với nhau hết. Đó là tiếng Anh của ta dở ẹt đó nghen. Cái tội coi phim chùa thì hên xui vậy đó. Bao nhiêu người coi mấy cái phim như vầy thì họ hiểu sao ta, hehe. Ít ra học ngoại ngữ cũng có cái lợi đó chớ. Vì luyện tiếng Anh tiếng Pháp nên khi rảnh là luyện phim Mỹ, phim Pháp, mà phim nói tiếng Pháp thì ít. Luyện phim có cái lợi là nghe được nhiều giọng khác nhau, sắc thái khác nhau. Không hiểu thì coi lại, hehe, sao mà giống như ghiền nó vậy trời. Ngay cả tiếng Việt ở những vùng miền khác nhau nghe còn không được nói chi tiếng xứ người. Ngày nhỏ về quê nghe những người lớn tuổi nói có khi ta chẳng hiểu cái gì, vì rặt giọng địa phương. Hỏi đi hỏi lại thì sợ bị la nên ta chỉ dạ và cười, nên người lớn nói con nhỏ này hay cười am ít nói, hehe. Nghe có ra đâu mà nói. Đó là tiếng của quê cha đất tổ mà còn vậy đó nghen. Ta đi nơi nào người ta cũng nói tiếng Anh, chỉ có ở China là người ta không thèm nói tiếng Anh. Phải dùng body language mới ghê. Chắc phải học tiếng China quá, mà đang học lỏm bỏm tiếng Tây ban nha, chẳng lẽ bỏ. Chắc luyện tiếng TBN tàm tạm 1 chút rồi mới xông mình học tiếng Tào. Dạo trên mạng 1 vòng thì mới thấy tiếng China dễ sợ, đủ thứ tiếng, đó là nói. Còn viết thì tới 2 cách viết mới ghê. Thấy muốn nản chí anh hùng vì không biết bắt đầu từ đâu trong cái mớ lùng bùng đó. Tự học chắc cũng được mà, ta chỉ ớn là luyện giọng thôi. Còn ngữ pháp ta nghĩ chắc không khó. Ngày xưa ta tự học tiếng Anh mà, phần phát âm thì ta chu mỏ, lè lưỡi trước gương để luyện theo sách. Còn ngữ pháp thì tiếng Anh dễ hơn tiếng Pháp mà. Tới khi ta nhờ thầy kiểm tra năng lực thì thầy phì cười, ngữ pháp thì khá ổn nhưng nói tiếng Anh sao giống tiếng Pháp, nên thầy biểu ra lớp thầy luyện. Trời, hồi đó làm gì có máy cassette để mà nghe để mà nói. Nghe tiếng Anh trên ti vi do phát thanh viên VN đọc tin tức hàng ngày được cỡ mười mấy hai chục phút mỗi ngày thôi mà. Còn tiếng Pháp thi do thầy giáo của ta dạy xịn lắm, từ cấp 2 đến cấp 3 thầy cô nào đọc cũng chuẩn, từ chữ r đến giọng mũi nên ta mới thấm đó mà. Vì tự mình bao giờ mình cũng thấy mình đúng, mình giỏi. Sau đó ta mới biết là do ta nhấn trọng âm không rõ, vì tiếng Pháp đâu có cái dụ nhấn trọng âm như tiếng Anh nên ta học tiếng Anh có nhấn thì nhấn nhẹ hều không khác bao nhiêu. Nói kiểu đó thì nghe có trời mới hiểu, hehe. Sau này có internet thì ta mới có nhiều cái để nghe người bản xứ nói, ta mới phát hiện là dân xứ đó lạnh quá nên nói thì cứ giữ cái lưỡi sợ nước miếng đóng băng nên nói d, đ, th, t và tất cả nguyên âm đến phụ âm nghe theo kiểu tiếng Việt là đơn đớt, hehe, còn nếu tiếng Việt mà nói chắc người xứ đó nghe sao mà cứng quá không mềm mại. Hình như từ hồi nhỏ ta học tiêng Pháp nhiều quá, coi văn hóa, lịch sử Pháp nhiều nên suy nghĩ của ta cũng khùng khùng, không giống Việt nam xhcn như mấy người khác. Vì học một ngôn ngữ không chỉ là học nói và học viết mà còn học cách suy nghĩ, học văn hóa của xứ đó mới hiểu tại sao người ta lại nói như vậy. Thời xưa ta có cái thói nhún vai rất tây, bị mấy đứa bạn chọc nên ta ráng bỏ. Bi giờ đúng kiểu nhà quê VNmese, hehe. Thiệt tình do chẳng biết nó thấm vô lúc nào mới ghê. Pháp, Mỹ, Tây ban nha cùng thứ tây nên hỏng sao. Chời mai mốt mà luyện phim Tàu chắc thành Tàu chính hiệu mới ghê. Đi Sing nghe mấy ông Sing nói tiếng Anh cứ hẹ hẹ, hà hà cuối câu nghe đúng là hàng độc, hehe.
Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015
Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015
don't give up ?
You don't let me choose, you did before i can. How agile you are. You and yours, you both look like a twin, especially the mouth. I mean the neb, but i'm afraid you're angry, hehe. What a lovely neb killing people. I begin a working day by thinking of you one minute. I finish it by thinking of you ten minutes. That is too much, isn't it? Have you sneezed at that time? These days, my business goes bad so i worry very much. I don't have time for the other. Hate you and missss you. Because i spend much time to think of you instead of having a good sleep.
Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015
Trẻ con
Thấy người ta khen đứa nhỏ mà nói chuyện như người lớn, ta thấy buồn cười, tội nghiệp gì đâu. Người ta có tuổi nhỏ ngây thơ, còn mấy đứa đó tuổi nhỏ già giặn mà mừng cái nỗi gì. Nhớ chuyện mấy đứa cháu.
Ngày xưa, chị đi học chuyên khoa, anh đi làm suốt ngày nên gửi con cho bà nội. Ngày đó, người bận đi làm, người thì còn nhỏ đang đi học, chỉ có ta đang thực tập tốt nghiệp là rảnh nhất nhà nên ta là người chăm bé nhiều nhất. Lâu rồi không nhớ nhưng chắc cả năm. Bé chưa biết nói, nên khi cô bày thì bé chỉ biết có cô và nội. Chú thì hơi khó nói nên kêu là cô luôn. Tới khi gặp ba cũng kêu là cô. má cũng kêu là cô, tội nghiệp gì đâu. Bé khảnh ăn đến nỗi ở nhà chỉ có ta là đủ kiên nhẫn để dụ bé ăn. Có lần chán bé nhất quyết không chịu ăn, đành phải dụ ăn cơm với muối hột. Ta bỏ một hột muối nhỏ xíu xiu vô miệng bé, mặn quá mà nên bé phải ăn miếng cơm. Lạ miệng bé làm lia lịa hết cả chén cơm. Bà nội sợ quá, sao cho cháu ăn cơm với muối hột, hehe. Ta nói đùa con cho ăn 1 bữa thôi mà, không có sao đâu, hồi xưa bà nội, bà cố, bà cao... ăn cơm với muối hoài vẩn sống nhăn răng mà. Thiệt tình đúng 1 bữa đó, chớ không thôi ba má xót con thì mệt, bà còn xót nói chi ba má, hehe. 1 bữa thì nhằm nhò gì hén. Nói chuyện cho ăn thì đủ thứ chuyện. Có lần phải bỏ chén cơm trong tủ rồi rủ cháu đi ăn vụng, cô ẵm cháu chạy ra ngoài chơi rồi chạy vô bếp mở tủ ăn vụng 1 miếng cơm, đóng tủ rồi vội vàng chạy ra ngoài. bé khoái chí lắm nên cứ đòi ăn vụng. Hai ba bữa sau chán ăn vụng thì phải nghĩ trò khác. Đếm, rồi thi, đổi chén nhỏ chén lớn, dĩa... rồi đủ thứ trò. Ở mấy nơi đói nghèo trẻ không có mà ăn, còn đây thì có mà không chịu ăn. Nghịch lý. Còn mấy đứa khác dễ ăn thì cứ cho ngồi ở bàn đút ăn là xong. Mấy đứa mà còn chút xíu, ta có khi lấy giọt nước chanh pha với nước cho loãng rồi nhỏ vô miệng 1 giọt, hay chút nước muối, chút vị gì là lạ, xíu xiu thôi, để kích thích vị giác, khứu giác tụi nó đó mà, tí xíu xiu không đủ để rối loạn tiêu hóa hay giựt mình. Nhìn bé nhăn mặt khi nhỏ một giọt nước vô miệng thấy cưng gì đâu, hehe. Mà mấy đứa ba má dễ tính thì ta mới làm, còn cổ hủ thì không dám rờ, mắc công nói này nói nọ. Có đứa cháu cứ mổi lần không ưng ý thì nó gào lên. Gặp trúng dì thì xong luôn, có lần ta thấy nó không ưng ý chuyện gì với chị nó, nó gào lên. Má nó la chị nó cũng không xong. Ta cười để yên đó xử cho, ta quay mặt đi chỗ khác và gào to hơn nó, xong quay ra thản nhiên nói chuyện với má nó. Nó nghe tiếng gào to, nó ngừng lại rồi gân cổ rống to hơn nữa, ta làm lơ gào to hơn, giọng giống y như vậy mới siêu, hehe. Nó biết là gặp trúng địch thủ rồi nên không thèm gào nữa, nó quay ra mỉm cười và chơi tiếp. Sau lần đó nó không thèm gào nữa, hehe. Bé cắt móng tay, ba má nó biểu là cắt sát cho sạch sẽ. Ta bày cắt xoay tròn để móng tay tròn đều, hơi lòi ra tí xíu để móng tay đẹp. ta lấy tay ta làm ví dụ, nên phải hy sinh mấy cái móng tay dài. bé loay hoay 1 hồi không cắt được cầm đồ bấm móng tay tới nhờ cô cắt giùm. Ta cắt mấy ngón rồi cầm tay bé chỉ cách cắt. Vì cô xí xọn nên mới bày trò vậy chớ ba má tập cắt gọn cho sạch sẽ đó mà. Có đứa cháu nó thấy cô móng tay dài, nó mân mê tay ta, nó hỏi má nó sao móng tay cô dài mà móng tay mẹ ngắn. Mẹ nó thấy khó trả lời quá chừng, cô phải trả lời vì cô điệu nên để móng tay dài cho đẹp, còn mẹ để móng tay dài lỡ ẵm cháu bị móng tray đâm vô người thì đau làm sao, mai mốt cháu lớn tự tắm rửa được thì nếu mẹ thích điệu mẹ cũng để móng tay dài, hồi xưa tắm chị cô cũng cắt móng tay đó mà. Ta lấy móng tay đâm nhè nhẹ vô bé hỏi đau không, hehe. Bé gật gù ra chiều hiểu biết, mà hỏng biết nó hiểu tới đâu, hehe. Đứa cháu gái vô lớp 1 học song ngữ tiếng Pháp, ba má nó sợ học 2 thứ tiếng thì lẫn lộn ngôn ngữ mà tiếng Pháp không thông dụng. Ta năn nỉ cho nó học lớp tiếng Pháp vì mai mốt vô thế nó cũng phải học tiếng Anh hoặc qua lớp 6 học tiếng Anh cũng được. Vì học tiếng Pháp rồi học qua tiếng Anh sẽ nói tiếng Anh nghe dễ thương hơn, sai chút xíu cũng được mà miễn nói nghe dễ thương là được, đó là ta thấy vậy chứ có dễ thương không thì không biết, hehe.
Ngày xưa, chị đi học chuyên khoa, anh đi làm suốt ngày nên gửi con cho bà nội. Ngày đó, người bận đi làm, người thì còn nhỏ đang đi học, chỉ có ta đang thực tập tốt nghiệp là rảnh nhất nhà nên ta là người chăm bé nhiều nhất. Lâu rồi không nhớ nhưng chắc cả năm. Bé chưa biết nói, nên khi cô bày thì bé chỉ biết có cô và nội. Chú thì hơi khó nói nên kêu là cô luôn. Tới khi gặp ba cũng kêu là cô. má cũng kêu là cô, tội nghiệp gì đâu. Bé khảnh ăn đến nỗi ở nhà chỉ có ta là đủ kiên nhẫn để dụ bé ăn. Có lần chán bé nhất quyết không chịu ăn, đành phải dụ ăn cơm với muối hột. Ta bỏ một hột muối nhỏ xíu xiu vô miệng bé, mặn quá mà nên bé phải ăn miếng cơm. Lạ miệng bé làm lia lịa hết cả chén cơm. Bà nội sợ quá, sao cho cháu ăn cơm với muối hột, hehe. Ta nói đùa con cho ăn 1 bữa thôi mà, không có sao đâu, hồi xưa bà nội, bà cố, bà cao... ăn cơm với muối hoài vẩn sống nhăn răng mà. Thiệt tình đúng 1 bữa đó, chớ không thôi ba má xót con thì mệt, bà còn xót nói chi ba má, hehe. 1 bữa thì nhằm nhò gì hén. Nói chuyện cho ăn thì đủ thứ chuyện. Có lần phải bỏ chén cơm trong tủ rồi rủ cháu đi ăn vụng, cô ẵm cháu chạy ra ngoài chơi rồi chạy vô bếp mở tủ ăn vụng 1 miếng cơm, đóng tủ rồi vội vàng chạy ra ngoài. bé khoái chí lắm nên cứ đòi ăn vụng. Hai ba bữa sau chán ăn vụng thì phải nghĩ trò khác. Đếm, rồi thi, đổi chén nhỏ chén lớn, dĩa... rồi đủ thứ trò. Ở mấy nơi đói nghèo trẻ không có mà ăn, còn đây thì có mà không chịu ăn. Nghịch lý. Còn mấy đứa khác dễ ăn thì cứ cho ngồi ở bàn đút ăn là xong. Mấy đứa mà còn chút xíu, ta có khi lấy giọt nước chanh pha với nước cho loãng rồi nhỏ vô miệng 1 giọt, hay chút nước muối, chút vị gì là lạ, xíu xiu thôi, để kích thích vị giác, khứu giác tụi nó đó mà, tí xíu xiu không đủ để rối loạn tiêu hóa hay giựt mình. Nhìn bé nhăn mặt khi nhỏ một giọt nước vô miệng thấy cưng gì đâu, hehe. Mà mấy đứa ba má dễ tính thì ta mới làm, còn cổ hủ thì không dám rờ, mắc công nói này nói nọ. Có đứa cháu cứ mổi lần không ưng ý thì nó gào lên. Gặp trúng dì thì xong luôn, có lần ta thấy nó không ưng ý chuyện gì với chị nó, nó gào lên. Má nó la chị nó cũng không xong. Ta cười để yên đó xử cho, ta quay mặt đi chỗ khác và gào to hơn nó, xong quay ra thản nhiên nói chuyện với má nó. Nó nghe tiếng gào to, nó ngừng lại rồi gân cổ rống to hơn nữa, ta làm lơ gào to hơn, giọng giống y như vậy mới siêu, hehe. Nó biết là gặp trúng địch thủ rồi nên không thèm gào nữa, nó quay ra mỉm cười và chơi tiếp. Sau lần đó nó không thèm gào nữa, hehe. Bé cắt móng tay, ba má nó biểu là cắt sát cho sạch sẽ. Ta bày cắt xoay tròn để móng tay tròn đều, hơi lòi ra tí xíu để móng tay đẹp. ta lấy tay ta làm ví dụ, nên phải hy sinh mấy cái móng tay dài. bé loay hoay 1 hồi không cắt được cầm đồ bấm móng tay tới nhờ cô cắt giùm. Ta cắt mấy ngón rồi cầm tay bé chỉ cách cắt. Vì cô xí xọn nên mới bày trò vậy chớ ba má tập cắt gọn cho sạch sẽ đó mà. Có đứa cháu nó thấy cô móng tay dài, nó mân mê tay ta, nó hỏi má nó sao móng tay cô dài mà móng tay mẹ ngắn. Mẹ nó thấy khó trả lời quá chừng, cô phải trả lời vì cô điệu nên để móng tay dài cho đẹp, còn mẹ để móng tay dài lỡ ẵm cháu bị móng tray đâm vô người thì đau làm sao, mai mốt cháu lớn tự tắm rửa được thì nếu mẹ thích điệu mẹ cũng để móng tay dài, hồi xưa tắm chị cô cũng cắt móng tay đó mà. Ta lấy móng tay đâm nhè nhẹ vô bé hỏi đau không, hehe. Bé gật gù ra chiều hiểu biết, mà hỏng biết nó hiểu tới đâu, hehe. Đứa cháu gái vô lớp 1 học song ngữ tiếng Pháp, ba má nó sợ học 2 thứ tiếng thì lẫn lộn ngôn ngữ mà tiếng Pháp không thông dụng. Ta năn nỉ cho nó học lớp tiếng Pháp vì mai mốt vô thế nó cũng phải học tiếng Anh hoặc qua lớp 6 học tiếng Anh cũng được. Vì học tiếng Pháp rồi học qua tiếng Anh sẽ nói tiếng Anh nghe dễ thương hơn, sai chút xíu cũng được mà miễn nói nghe dễ thương là được, đó là ta thấy vậy chứ có dễ thương không thì không biết, hehe.
Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015
how to bear
When i see deep into one's heart, i get exhausted. My heart will work as both. If this continues, it will break into hundreds of pieces. If i don't have a strong mind, i can't suffer.
Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015
Oh yeah
Why do you use it as my symbol? It is serious. I have to see myself in the mirror if i look like that. This game is fun, hehe. A man of talent, you have hundreds of faces. I don't know what symbol is suitable for you. I try to think. You will know who you are, hehe.
Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015
Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015
a strange dream
When i was a student, one night, i had a strange dream. We were thirteen people, women and men. Each of us had to eat a full bowl of soup. There was too much salt in this soup. I knew eating this soup to forget everything. I was the last. In my turn, there was no salt anymore. I had to eat sugar soup. They replace the salt with sugar. After the soup, i had a headache. A terrible headache so i wanted to cut my head. We were going past a vast desert without hats and shoes. There was no tree. It was sunny and hot. I was thirsty but we had to go. I was too tired to fall. I woke up. My head was very hot. I had a fever.
Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015
Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015
Social network
Ta thấy các phương tiện truyền thông khen chê đủ thứ về cái này, họ gọi là mạng xã hội, hehe. Người ta chê nhiều hơn khen vậy rồi người ta vẫn cắm đầu vô đó. Hàng ngày ta online ít nhất 8 tiếng vì ta làm việc qua Yahoo, qua Gmail, qua Sky nên kêu online ít thì làm cái kiểu gì đây. Những khi xài smartphone thì ta chỉ có check mail thôi. Facebook ta vô chơi cho vui khi ta làm việc máy tính mà rảnh rỗi sinh nông nổi. Twitter đặt chỗ để đó, Linkedin cũng có nhưng vì môi trường xung quanh ta chẳng ai xài 2 cái thứ này. Một mớ tài khoản ngân hàng nữa mới ghê.Nội việc nhớ user và password đã đủ chết. Trong đời thực vì bị vướng vấn đề khoảng cách và phương tiện vận chuyển để tiếp xúc được với nhau nên phạm vi nối kết của người ta hẹp hơn. Người ta chỉ có thể nối kết thường xuyên trong phạm vi dễ nhìn thấyy mặt nhau, cho nên người ta nối kết với những người có môi trường sống là công việc và sinh hoạt giải trí tương tự nhau hay bổ sung nhau, nên thường có những đặc điểm về cá nhân với những dạng gần như nhau. Người xấu kết nối với người xấu, kẻ tốt kết nối với kẻ tốt, gần như là vậy. Thỉnh thoảng cũng có những vùng giao thoa giữa kẻ xấu và người tốt. Còn trên social network (SN) thì vần đề khoảng cách đã bị triệt tiêu gần như hết nên phạm vi kết nối rất rộng. Ai cũng muốn mở rộng địa bàn của nó, cà người tốt lẫn kẻ xấu. Người tốt thì mở rộng phạm vi hoạt động của họ theo cách đàng hoàng, còn kẻ xấu mở rộng địa bàn theo bất cứ kiểu gì miễn nhanh nhất, phạm vi ảnh hưởng lớn nhất. Chính vì vậy mà người ta đôi khi bị tác động của những cái mà người ta không mong muốn, hay không ngờ. Coi cách thức mở rộng địa bàn hoạt động của băng nhóm tội phạm, xì ke... thì biết, trong đời thực chứ không phải trong phim ảnh đâu nhe. Nếu vì trong đời thực không thể thấy thì coi tạm trong phim ảnh vậy vì trong phim ảnh có tính nhân văn, giaó dục nên kết thúc thường có hậu chứ không phải bao giờ cũng khốc liệt, kinh tởm như trong đời thường. SN là cái mà không thể tránh hay chối bỏ trong xã hội hiện đại, cũng gần như nhu cầu về điện vậy đó. Vậy nên vấn đề làm làm thế nào để kết nối một cách hiệu quả và an toàn nhất. No free lunch. Cần thuộc nằm lòng cụm từ này. Đây là vấn đề giáo dục chứ không phải là chuyện cấm đoán. Giáo dục ý thức tự bảo vệ mình trong một cộng đồng đặc biệt mà khả năng kết nối gần như là vô hạn. Nhận thức được những cái hay cũng như cái hạn chế của việc kết nối trong một hệ thống nào đó. Nhận thức được cái hay, dở của việc tác động cũng như bị tác động của một nhóm hay một cá nhân nào đó. Đừng có xen vào những cái không phải là của mình, còn những cái gì xếp vào loại không phảỉ của mình thì phụ huynh và thấy cô phải dạy từ khi còn nhỏ. Khi mà trẻ nhỏ còn chưa đủ nhận thức và vốn sống trong đời thực thì việc ngăn chặn hoặc hạn chế kết nối trên mạng là việc cần thiết, còn mức độ ngân chặn hay hạn chế tùy thuộc vào từng đối tượng. Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân, cái gì không muốn thì nên làm cho người khác hén, để cho nó chừa hén, tiếng tào lao của ta đó mà. Đừng có manh động trước bất cứ cái gì. Keep calm, keep calm and keep calm, nếu lẩm bẩm từ đó ba bốn lần mà không xong thì nhào lên dộng cho nó 1 cái vô mặt để hạ hỏa, hehe. Cuộc sống còn vô vàn những cái khác chứ không chỉ có SN. Người thân, ta có thể touch họ để cảm thấy mối liên kết thực sự, mỗi cái chạm có thể cảm thấy đó là người thực, là chúng ta đang sống chứ không phải trong giấc mơ. Bạn bè, chúng ta có thể chia sẻ những cái gần gũi, những cái ta đang hít thở trong cuộc sống thực cho nhau. Người quen, hàng xóm láng giềng, đồng nghiệp... chúng ta có những mối bận tâm giống nhau nào đó có thể chia sẻ hay những cạnh tranh nào đó mà chúng ta đang gắng vượt qua, Cuộc sóng trên mạng cũng là cuộc sống thực, cuộc sống ngoài đời cũng là cuộc sống thực, chúng chỉ ở những dạng thức khác nhau của cuộc sống thôi mà. Đối với ta không có cucộc sống ảo, nếu có chăng thì đó là trong những giấc mơ. Đôi khi giấc mơ cũng cần thiết giống như ta xả stress vậy hay là coi truyện, coi phim gì đó do chính ta chế ra, hehe. Cái này bổ sung cho cái kia để cuộc sống phong phú hơn. Vấn đề là biết và có đủ nghị lực để cân bằng cuộc sống trên mạng và cuộc ngoài đời để sống tốt hơn. Enjoy your life.
Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015
15 tuổi người ta làm cái gì
Coi cái bài báo này, thấy sốc thiệt. Ta không biết đầu cua tai nheo ra sao nên không dám nói gì nhưng trong việc này lỗi của cậu bé là ít nhất, còn lại phụ huynh và nhà trường, mấy người đó đừng có nhảy dựng lên nói là không có lỗi nghen. 15 tuổi, lớn thì chưa lớn mà nhỏ cũng không còn nhỏ, là tuổi để bắt đầu khẳng định mình. Lúc 15 tuổi ta chỉ có biết học và chơi thôi, ta học giỏi nhất nhì lớp, hehe, không ai khen thì mình tự khen mình vậy. Thiên hạ 15 tuổi nhân tài cả đống. Năm 17 tuổi Bill Gates đã bán chương trình máy tính đầu tiên. Hehe, ta rất ngưỡng mộ ông này mà. Năm 19 tuổi Soichiro Honda đã mở xưởng sản xuất và không lâu sau đó cho ra đời xe đạp gắn động cơ trở thành cái chân của dân Nhật khi đi đâu đó. Tại vì dân miền Nam đồng nghĩa xe gắn máy với xe hông đa nên ta nhớ tới ông này. Chú nhóc Justin Bierber ra đĩa đơn lọt vào top 30 trong 10 nước năm chú 15 tuổi. Trong cái đám mấy đứa nhóc ta biết tên cậu này vì mấy đứa nhỏ thích nghe nhạc của nó nên ta mới biết. Alec Su lập ban nhạc năm 15 tuổi và ban nhạc này hơi bị nổi vào lúc đó. Ta biết ông này là vì mỗi khi coi phim ổng đóng mà cái mặt hung dữ là ta không nhịn được cười vì buồn cười, ráng cho hung dữ mà không hù được ai đó mà, hehe... Còn những người khác 15 tuổi, những người không có tư tưởng nổi dậy thì họ yên lành mà học hành mà vui chơi sau khi học học xong họ mới đình đám hoặc phải cày cục làm việc để học hoặc bỏ học đi làm để sống. Bao nhiêu người có tư tưởng kết liễu cuộc đời mình lúc 15 tuổi? không biết nhưng ta nghĩ không nhiều. 15 tuổi mà thấy bế tắc trược cuộc đời khi không phải tự tay kiếm miếng ăn nuôi sống chính mình? Còn cậu bé này, mẹ la rồi là nhảy lầu tự tử. Hậu quả của một phương pháp giáo dục quá khắc nghiệt. Chính vì phương pháp gíao dục như vậy nên cậu bé sẽ rất khó hòa nhập với xã hội. Những cô cậu bé như vầy sau này có học hành giỏi giang thì cũng khó mà có tấm lòng rộng mở, bao dung biết nghĩ đến những người khác mà chỉ biết nghĩ cho một mình mình mà thôi. Tội nghiệp. Lỗi đó là do người lớn. Một xã hội chạy theo những giá trị giả tạo, người ta ngộ nhận những cái giá trị giả tạo đó làm nên một con người. Những giá trị giả tạo đó chỉ làm nên vẻ mặt của một anh hề. Khi mà người ta so sánh chú hề nay với chú hề kia ai đẹp hơn ai thì khôi hài thiệt, một xã hội của những chú hề. Học không phải để lấy điểm, tuy rằng người ta nhìn vô điểm để đánh giá trò giỏi hay dở. Khi mà điểm số không phản ánh thực chất kết quả học, khi mà những tiêu chuẩn đánh giá của xã hội lệch lạc thì chẳng biết khẳng định đứa nào là giỏi đứa nào là dở dựa trên những tiêu chuẩn đó, vậy mà cha mẹ ráng ép để làm gì ta. Dĩ nhiên xã hội nào dù có văn minh tiến bộ cỡ nào cũng có những người này người nọ, nhưng một xã hội mà những con người không bình thường nhiều quá thì xã hội đó ắt hẳn là không bình thường. Người ta đo thì dùng thước, thước cong thì đo kiểu gì? Ngày nhỏ ta cũng bị đì đó mà, khi ta học cấp 2 cô giáo dạy toán hỏi là em nào đi học thêm thì giơ tay lên. Ta thiệt thà và ngu như heo nên không giơ tay vì ta nghĩ không đi học thêm thì không giơ tay, trong khi mấy đứa trong lớp ta toàn sư phụ nên có đi hay không đi cũng giơ tay rồi tính sau. Sau đó cô đe 1 câu ta nhớ tới tận bi giờ vì ta nhỏ mọn lắm mà, câu đó là em có giỏi với ai thì giỏi đừng hòng giỏi với tôi. Rồi cô đì ta thiệt, nhưng dù gì cô đó cũng có đạo đức vì có ráng đì tới đâu ta cũng điểm cao nhất lớp tuy rằng so với điểm trung bình những năm trước hay năm sau đều thấp hơn. Năm ta học đại học, đạp xe về nhà thấy người trú mưa ngoài hiên, ta đâu biết ai. Cô kêu Uyeen không nhớ cô hả, cô là cô xyz dạy toán em năm lớp đó đó. Lúc đó ta mới mời cô vào nhà. Cô đì ta không được nên cô nhớ ta đó mà, ráng đè đầu nó mà nó vẫn ngoi lên, hehe. Lúc đó ta ức lắm chớ bộ, con nít mà, về nói mà, má kêu không sao đâu, con học là học cho con chớ có học cho cô giáo đâu, kệ cô. Sự việc, hiện tượng con số, quy luật, chữ nghĩa, ta nhớ hay lắm chứ nhớ mặt người dở lắm, ai nói gì thì ta chịu bị rầy chứ không thể cải thiện được, hình như cái vùng óc đó của ta bị chèn ép nên không phát triển hay sao đó. Thậm chí có đứa bạn học đại học tới khi ra trường đi làm có 2, 3 năm ta nhìn mặt thấy quen quen mà chịu chết không tài nào nhớ được, hic. Tụi nó giận dỗi kêu là ta chảnh, ta tức mình nói bạn bè mà ta quên thì nhắc chớ có chút xíu đó mà giận dỗi thì cho giận luôn, hehe. Ta ráng hết sức để tập vì bán hàng mà quên mặt khách hàng thì tệ quá chừng, nhất là những khách lâu lâu mới tới lại thì ta phải gồng mình để ráng nhớ. Thôi vậy trời cho nhiều mà trời lấy có chút xíu thì trời thương ta quá rồi mà.
Bi giờ , ta thấy mấy đứa nhỏ học, ta sợ chết khiếp. Học gì mà kinh khủng, học nhiều quá không có thời gian để suy nghĩ nữa, vậy thì học để làm cái gì ta. Chủ yếu là thầy dạy, học trên trường, rồi học thêm, xong rồi thì văn mẫu, toán mẫu, cái gì cũng mẫu. Rốt cuộc mấy đứa chỉ là mấy cái bản copy. Bản copy thì dễ ẹt, bấm nút 1 cái thì ra trăm bản, ngàn bản. Sao không làm bản chính, dù xấu cũng là bản gốc mà.
Bi giờ , ta thấy mấy đứa nhỏ học, ta sợ chết khiếp. Học gì mà kinh khủng, học nhiều quá không có thời gian để suy nghĩ nữa, vậy thì học để làm cái gì ta. Chủ yếu là thầy dạy, học trên trường, rồi học thêm, xong rồi thì văn mẫu, toán mẫu, cái gì cũng mẫu. Rốt cuộc mấy đứa chỉ là mấy cái bản copy. Bản copy thì dễ ẹt, bấm nút 1 cái thì ra trăm bản, ngàn bản. Sao không làm bản chính, dù xấu cũng là bản gốc mà.
Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015
Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015
the previous life or being mad?
When i was a girl of fourteen or fifteen, i had a horrible dream. I was in a party in a castle. I saw yellow decorative chandeliers, dresses, suits, perfumes and wine glasses... It was a lavish partying atmosphere. In this dream, i was a young woman of twenty, a French, of course. A man had worn a bracelet on my wrist and then he hugged me. I loved him but i was very angry with him at that time , i didn't know the reason, so i pushed him. He slipped and fell. I was very frightened because he was fainting. I cried a lot. Then, he was taken to the hospital. A month later, he died. I had been shocked and got sick. Then i died too, hehe. The next morning, i told mom that i had a bad dream, i killed a man and then i was dead. I was terribly scared. Sometimes i had that dream again, it was terrible. I didn't remember anything of that man but his smile. He had a lovely smile.
Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015
Nhiều chuyện quá
Coi mấy hình chứng minh thư, ta thấy người ta dán ảnh sửa tùm lum trong đó. Không hiểu để làm chi. mấy người đó cũng đâu đến nỗi xấu xí gì, họ coi bộ còn đẹp hơn ta vậy mà cứ phải sửa không biết để làm chi. Hình chụp chơi thích hù thiên hạ thì cứ sửa đi, chứ mấy cái hình nhận diện thì sửa để làm chi vậy ta. Mấy cái hình thẻ là ta không bao giờ sửa, thậm chí còn để cái mặt mốc xì để chụp chứ không hề make up chút nào, ta cùi thiệt đó. Hình nhận diện mà sửa thì nhận diện bằng cách nào, gây khó khăn cho người khác khi nhận diện, Khi mà khó nhận diện thì người ta sẽ coi cho kỹ, lúc đó lại tốn thời gian của mình. Tự mình gây khó cho mình. Nhớ lần làm visa đi Mỹ chơi, ra tiệm chụp hình thẻ, khi lấy hình ta choáng luôn. Nhìn cái hình không phải là mặt của mình, sửa quá trời luôn. Ta không chịu lấy yêu cầu để lại cho đúng. Tới lần thứ 2 thì thấy sửa kiểu khác, nhưng tóm lại là cũng không giống. Tới lần thứ 3 ta nhắm mắt lấy đại rồi quăng vô thùng rác vì không xài được. Hình mà sửa tè le vậy thì khi người ta nhìn mặt là mất thiện cảm ngay, thấy có gian dối gì trong đó, phỏng vấn rớt là cái chắc, hehe. Tức mình về biểu đứa cháu chụp giùm, ta chỉ sửa cho tăng độ sáng lên vì chụp ở nhà thì ánh sáng không đúng tiêu chuẩn nên tối hơn. Ra tiệm ta yêu cầu rửa y sì vậy không được can thiệp bất kỳ cái gì. Công nghệ càng hiện đại thì người ta càng kém tự tin vào mình, cáng thích tự dối mình. tội nghiệp thiệt, hehe.
Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015
Công bằng
Công bằng. dân chủ, văn minh. Ai mở miệng nghe cũng hay, ta tò mò hỏi công bằng là công bằng ra sao? Ta nghe giải thích xong ta thấy ta ngu hơn, chẳng thà đừng hỏi thì đỡ ngu đầu hơn. Là ai cũng được như nhau không ai được ưu tiên hơn ai, mà rốt cuộc là được như nhau là sao thì không biết giải thích. Chắc là mỗi người phải được 5 ký gạo một tháng thì như nhau. Sực nhớ tới cái chuyện công bằng xhcn. Ngày nhỏ đi với má ra mua vải theo phiếu vải. Nghe mấy người đứng xếp hàng nói hợp tác hợp te/ bán 2 tấc vải đủ che cụ hồ, ta không hiểu gì hết trơn đang định về nhà hỏi má nhưng lúc đó có ông cán bộ ở trỏng đi ra nói mấy người nói cái gì thì nghe người ta la lên, thì nói là hợp tác hợp te/ bước ra khỏi cửa có xe đến rước liền chớ nói gì. Thấy mấy người trước nói 1 câu sau nói 1 câu khác là ta nghĩ là chắc nói tầm bậy gì đó nên không về hỏi má luôn, mấy cái tầm bậy đầy đường kệ họ, hỏi làm gì. Buồn cười thiệt, hehe. Chắc ngưới ta nghĩ là công bằng là mổi người đều được 2 tấc vải như nhau. Công bằng không phảỉ cào bằng mà là công bằng trong cơ hội. Có nhửng cái hiển nhiên như nhân quyền, như tạo hóa sinh ra con người thì mọi người đều có quyền về chính cuộc sống của họ như nhau, có những cái do thành quả lao động mọi người được hưởng thì phụ thuộc vào lao động của họ bỏ ra. Đằng này mấy người hiểu nhầm lẫn tùm lum, vô cùng bậy bạ. Những cái quyền tạo hóa cho thì họ cho rằng họ thay mặt thượng đế để cai quản con người ta nên ban cho cái gì lãnh cái nấy, còn những cái hưởng từ thành quả của chính sức lao động của người khác thì nhào vô đòi chia cho công bằng. Hay thiệt đó. Mọi người trong một nhóm nào đó, trong một địa phương nào đó, trong một quốc gia nào đó mà đều có cơ hội ngang nhau thì mới gọi là công bằng. Nói chung là rất khó giải thích vì ta không phải là chuyên gia trong lãnh vực đó đó nên chỉ hiểu lơ tơ mơ vậy thôi. Vì xứ sở này người ta nhầm lẫn tùm lum, cả vô tình lẫn cố ý nên để có được những thụ hưởng xứng đáng, nhìn nhận xứng đáng thì phải cố gắng gấp đôi, thậm chí gấp 10 lần để vượt qua cái sự bất công đó. Nhớ ngày ta xin vô doanh nghiệp nhà nước kia. Tới ngày phỏng vấn tiếng Anh, ta gặp ngay chính thầy dạy lớp chuyên Anh hồi phổ thông, thầy ngạc nhiên rồi nói với cán bộ nơi đó, con bé này học tiếng Pháp giỏi lắm đó, học sinh giỏi Pháp toàn quốc, cả trường ai cũng biết tiếng. Trời mừng hết lớn, biết ơn thầy vô cùng vì những lời nói đó là bảo chứng còn hơn cả kết quả phỏng vấn. Cán bộ nói nếu muốn thì phỏng vấn bằng tiếp Pháp, ta sợ hết hồn vì lâu quá có nói với me xừ nào 1 câu tiếng Pháp nào đâu nên phỏng vấn chắc ta chết thẳng cổ. Ta vội vàng nói, dạ phỏng vấn tiếng Anh đi thầy. Nếu ta không có một mớ những cáí chứng chỉ tùm lum nhét vô đó, nếu đi phỏng vấn ta không trang điểm thiệt đẹp, ta là lười mấy cái khoản bôi bôi trét trét này lắm, vì mắc công và vì người ta nhìn nhiều thì mắc mệt, lúc đó đi đứng, hành xử, nói năng phải đúng tiêu chuẩn chất lượng, cực thí mồ, còn tèng tèng thì chẳng có ma nào nhìn muốn làm gì thì làm, lỡ mà ngáp quên che miệng cũng hỏng sao, hehe, nếu không gặp được người phỏng vấn là thầy, là thần hộ mệnh của ta, hihi thì ta khó có khả năng vô đó. Dĩ nhiên sau đó giám đốc + hội đồng còn phỏng vấn cả nhóm lấn nữa. Thay vì ta con cháu ai thì ta vô bụp 1 cái, vì ta con ba con má ta nên ta phải phấn đấu nhiều hơn đó mà. Sau đó tới tết sếp tới thăm ông bà ta, nghe ông nói có đứa cháu làm ở đó, sếp ngạc nhiên hỏi đứa nào. Ông ta nói tên thì sếp kêu trời sao không nghe nó nói gì hết vậy, hehe. Sao đó sếp hỏi sao không nói. Trời đất chẳng lẽ kêu cháu ông hả, để làm cái chi vậy. ta ghét ba cái đứa dựa dẫm lắm mà. Đó, cho dù có bất công thì ráng hết sức mình cũng được đó mà. Thay vì phấn đấu 1 thì phải phấn đấu gấp 3, gấp 5, gấp 10, cực hơn nhiều nhưng không phải là không thể, hic. Có khi phải phấn đấu tới chết chưa xong nhưng tại sao không cố gắng chứ. Chẳng qua có thích hay không mà thôi. Nói chung công bằng là cái người ta cố gắng tiến tới chứ chẳng có nơi nào công bằng tuyệt đối, nhưng những cái công bằng căn bản tối thiểu ở nơi này cũng chẳng có thì lấy đâu đòi hỏi công bằng cao hơn. Nhớ chuyện kia. Cô kia bị sếp ngu như heo hành hạ đủ điều, cổ tức mình nói bất công. Ta cười, đúng xã hội này bất công, mày về hỏi ba má mày có xứng đáng được hưởng những cái mà ổng bả đang hưởng không. có đủ tài năng để xứng đáng ngồi ở mấy cái ghế đó để đè đầu cưỡi cổ dân ngu khu đen không. Bao nhiêu thằng ở xứ này xứng đáng để ngồi ở chỗ nó đang ngồi nếu xã hội này công bằng? Cổ không nói tiếng nào, ta tiếp nên nhờ có sự bất công đó mà ba má mày, thậm chí là mày mới có những thứ mà chính nhà mày không xứng đáng có. Khi mà mày ở phiá trên của sự bất công đó thì mày không nghĩ gì hết đến khi mày ở phía dưới thì mày chửi um sùm là sao ? Chính mày đã góp phần để duy trì sự bất công đó. Người xứng đáng đi chửi là tao chứ không phàỉ mày, nhưng tao cũng không thèm chửi. tao để thời gian để đi làm việc khác có ích hơn cho chính tao và cho những người khác, chửi có đứa khác chửi, hehe. Nghe người kia nói là đứa em được lên chức gì đó, ta cười, ừ bữa nào nó về nhà em chửi nó 1 trận. Người đó trố mắt ngạc nhiên không hiểu sao ta lại chửi, đáng lẽ mừng chớ. Nhân viên của ta cười, chỉ chửi cho nghe quen đó để dỡ bị sốc đó mà, sống bằng tiền thuế dân nuôi thì dân chửi là dĩ nhiên, tập cho quen dần để khi nghe chửi khỏi sốc đứng tim chết, hehe. Suốt ngày kêu là đừng nói tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm cho tổ quốc. dân đã đóng thuế để nuôi cán bộ rồi đó, còn cán bộ đã làm gì cho dân? Chẳng thấy làm gì cả.
Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015
Lớn
Người VN đơn vị đếm tới tỷ ~ 10^9 là lớn nhất, hơn một tỷ thì có trăm tỷ, ngàn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ. Trong khi tiếng Anh, tiếng Pháp đơn vị lớn nhất là a google hay un gogol ~ 10^100.
10^6 million/ million/ triệu
10^9 billion/ milliard/ tỷ
10^12 trillion/ billion. ngàn tỷ
10^15 quadrillion/ billiard/ triệu tỷ
10^18 quintillion/ trillion/ tỷ tỷ, nghe sao giống kiếm hiệp quá chừng.
10^100 google/ gogol/ biết chết liền. hehe. Người ta dịch là hằng hà sa số mới ghê.
Tư duy của người xứ này chỉ tới số tỷ là to lắm rồi nên khó mà bước ra xa, Còn xứ người ta thì tới cái gì đó, cao xa vô cùng. Tầm nhìn hơi bị hạn hẹp nên muốn bước ra khỏi cái vòng tí xíu đó phải thoát ra chính mình, giống như muốn bay lên vũ trụ phải có một lực đẩy rất lớn để đẩy phi thuyền bay ra khỏi sức hút trái đất. Đừng có nói tiếng Pháp là ngàn là mille, nên từ trên ngàn là có tiếp đầu ngữ mill đó nghen, còn bi là 2, tri là 3 nên người Pháp nghĩ tới ngàn là hết cỡ rồi, hehe. Ta không biết tiếng Nhật, tiếng China, tiếng Hàn nên không nói bậy được. Ta chỉ nhìn thấy cái thấp bé của mình thôi.
10^6 million/ million/ triệu
10^9 billion/ milliard/ tỷ
10^12 trillion/ billion. ngàn tỷ
10^15 quadrillion/ billiard/ triệu tỷ
10^18 quintillion/ trillion/ tỷ tỷ, nghe sao giống kiếm hiệp quá chừng.
10^100 google/ gogol/ biết chết liền. hehe. Người ta dịch là hằng hà sa số mới ghê.
Tư duy của người xứ này chỉ tới số tỷ là to lắm rồi nên khó mà bước ra xa, Còn xứ người ta thì tới cái gì đó, cao xa vô cùng. Tầm nhìn hơi bị hạn hẹp nên muốn bước ra khỏi cái vòng tí xíu đó phải thoát ra chính mình, giống như muốn bay lên vũ trụ phải có một lực đẩy rất lớn để đẩy phi thuyền bay ra khỏi sức hút trái đất. Đừng có nói tiếng Pháp là ngàn là mille, nên từ trên ngàn là có tiếp đầu ngữ mill đó nghen, còn bi là 2, tri là 3 nên người Pháp nghĩ tới ngàn là hết cỡ rồi, hehe. Ta không biết tiếng Nhật, tiếng China, tiếng Hàn nên không nói bậy được. Ta chỉ nhìn thấy cái thấp bé của mình thôi.
Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015
Người nhạy cảm
Cái này nữa, viết từ hồi nảo hồi nào, đúng là khùng nhiều chứ không khùng ít, hehe.
**
Người nhạy cảm cũng như những quả cầu nhung, trên đường đi của nó, nó dính vào biết bao nhiêu thứ. Những hạt bụi, những mẩu lá cây, những mẩu lông thú, những xác chết sinh vật bé xíu... Nó cứ lăn tròn, nó cứ dính những thứ dễ dính, những thứ nho nhỏ mà nó mang đi được. Đến khi nào nhiều quá, không thể dính được nữa thì nó thôi vậy, không mang được thêm gì nữa cả. Người ta chịu khó gỡ ra khỏi nó những thứ bám theo nó thì người ta sẽ đọc được biết bao nhiêu chuyện nó đã gặp gỡ trên đường đi. Người ta có thể thấy cả một hành trình thật dài của nó chứa đựng biết bao nhiêu câu chuyện. Và rồi, nếu nó tiếp tục lăn đi, thì nó lại tiếp tục dính, dính những thứ nhỏ bé trên đường mà nó mang được. Người nhạy cảm cũng vậy, cái sự nhạy cảm của họ có đôi lúc cũng giống như những cái gai rất xù xì của quả cầu nhung đó. Nó có khi đem lại sự khó chịu cho những người thân vì mẫn cảm thái quá. Họ như những tờ giấy rất dễ thấm. Bởi vì rất dễ thấm nên nó chẳng còn là một màu của chính nó, nó mang đủ thứ màu mà nó đã thấm trên đường đi.
**
Người nhạy cảm cũng như những quả cầu nhung, trên đường đi của nó, nó dính vào biết bao nhiêu thứ. Những hạt bụi, những mẩu lá cây, những mẩu lông thú, những xác chết sinh vật bé xíu... Nó cứ lăn tròn, nó cứ dính những thứ dễ dính, những thứ nho nhỏ mà nó mang đi được. Đến khi nào nhiều quá, không thể dính được nữa thì nó thôi vậy, không mang được thêm gì nữa cả. Người ta chịu khó gỡ ra khỏi nó những thứ bám theo nó thì người ta sẽ đọc được biết bao nhiêu chuyện nó đã gặp gỡ trên đường đi. Người ta có thể thấy cả một hành trình thật dài của nó chứa đựng biết bao nhiêu câu chuyện. Và rồi, nếu nó tiếp tục lăn đi, thì nó lại tiếp tục dính, dính những thứ nhỏ bé trên đường mà nó mang được. Người nhạy cảm cũng vậy, cái sự nhạy cảm của họ có đôi lúc cũng giống như những cái gai rất xù xì của quả cầu nhung đó. Nó có khi đem lại sự khó chịu cho những người thân vì mẫn cảm thái quá. Họ như những tờ giấy rất dễ thấm. Bởi vì rất dễ thấm nên nó chẳng còn là một màu của chính nó, nó mang đủ thứ màu mà nó đã thấm trên đường đi.
Người già
Stress quá ngồi lục lại blog, Thấy cái draft này viết từ xưa lắc xưa lơ, chắc năm sáu năm gì rồi, thấy buồn cười thiệt.
**
Qua nhà khách hàng. Xong việc, chào ba cô ta về. Ông già gọi giật lại, bữa nay sao con đen thui và ốm dữ vậy hả con. Đành phải đứng lại: Dạ, con ốm lắm hả bác? Ừ, mấy bữa trước con trắng, đẹp gái mà sao bữa nay đen và ốm quá đó con, làm vừa vừa thôi con à. Dạ. Đang định chào và bước chân ra thì nghe nói, sao con không lấy chồng đi. Trời đất, đụng vô cái chuyện này là tốn thời gian đó nghen, đành phải đứng hẳn lại: dạ, không biết, không có số bác ơi, duyên không có mà nợ cũng không có vậy thì ở một mình thôi bác. Trả lời vậy chớ biết trả lời làm sao, người già mà nói tùm lum thì nghe giảng từ chuyện này đến chuyện khác mệt nghỉ. Ông già nói: không phải vậy đâu, con đừng có kén, con người ta phải có âm, có dương, phải có vợ có chồng đó con. Gay go rồi đây. Sao mà về được, đành nói: trời bác nói vậy thôi chớ con đâu có kén chọn gì đâu, chẳng qua cái số của con ở vậy nên con ở vậy, ráng làm gì, trời kêu ai nấy dạ mà bác. Chắc trời quên không kêu con nên con mà ham hố dạ thì không xong rồi. Hihi, sao người ta cứ nghĩ cứ phải lấy chồng. Không lấy thì là ế hoặc là kén. Ông già vẫn không tha: không phải đâu con, hồi xưa bác làm hiệu trưởng, có 1 cô giáo ở trường bác tới 50 tuổi mới lấy chồng thì con mới nhiêu đó tuổi mà nói cái gì. Con nghe lời bác, đừng nghĩ phải lấy chồng giàu nghen con, miễn là người ta có ăn có học, biết ăn ở là được rồi. Trời, sao mà về đây. Đành nói con có giàu hơn ai mà kén chọn này nọ đâu bác, con ế rồi, thiệt đó bác, hihi. Ta nghèo rớt mùng tơi mà người ta nghĩ là ta giàu nên phải chọn người giàu, thiên hạ ngộ ghê, ta mà giàu chắc cả tỉnh này giàu hết trơn. Chắc tại vì ta sống thoải mái, không ky bo, bủn xỉn hay ăn bám ai nên người ta nghĩ là giàu. Hồi xưa đi học mấy ông trong lớp sau khi ra trường mới nói là Uyen cao quá nên với không tới, chắc là do ta ẻo lả quá, đụng tới là sợ khóc nên nghĩ là tiểu thơ. Mà ta hay khóc nhè thiệt, hehe. Không được đâu, sang năm là con lấy chồng, nhớ gửi thiệp cho bác nghen con. Sao bác chắc vậy? Bác sẽ cầu cho con lấy chồng đó, nhớ nghen con. Đành cười: bác mà cầu được có ai chịu lấy con thì con sẽ dẫn qua cho bác coi mặt đó, bác duyệt thì con ưng liền. May quá lúc đó có điện thoại, có lý do mà chào đi về.
**
Qua nhà khách hàng. Xong việc, chào ba cô ta về. Ông già gọi giật lại, bữa nay sao con đen thui và ốm dữ vậy hả con. Đành phải đứng lại: Dạ, con ốm lắm hả bác? Ừ, mấy bữa trước con trắng, đẹp gái mà sao bữa nay đen và ốm quá đó con, làm vừa vừa thôi con à. Dạ. Đang định chào và bước chân ra thì nghe nói, sao con không lấy chồng đi. Trời đất, đụng vô cái chuyện này là tốn thời gian đó nghen, đành phải đứng hẳn lại: dạ, không biết, không có số bác ơi, duyên không có mà nợ cũng không có vậy thì ở một mình thôi bác. Trả lời vậy chớ biết trả lời làm sao, người già mà nói tùm lum thì nghe giảng từ chuyện này đến chuyện khác mệt nghỉ. Ông già nói: không phải vậy đâu, con đừng có kén, con người ta phải có âm, có dương, phải có vợ có chồng đó con. Gay go rồi đây. Sao mà về được, đành nói: trời bác nói vậy thôi chớ con đâu có kén chọn gì đâu, chẳng qua cái số của con ở vậy nên con ở vậy, ráng làm gì, trời kêu ai nấy dạ mà bác. Chắc trời quên không kêu con nên con mà ham hố dạ thì không xong rồi. Hihi, sao người ta cứ nghĩ cứ phải lấy chồng. Không lấy thì là ế hoặc là kén. Ông già vẫn không tha: không phải đâu con, hồi xưa bác làm hiệu trưởng, có 1 cô giáo ở trường bác tới 50 tuổi mới lấy chồng thì con mới nhiêu đó tuổi mà nói cái gì. Con nghe lời bác, đừng nghĩ phải lấy chồng giàu nghen con, miễn là người ta có ăn có học, biết ăn ở là được rồi. Trời, sao mà về đây. Đành nói con có giàu hơn ai mà kén chọn này nọ đâu bác, con ế rồi, thiệt đó bác, hihi. Ta nghèo rớt mùng tơi mà người ta nghĩ là ta giàu nên phải chọn người giàu, thiên hạ ngộ ghê, ta mà giàu chắc cả tỉnh này giàu hết trơn. Chắc tại vì ta sống thoải mái, không ky bo, bủn xỉn hay ăn bám ai nên người ta nghĩ là giàu. Hồi xưa đi học mấy ông trong lớp sau khi ra trường mới nói là Uyen cao quá nên với không tới, chắc là do ta ẻo lả quá, đụng tới là sợ khóc nên nghĩ là tiểu thơ. Mà ta hay khóc nhè thiệt, hehe. Không được đâu, sang năm là con lấy chồng, nhớ gửi thiệp cho bác nghen con. Sao bác chắc vậy? Bác sẽ cầu cho con lấy chồng đó, nhớ nghen con. Đành cười: bác mà cầu được có ai chịu lấy con thì con sẽ dẫn qua cho bác coi mặt đó, bác duyệt thì con ưng liền. May quá lúc đó có điện thoại, có lý do mà chào đi về.
Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015
comment ça va?
xa ta ghe uye, what does it mean? I can speak english and french but only a little. I think it's japanese or korean or chineSe. I don't know them. How to do?
Khỏi cần học
Thấy thiên hạ cãi nhau loạn xị ngầu cái vụ học sử hay bỏ sử, ta thấy mắc ói. Xo rỳ, mắc ói thiệt đó. Tích hợp là nhốt chung để dạy hầm bà lằng chứ có bỏ đâu mà la um sùm. Thầy cô dạy sử chắc sợ bị ế hay phải đi học thêm để dạy nên la đó. Theo ta thì bỏ quách môn sử luôn, khỏi cần dạy riêng với dạy chung làm gì, hehe. Học làm cái quái gì. Lịch sử là replay cuộc sống những thời kỳ đã qua ra trước mắt để cho mọi người thấy được cha mẹ, ông bà, tổ tiên từ tám đời tới tám trăm đời đã sống và hít thở như thế nào. Lịch sử phản ánh trung thực tới mức có thể về quá khứ, còn huyền sử hay dã sử là những cái người ta thêu dệt, bịa ra về quá khứ dựa trên một vài nhân tố có thực trong quá khứ. Lịch sử là cái cần học, huyền sử và dã sử cũng để học và giải trí nhưng sau khi học xong lịch sử, thích thì học không thích thì thôi chứ không phải cần thiết. Vậy mà người ta cóc có dạy lịch sử, chỉ dạy mỗi giả sử, sử giả. Lịch sử do kẻ chiến thắng viết ra. Không phải bao giờ cái thiện cũng thắng , dĩ nhiên rốt cuộc thì cái thiện cũng thắng, có những giai đoạn đen tối trong lịch sử cái ác lên ngôi và tư tưởng của nó được dùng để cai trị đó mà. Nói láo mà không biết ngượng miệng, nói láo mà không sợ ra gió méo miệng thì ta sợ không dám dây vào. Ta hèn nhát. Chẳng thà không biết còn hơn biết bậy. Coi như không có quá khứ đi, coi mấy phim kiếm hiệp của China để tưởng tượng ra quá khứ cũng được đi, đằng nào cũng đi theo con đường CS China mà.
Cuộc sống là một chuỗi nối tiếp không biết tận cùng là đâu nên người ta cần biết quá khứ của mình. Khi con người không có quá khứ thì chỉ là robot. Nhưng nếu quá khức được cấy vào như người ta làm trí thông minh nhân tạo đó thì quá khứ kiểu đó cũng chẳng có nghĩa lý gì. Chỉ dùng để điều khiển những hành vi hiện tại đúng như mục đích của người sử dụng những con robot đó. Người ta học được những bài học từ lịch sử để tránh những vết xe đổ mà tổ tiên đã từng vấp phải, nhưng nếu chỉ biết những bài học bậy bạ thì lịch sử sẽ lặp lại những cái thảm khốc mà nó đã xảy ra vì người ta không biết để tránh. Không nói đâu xa, gần đây nhất là cuộc sống của nước Việt nam cộng hòa, không một học sinh nào được học trung thực về cuộc sống của người dân, chế độ, chính sách,những thành quả cũng như những thất bại của nền dân chủ tập sự non trẻ đã bị bóp chết tức tưởi như thế nào. Ta chưa nói đến thời kỳ xa hơn 1 chút là cuộc sống trong thời kỳ Pháp thuộc, triều Nguyễn, đã được giảng dạy có đúng như nó đã tồn tại hay không hay là họ chế biến ra cái gọi là lịch sử từ lịchs ử đảng. Trong đầu học sinh thì lịch sử chỉ là những cuộc chiến tranh liên miên. Vậy thì học lịch sử để làm gì? Nếu nó vô hại thì kệ tía nó đi, coi như đành chấp nhận làm những việc vô nghĩa đi, đằng này học những cái láo toét thì mới nguy hiểm. Có thầy nào dạy sử đã từng coi những tài liệu về quá khứ bằng tài liệu chính thức tiếng Pháp, tiếng Anh chưa hay là những ghi lại đúc kết từ tiếng Pháp, tiếng Anh để so sánh và kết luận chưa hay chỉ là coi sách sử bằng tiếng mẹ đẻ do đoảng soạn?
Cuộc sống là một chuỗi nối tiếp không biết tận cùng là đâu nên người ta cần biết quá khứ của mình. Khi con người không có quá khứ thì chỉ là robot. Nhưng nếu quá khức được cấy vào như người ta làm trí thông minh nhân tạo đó thì quá khứ kiểu đó cũng chẳng có nghĩa lý gì. Chỉ dùng để điều khiển những hành vi hiện tại đúng như mục đích của người sử dụng những con robot đó. Người ta học được những bài học từ lịch sử để tránh những vết xe đổ mà tổ tiên đã từng vấp phải, nhưng nếu chỉ biết những bài học bậy bạ thì lịch sử sẽ lặp lại những cái thảm khốc mà nó đã xảy ra vì người ta không biết để tránh. Không nói đâu xa, gần đây nhất là cuộc sống của nước Việt nam cộng hòa, không một học sinh nào được học trung thực về cuộc sống của người dân, chế độ, chính sách,những thành quả cũng như những thất bại của nền dân chủ tập sự non trẻ đã bị bóp chết tức tưởi như thế nào. Ta chưa nói đến thời kỳ xa hơn 1 chút là cuộc sống trong thời kỳ Pháp thuộc, triều Nguyễn, đã được giảng dạy có đúng như nó đã tồn tại hay không hay là họ chế biến ra cái gọi là lịch sử từ lịchs ử đảng. Trong đầu học sinh thì lịch sử chỉ là những cuộc chiến tranh liên miên. Vậy thì học lịch sử để làm gì? Nếu nó vô hại thì kệ tía nó đi, coi như đành chấp nhận làm những việc vô nghĩa đi, đằng này học những cái láo toét thì mới nguy hiểm. Có thầy nào dạy sử đã từng coi những tài liệu về quá khứ bằng tài liệu chính thức tiếng Pháp, tiếng Anh chưa hay là những ghi lại đúc kết từ tiếng Pháp, tiếng Anh để so sánh và kết luận chưa hay chỉ là coi sách sử bằng tiếng mẹ đẻ do đoảng soạn?
Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015
writing more
Because i'm not intelligent God gives me the intuition to survive. I foresee that but i don't dare to say because your sorrowful face looks funny, hehe. A little fragile hope is worth more than hopeless, sometimes. I'm not beautiful. I'm not bad looking, too. I'm not rich and i'm not poor. And i'm happy, it is clear. So when i'm luckless, i think the life is equal. That failure is my fault not the other. I don't blame anyone. When i lose one thing, i will find another. In VNmese, we said mất cái này được cái khác hay là đen bạc đỏ tình. People live, river flows, if we stop we will fall into oblivion. Continuing. Keep fighting, keep trying, keep loving, and keep smiling, hehe. When we smile at life, our life will smile. Why not smile? Hugss.
Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015
Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015
Văn mẫu
Thấy đứa cháu lên mạng lôi mấy bài văn mẫu về rồi bắt chước, ta thấy ớn thiệt. Chắc là từ trước tới giờ đứa nào cũng làm vậy, chẳng qua ta không biết nên không có cảm giác thôi. Ít ra đã là mẫu cũng hay ho 1 chút, đằng này dở ẹt hà. Giống như nghe mấy ca sĩ hát toàn là kỹ thuật mà không truyền cảm chút nào nên nghe chán hơn robot hát. Nhớ đứa cháu làm văn kể bố mẹ em, ta tình cờ mở vở ra coi rồi hỏi cháu thích kêu là bố mẹ hay ba má. Nó nói là thích kêu ba má. Vậy thì sao viết văn không nói la ba má mà kêu là bố mẹ. Nó giải thích là sợ cô la. Hay thiệt đó, ta mới giải thích cho nó là tiếng ba má là tiếng thiêng liêng của cháu chứ tiếng bố mẹ nó xa lạ, nó chẳng có liên quan gì tới cháu nên mình thích thì mình cứ viết ba má, cô giáo có hỏi thì giải thích như vậy. Thiệt tình sau ta cũng chẳng để ý nó viết la ba má hay tiếp tục viết bố mẹ. Thiệt tình bi giờ lũ nhóc mở miệng là nói rào rào nghe hay lắm, tưởng đứa nào cũng là thiên tài, hỏi vặn lại hai ba câu là điếc hết trơn hay nói vô cùng tầm bậy, thậm chí một số thầy cô của tụi nó cũng vậy nữa chớ. Giống như trong miền nam có từ tao mày nghe rất thân thuộc, nhưng nhờ ơn đảng ơn bác nên bi giờ trong đầu người ta tiếng tao mày nghe thô tục và suồng sã, ngay cả những người sống trong này cũng cho là vậy. Ta nghe cậu cậu tớ tớ mà giọng miền nam là ta mắc ói, giọng bắc kỳ thì không sao vì là tiếng địa phương của người ta. Đứa cháu hỏi sao dì kêu má cháu là mày và xưng là tao, hehe. ta giải thích vì dì thương má cháu nên gọi thân thuộc như vậy đó, đâu có sao. Bạn bè mà thân thuộc là ta xưng hô mày tao, con không thân thì kêu tên. Thấy trên mạng một số người kêu mày tao thì bị chửi ăn nói không đàng hoàng sao lại xưng hô mày tao, còn xưng hô cậu tớ thì được cho là ăn nói thân mật. Đúng là dô diên thúi. Má ta đôi lúc nói chuyện với con cái cũng mày tao đó mà, hehe. Cứ chơi kiểu Mỹ you me là xong tuốt, muốn hiểu kiểu gì thì hiểu. Nói trẻ con nhớ hồi đứa cháu nhỏ thấy ta giặt đồ nó tò mò đứng ngó rồi hỏi dì làm cái gì đó, ta hỏi nó lại cháu thấy dì đang làm gì. Má ta nghe vậy thì nói, con nít co biết đâu mà hỏi, ta khen cháu của dì giỏi lắm đó cái gì cũng biết mà. Nó hí hửng nói là dì rửa đồ. Chắc là thấy ba má rửa tay, rửa mặt cho nó kêu là rửa đó mà, ta cười đúng rồi nhưng đồ thì người ta không kêu rửa mà kêu là giặt. Lấy nước làm cho cái gì sạch thì kêu là rửa như rửa mặt, rửa tay chân, rửa chén, rửa rau đó nhưng áo quần mùng mền thì kêu là giặt, còn đổ nước lam sạch ngừoi mình thì kêu là gì, nó khoáí chí nói kêu là tắm. Còn lấy khăn nhúng nước làm sạch nhà thì kêu là lau nhà. Mấy bữa sau ta giặt khăn ta hỏi nó dì đang làm gì thì nó kêu là dì đang giặt khăn. Đó con nít học đâu thuộc đó mà. Thỉnh thoảng mấy đứa cháu về chơi mà ta giải thích hay giảng cái gì cho tụi nó thì má ta nghe rồi cười con Uyen dạy hay vậy mà sao không đẻ con để dạy, hehe. Ở cái xã hội mà nói láo là chân lý, ăn cắp, lừa gạt thì gọi là giỏi giang mà ta có con thì ta không biết dạy nó kiểu gì để trở thành môt con người bình thường, thỉnh thoảng nhá xèng vài cái thôi chứ còn cha mẹ tụi nó thì ta dạy dỗ cái gì. Dạy đúng thì rủi ro rình rập quanh nó vì nó là trẻ con mà đâu có biết giới hạn những cái được làm hay nên làm, đạo đức thì kêu làm vậy thì đúng nhưng trong môi trường đó thì làm vậy thì sai trái, đầy rủi ro, rồt cuộc tạo ra tâm lý nó không bình thường được, dạy sai thì như là giết phần hồn nó, thậm chí có khi phần xác nó luôn. Thiệt tình ta cảm thấy bất lực. Xung quanh ta toàn là con người mới xhcn không hà chỉ có ta là khùng khùng thôi, hic. Coi như xong cái kiếp người của ta là xong luôn đi chi cho khổ những thế hệ sau.
Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015
I can't understand
When i was a little girl of ten or twelve, i had a strange dream. A little girl in a white and brown lace dress ran in the vast vineyard. My dad and mom grew grapes and made wine. I saw a lot of oak barrels. I smelt the wine fragrance. I spoke french with my dad and mom. Sometimes I saw some customers, they came and carried away many wine bottles or barrels. They told my parents a while. Sometimes, they drank a few glasses of wine. The next morning, I told my mom, my real mom not one in my dream. She looked at me, hugged me and said nothing. At that time, i understood nothing. When i was fourteen or fifteen, i had that dream again. I had that dream three time. Later, I thought it was my previous life. I might not eat forgetful soup enough to forget that life, hehe. I might be a strange woman.
Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015
Khỉ thiệt
Thấy cái cô kia chê cái ông tịt tịt gì đó mặt kênh kiệu xì po gì đó, rồi có người khen cổ chê hay, rồi cả hai bị phạt vạ nhiêu roi đó quy ra tiền bao nhiêu đó ta không nhớ, vì tiền xứ đó là tiển ảo mà, muốn in nhiêu thì bấm máy cái rột là ra mà. Ta thấy khôi hài quá chừng luôn. Ta tò mò không biết ổng và đồng bọn có còn mọc đuôi như khỉ hay không nữa. Chỉ có khỉ đột mới hành động như khỉ trong rừng chớ người rụng đuôi sao lại hành xử khôi hài quá chừng. Ta tò mò nhìn mặt thì thấy cổ bị phạt vì chê sai, thiếu từ rất rất rất trước tính từ mô tả tính cách. Phạt vì thiếu sót, hehe. Nghĩ lung tung. Đúng là bần cố nông, đã là người ăn lương từ tiền thuế của dân thì dân nói ba caí câu ba xàm ba láp đó thì coi như không có đi, hay khôn khéo thì cho người thương lượng trong bóng tối. Đằng này ra oai để thị uy, giống như tao về tao mét má tao quá chừng. Còn không thì kiện ra tòa đi, chắc sợ gặp luật sư giỏi thì ổng thành trò hề nên cóc dám kiện. Tóm lại là vừa kém vừa hèn, cậy thế mà thị uy. Đúng là xứ man di mọi rợ. mà sao cấp trên ổng không xử đẹp ổng phát coi vì làm mất mặt một xứ sở kêu là sống và làm việc theo pháp luật mà người đái diến thi hành luật lại hành xử theo kiểu như trong rừng đó, bộ là luật rừng hả. Quan trên ngó xuống, người ta trông vào. cả thế giới nhìn vô cười ồ, xứ sở trẻ con thật. Cả xứ này là một nhà trẻ khổng lồ hay là xứ sở man di mọi rợ. Những người của công chúng họ không sống bằng tiền thuế dân nhiều người có cách chữa cháy rất hay, sao không nhìn vô đó mà học hỏi. Đằng này dùng xăng chữa cháy mới hay. Nghĩ là tao đốt mày thì mày chết hoá ra tao chết theo mày. Thông minh thật, ta sống tới lúc gần xuống lỗ rồi mà không nghĩ ra cái cách người ta dùng xăng chữa cháy như vậy, hehe.
Rảnh quá chừng
Cô kia đi học nấu ăn, nghe cổ kể vậy mà. Ta hỏi thăm định mở nhà hàng hả? Cổ nói nấu ăn ở nhà thôi mà. Ta chọc, chi mà khổ vậy trời, nấu ăn có gì mà phải học. Nghe giải thích là họ dạy căn bản, day có hệ thống chứ đâu phải chỉ dạy nấu món. Ta đùa, má chị dạy rồi chẳng cần học nấu nướng chi cho mệt, chồng mà hỏi thì nói là Chẳng lo chi thiếp vụng về/ xin chàng có của mướn thuê đủ điều. gì chứ cái khâu quản lý mấy cái đó thiếp giỏi lắm á. nấu nướng chi cho cực, hehe. Mà chồng mày nếu nó thích ăn ngon thì thường nó nấu giói, vậy nó giỏi thì nó nấu mày ăn ké, bộ nó không cho mày ăn ké hả? Mày ăn có tí xíu bằng nó nhín 1 miếng thôi mà, còn nó không nấu giỏi thì thường tính xuề xòa, sao cũng được thì mày nấu kiểu gì nó cũng ăn, tóm lại là chẳng cần phải học, hehe. Nhớ mấy đứa nhỏ đi học nấu ăn, về hỏi học gì nó nói lựa thực phẩm, chế biến, nấu gì đó. Ta thắc mắc sao không dạy dùng dao hả? Tụi nó tưởng ta nói giỡn. Để nấu ăn nhanh thì nhất quyết phải sử dụng dao cho ngon lành. mấy cái đồ cắt, gọt, bằm phải làm cho ngon. Nhìn mấy người bán quán đó, bằn thịt 2 tay 2 cái dao nhìn sướng con mắt. Nhớ có lần đi chơi ở nơi nào, quên mất tiêu, thấy cái ông bán cơm chiên ổng không hề dùng muỗng nũa gì để trộn ma ổng cứ lắc chảo thôi, nhìn phát mê nên ta bò vô ăn thử. mà cơm chiên ở đó ngon thiệt tình, hehe. Phải biết cách rửa rau cho sạch mà không dập nát. Phải biết ngửi mùi mà phán đoán. Không được lệ thuộc vô bột ngọt, bột nêm, và các loại bột họ hàng của mấy loại đó. Thấy nấu gì mà đổ cả mấy muỗng bột nêm vô ướp thịt ta muốn nổi da gà. Bao nhiêm năm rồi ta chẳng có 1 hột bột ngọt, bột nêm, bột canh trong nhà, ta vẫn sống thoi thóp mà, hehe. Ta nấu thì dở ẹt nhưng chê thì giỏi lắm mà, hehe. Người kia kêu tập con nấu cơm, ta tò mò hỏi tập kiểu ra sao, thì bày là 1 lon gạo nấu với bao nhiêu đó lon nước. Ta cười, tập kiểu đó nó thành robot. Người đó thắc mắc vậy tập kiểu sao. ta là độc tài phát xít lắm mà. Ta chỉ là lấy cho nó coi mấy hột gạo, xong rồi lấy cho nó coi mấy hột cơm, hỏi nó là nhận xét hột gạo lớn gấp mấy lần hột cơm, chứng tỏ nó nở ra, nó chứa nước trong đó, trong khi nấu thì nước cũng có bay hơi bao nhiêu đó, thù biết cách mà ước lượng nước đổ bao nhiêu là vừa nên một lon gạo đổ mấy lon nước là có lý do, đảm bảo vài ba lần là nó không thèm đong nước mà chỉ cần ước lượng là ok. Có gạo dẻo, có gạo nở khác nhau mà. Ta có tật xấu là nấu gần như không bao giờ nếm, bình thường thì không sao nhưng lâu lâu lỡ khùng phát là y như bị mặn, sau đó ta sợ quá nên bữa nào lơ đãng thì chịu khó nếm hay làm biếng nếm thì nấu lạt lạt, lạt còn dễ chữa.
Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015
for victim of IS, communist and fascist
What is love? I don't know and i don't want to know. Love is a human instinct as eating, drinking, sleeping and hate, of course. Hate is opposite of love. So i think i need not know its definition. Parents love their children. lovers love each other... When people don't love whoever they need support because they are in mental illness. We hate someone or something, that is normal. But we hate everyone, that is a serious problem. Children grow up in the family with love, they are kind and honest , those growing up in the hostile families generally hate everyone, everything. These poor children and adults, people feel pity for them, but they can be hurt by these poor. People lock themselves in a vicious circle.
Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015
Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015
Tại sao phải a dua?
Dọn kệ sách thấy quyển album, mở ra coi, thấy mấy hình hồi xưa thật buồn cười. Hồi xưa nhìn mặt hiền mà khờ khờ chứ không dữ bà chằn như bi giờ. Chỉ có cái hình thẻ để làm thẻ ngành khi còn làm bên thuế là đúng mặt ma cô, mặt đó đi hành dân là đúng bài luôn. May là nghỉ làm bên đó sớm vì chán chứ không thôi bi giờ thành ma cô cụ luôn. Cái đầu ta mà làm cái gì không ngọ nguậy mấy sợi dây thần kinh thì một hồi ta chán hà. Nhìn mấy hình hồi xưa buồn cười thật. Lúc nào cũng đội nón lưỡi trai. Mặc đồ tây đội là bình thường, mặc đầm cũng đội, thậm chí mặc áo dài cũng đội nón lưỡi trai, hehe. Nhớ lại lúc đó, mấy đứa nhỏ biết ta thích nón lưỡi trai nên sinh nhật cũng mua nón đó tặng ta mới ghê. Còn mang guốc nữa chớ. ta là khoái mang guốc lắm nhưng bi giờ kiếm guốc không ra, cũng có nhưng ít lắm nên không có nhiều để lựa chọn. Nhưng mặc áo dài không bao giờ ta mang guốc mà chỉ mang giày xăng đan cao gót vì mang guốc cao gót giống mấy bà má xưa ở quê ra phố quá chừng, hehe. Mặc đồ tây còn đỡ, có lúc mặc quần jeam, áo thun lên cơ quan ta dện đôi guốc, dĩ nhiên la guốc thấp hơi kiểu cọ, mấy chị trong cơ quan kêu con Uyeen chơi mô đen kỳ cục. Ta đùa, thì đừng có nhìn cái chân em khỏi ngừa con mắt, nhìn từ cổ chân trở lên là được rồi. Nhớ lần mặc áo dài đội nón lưỡi trai đến cơ quan, mấy chị kêu con này chơi kiểu gì kỳ vậy hả Uyeen. Ta cười, đừng có nhìn cái đầu em, nhìn từ cổ trở xuống là được, coi như không có đầu vậy khỏi ngứa mắt. miễn đừng có nhìn tầm bậy tầm bạ coi chừng mù con mắt vì nhìn bậy, hehe. Khi nào trong những dịp lễ lạt long trọng thì phải mặc đúng standard, còn lại thì đừng có chỏi quá là được. Còn như thế nào là chỏi quá thì ta không biết, hehe. Nhìn riết cũng quen mà, lúc đó thấy đẹp mà, hehe. Không quen thì kệ người ta miễn ta thấy quen là được.
So sánh
Pháp xâm lược đã đem lai chữ viết cho người Việt. Pháp khai thác than đá trong còng 80 năm chắc bằng VN xhcn khai thác trong vòng 30 năm quá, không tàn phá rừng nguyên sinh, không khai thác dầu mỏ đến cạn kiệt, phụ nữ VN không phải ra nước ngoài làm đĩ tới mấy chục ngàn người như ngày nay mà báo chí đưa tin, vậy mà Pháp để lại vô số thứ. Pháp để lại hệ thống đường sắt bắc nam với nhà ga Sài gòn xây dựng vào năm 1900, những cái cầu tuyệt đẹp, trường học, nhà thương, hệ thống đường sá trải dài khắp cả nước. Pháp để lại Sài gòn được quy hoạch cho hơn trăm năm sau, để lại Hà nội, để lại Đà lạt lúc đó là được mệnh danh là le petit Paris, các thành phố và thị xã khác. Pháp còn để lại một nền văn hóa, văn minh. Còn nhiều thứ nữa như học hành theo kiểu văn minh, đau bịnh thì đến bác sĩ chữa bịnh, ăn ở vệ sinh, sạch sẽ, ứng xử, giao tiếp văn minh hiện đại. Còn có các nhà máy, công xưởng, báo chí và hệ thống xuất bản, in ấn. Nghĩa là đem người dân đến xứ sở văn minh. Và không để lại món nợ vay hay xin xỏ mà phải mang ơn nào cho hậu thế. Vậy Pháp có lấy cái gì đó thì cũng là hợp lý, cứ đòi phải cho không á. Đừng có nói Pháp đàn áp dân chúng, Pháp coi khinh người bản xứ như tôi mọi, hành hạ đánh đập người bản xứ, không cho người bản xứ tự do một ngày nào hết. Những cái đó ngày nay vẫn thấy ở đâu đó, không khác gì, có khi còn dã man hơn nhưng khéo che dấu hơn. Người ta đối xử với đồng bào mình tồi tệ có thua gì Pháp đối xử với người dân bản xứ man di mọi rợ không? Không biết vì chưa nghiên cứu nên không kết luận được, còn những cảm nhận thì không có giá trị kết luận trong khoa học. Sau khi đánh đuổi Pháp thì người ta bắt tay vào xây dựng xhcn và con người mới xhcn. Than đá khai thác cạn kiệt, rừng bị tàn phá vô tội vạ, dầu mỏ khai thác với mức độ chóng mặt, bauxite, mỏ vàng... cứ chà đồ nhôm chôm đồ nhà để bán cái gì ra tiền là mần tuốt để xây dựng xhcn, nhưng những công trình xây dựng theo style xhcn xấu chưa từng thấy phần đa là từ nguồn vốn đi xin và vay của nước ngoài. CS để lại cho người dân những món nợ khổng lồ trong khi đó tài nguyên bị khai thác cạn kiệt. Vậy những cái thứ khai thác đó chảy vào túi ai? Pháp bắt người dân đi lính lê dương (légionnaire), nhưng bi giờ ơn đảng ơn bác người ta muốn xung vào hàng ngũ lính đánh thuê của Pháp cũng không phải dễ đó nghen. Bây giờ dân xứ này muốn qua Pháp thì phải xin visa mà không dễ chút nào, nói chi những người muốn ở đó. Ta chưa thấy một người nào xin học bổng của một trường của Pháp để làm cái nghiên cứu và so sánh việc đô hộ của Pháp với sự tự do ở chế độ xhcn, cái nào đem lại lợi ích cho người dân xứ man di mọi rợ hơn, đưa họ ra sống với loài người văn minh hơn. Ta nghĩ xin cái học bổng như vầy chắc cũng không khó. Một cái túi LV, Hermès may tay có loại giá vài chục ngàn Euro thì học bổng cỡ 2k/ tháng chỉ là là khoản tiền lẻ. Sao người ta không nghiên cứu vậy ta. Hay là làm xong rồi phải tỵ nạn ở xứ người mất?
Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015
Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015
open secret
How do you feel when we have an open secret? You pretend, i pretend, people who concern pretend to know nothing about what is happening. Sometimes, i feel like i'm naked in the crowded street but i can do nothing, hic. Because i'm not intelligent, strong and brave, God give me the intuition to survive. I don't exactly know what happens, but i feel what is happening. Yes, i feel and i believe in my feeling. And i don't know how to do, what to do.
Đâu có dễ
Gặp người bạn cũ làm cán bộ nhà nước. Người đó than vãn về công việc, lo sợ là giảm biên chế cho nghỉ việc hay cho chuyển công tác gì đó. Ở tuổi nay mà bắt đầu lại không biết bắt đầu từ đâu, mà không biết làm gì, chỉ có mỗi một nghề nghề là ngồi trên đầu trên cổ dân ức hiếp để sống sung sướng, hehe. Rồi người đò nói minh mà biết như Uyen mình nghỉ sớm lúc như Uyen. Hay thiệt, ai cũng nói hay như hát. Ngày đó, khi ta nghỉ làm, một ngân hàng của nhà nước, đang thời ngân hàng hot hòn họt, ai cũng kêu ta khùng, 10 người đủ 11 người nói ta khùng. Chỉ có má ta không nói gì vì má biết tính ta mà. Má nói con Uyen nó miệng nói chân đi nên khỏi cản, có cản cũng không xong, hehe. Anh ta la ta một trận, vì ảnh sợ ta ra ngoài bươn chải không nổi thôi chứ chẳng gì cả. Vì ta ốm teo, ẻo lả lắm mà đâu có mập ú như bi giờ. Lúc đó người ta có ăn hiếp quá đàng thì ta nổi khùng chống lại chứ đâu có dữ dẳn như bi giờ, còn không qua đáng thì thôi, tủi quá ta khóc, mấy người toàn khen la dịu dàng không mà. Vậy nên anh ta mới sợ. Ta khóc sưng cả mắt, mấy ngày sau mới dám bước chân ra đường. Đó, lúc đó ai cũng coi ta như con khùng, bi giờ không chỉ cô đó mà nhiều người khác nói như cô đó, nghe sướng lỗ nhĩ không chịu được. Thiệt tình là lúc đó khó khăn lắm ta mới quyết định được như vậy. Làm nhà nước mà, dù là hành chính sự nghiệp hay doanh nghiệp đều tha hồ đục khoét bỏ miệng. Ta cũng không ngoại lệ. Ta ăn cắp mà ta hãnh diện vô vùng vì ăn cắp giỏi, hic. Vì xã hội tôn vinh, coi trọng những việc đó mà. Cán bộ lương thấp mà tiền bạc rủng rỉnh là mơ ước của mọi người mà. Còn tiền bạc từ đâu ra thì không cần phải bận tâm miễn nhiều là được. Vì cán bộ là thành phần bần cố nông nên muốn ăn cắp đâu bao nhiêu người nghĩ ra kế hay. Ta nghĩ ra tùm lum cách để cấp trên móc nên ta hãnh diện là dĩ nhiên. Vì chuẩn mực đạo đức xã hội là như vậy mà. Đến một ngaỳ tự dưng ta phát hiện ra sao ta tồi tệ đến thế. Ta đáng khinh bỉ đến thế. Ta cũng có khả năng, có đầu óc, tay chân đầy đủ sao mà không kiếm một việc gì đó đàng hoàng để mà làm. Vì làm trong cái ổ đó nếu không ăn cắp thì là rình mò, hoặc đần quá không kiếm chác được. Nếu rình mò thì không sớm thì muộn cũng bị quýnh tơi tả, còn đần quá sẽ bị ăn hiếp cho mà coi, nên có muốn lương thiện cũng không được. Tỉnh ngộ được như vậy nhưng sức cám dỗ của nó cũng rất lớn, khó mà rút chân ra được. Chỉ đến khi cơ quan tạo điều kiện để cho ta vô đảng thì ta mới đủ mạnh dạn để dứt khoát vì ta thừa biết cái hội kín đó như thế nào nên nhất quyết không dính vào. Thời đó muốn vô hội kín đâu có dễ, mà khi đã tạo điều kiện mà không vô là phản động đó nghen, vậy nên nghỉ việc là hay nhất. Khi ta làm đơn xin nghỉ giống như 1 quả bom trong cơ quan ta, ai cũng xì xào, kệ người ta. Có giám đốc mấy ngân hàng khàc hệ thống kêu ta qua làm. Có doanh nghiệp nhà nước khác quen kêu ta qua làm. Có chị giám đốc chi nhánh kia kêu qua chỗ chị làm. Ta từ chối, chị bèn kêu ta cho chỉ coi chỉ tay ta, hehe. Xong chị phán, chị không ép em, đường công việc của em đứt đoạn chuyển qua cái khác là đúng rồi nên có khuyên em qua chỗ chị làm thì dăm bữa nửa tháng em cũng nghỉ. Hehe, nói đúng ý ta quá chừng. Nói chuyện coi chỉ tay, nhớ hồi xưa, có ông kia ổng khoái ta. Sau đó ổng dụ ta coi chỉ tay mới ghê. Ba cái này thì có gì đâu, ta cho coi vô tư. Ổng coi xong rồi ổng phán mai mốt em lấy chồng em ăn cắp tiền chồng cho anh mỗi tháng vài triệu anh xài. Hồi đó lương đâu cỡ vài trăm ngàn mà. Ta trợn mắt, nói như thiệt. Ổng nói là thằng chồng em nó giàu lắm nên em có ăn cắp vài triệu nó cũng không biết đâu. Sau đó ổng lặng lặng rút lui, tội nghiệp ổng thiệt. Nói bậy thiệt, bi giờ ta nghèo rớt mùng tơi. Hehe. Đó, quyết định để rút chân ra chỗ đó đâu có dễ như ăn kẹo đâu vậy mà ai cũng nói nghe hay như hát.
Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015
why?
Do you believe in love at first sight? I like the way the French says coup de foudre. Why do people love each other when they see for the first time? They didn't know each other before. Self protecting is the basic instinct of people. Why do they love the other without knowing anything about her or him? It is funny. Or love is the most basic instinct, not self protecting.
Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015
Dễ ẹt
Người kia nói là người nọ chở đi nhanh quá mà kêu đi chậm chậm lại thì không nghe nên sợ quá chừng. Ta nhớ lại chuyện hồi xưa. Hồi đó đi ăn tiệc gì đó. Khi đi về một đồng nghiệp chở ta về. Vì uống bia nên sừng sừng hay sao đó nên chạy nhanh, ngang qua bùng binh lạng phát như đua xe công thức1 nữa mới ghê, mà ta ngồi 1 bên nữa vì hình như mặc đầm hay áo dài gì đó. Biết là có nói cũng không thấm nên ta hỏi biết em ngồi ở sau em đang làm gì không? Người đó tò mò không biết, em làm gì vậy. Ta cười em nhắm mắt lại, tại vì em sơ thấy cái cảnh mình té nên thôi em nhắm mắt lại, lỡ em ngồi không vững mà có té cũng không thấy cho đỡ sợ đó mà, tới chừng đó tính sau, hehe. Người đó vẫn còn tỉnh táo chán anh chạy nhanh lắm hả, vậy thôi để anh chạy từ từ cho khỏi sợ. Đó, dễ ẹt mà, việc gì phải chỉ dạy là chạy nhanh chạy chậm. Lái xe là đã có bằng lái mà, hehe.
Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015
hay ho thiệt
Nghe cô kia kể chuyện lấy chồng nhà giàu, rồi cổ than vãn. Ta nói nếu không sống được với nhau thì bỏ nhau đi, than cái nỗi gì. Cổ thanh minh kêu là chồng thì không sao, chỉ có ba má chồng mới có sao. Chồng đuổi thì ra, bà gia đuổi thì vào, má tao dạy vậy đó. Khi nào thằng chồng mày hết thương mày thì mày dứt khoát, còn má chồng và cả đại gia đình nhà chồng thì ráng nhịn, cãi nhau làm cái gì, thắng trong cuộc cãi nhau chẳng có nghĩa lý gì hết. Còn đi than vãn tùm lum, tao mà là má chồng mày, tao nghe được về tao chửi mày 1 trận bầm dập luôn, hehe. Giàu cha giàu mẹ đừng ham/ Giàu cô chú bác ai làm nấy ăn mà. Ông bà hồi xưa đã dạy vậy mà. Thiệt tình nhà chồng cũng chẳng phải giàu tên tuổi gì chẳng qua nhà cổ nghèo mà ở quê ra nữa thôi. Mà không chỉ cô đó, coi báo cũng thấy mấy chuyện tào lao này đầy nhóc, rồi người xúm vô chỉ trích nhà chồng hay vợ miễn phiá đó giàu, đúng là bần cố nông thấy người gìau thì ganh tỵ, hehe.Nghĩ lung tung. Người ta ham hố lấy chồng nhà giàu để rồi chuột sa chĩnh gạo cứ vậy mà hưởng nhưng người ta không chuẩn bị và không có đủ bản lãnh, khí phách để làm người nhà giàu, hehe. Để kiếm ra đồng tiền cũng mồ hôi nước mắt, có khi có cả máu nữa chớ, hehe, cũng phải tài năng, bản lãnh và đôi khi cả mánh khóe, có cả sự chịu đựng, nhịn nhục và sự may mắn nữa chớ, chứ đâu phải trên trời rớt xuống. Mà nếu là con dòng cháu giống giàu từ trong trừng giàu ra thì cũng được dạy phải sống theo kiểu nhà giàu từ trong trứng. Đằng này khơi khơi yêu nhau, lấy nhau về rồi rên với rỉ. Sướng quá hóa rồ. Cha mẹ nào chẳng thương con, khi mà họ đã chấp nhận cưới con dâu, con rể thì họ đã chấp nhận kêu là con thì cũng phải hành xử đúng như là con. Phải tập sống đúng kiểu đó chớ. Phải có đủ bản lãnh mới đủ sức quản lý khối tài sản to đùng đó chớ. Không đủ bản lãnh thì chỉ có phá cho nó nát mà thôi. Vậy nên nhà chồng có hành xử kiểu gì thì coi như không có đi để rèn độ lỳ chờ, hehe. Vậy người ta mới đủ tin cậy giao tay hòm chìa khóa chớ. Còn nếu quá đáng thì ôm cổ chồng mà khóc cho đã rồi lau nước mắt đứng dây mà tiếp tục làm việc, chồng có thương thì cũng đau lòng mà, là người chứ đâu phải gỗ đá mà không biết đau. Bên vợ con bên cha mẹ thì xẻ ra sao, vậy nên phải khôn khéo để chồng đỡ nặng đầu. Chồng khôn thì nó sẽ nghĩ ra cách hay, chồng đần thì lấy chồng ra mà làm vật thế chấp để đấu tranh chống áp bức. Sống chỗ nào phải hợp chỗ đó chớ, hehe.
it sounds crazy
I can't do anything because i can't pay attention to things. My head is empty. Why do you appear on earth? Love you or hate you, i don't know. But i certainly know i hate myself. I can't control myself. That is the worst problem. I spend time making silly things, hic. I had been like that, once or twice, i'm sorry. I don't remember what i did to get out this state. I waste so much time. I'm too weak.
Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015
Xo rỳ
Có lần ở sân bay kia, ta đang đứng xếp hàng chờ check in, có câu bé kia đâu chừng 2,3 tuổi cũng đang xếp hàng phía sau ta. Ta mở túi xách lấy vé và giấy tờ, chú nhóc này chạy loăng quăng quanh ta, vô tình đụng vào người ta. Lúc đó ta không biết là ta đụng nó hay là nó đụng ta nhưng theo bản năng ta sorry mà không nhìn. Cậu bé khoái chí quá kêu xin chào. Cu cậu là người nước ngoài đi du lịch ở VN cùng với gia đình, chắc vừa mới học được từ xin chào đó mà. Ta cười hello. Cu cậu càng khoái chí tợn cứ nói xin chào liên tục.Mấy người xung quanh xúm lại hỏi chuyện cậu bé. Sau đó ta đi vào phía trong, cậu bé thấy ta tuốt từ xa nên kêu to xin chào. ta không để ý tưởng nó nói chuyện với mấy người khác. Cu cậu ráng gân cổ hét tường lên xin chào, xin chào, ta tò mò quay lại thì thấy cậu bé đang đứng cùng với ba mẹ quay mặt về hướng ta đứng, ta cười va giơ tay vẫy vậy. Cu cậu khoài chí xin chào tiếp và giơ tay vẫy vẫy lại. Ta kể lại chuyện cho mấy người, cô kia chọc, chị chỉ dụ con nít là ngon. Ta cười, may mà còn dụ con nít được chứ không thôi thì tiêu, người lớn không dụ được mà con nít cũng không dụ được thì còn làm ăn gì được nữa hả mày, hehe. Nghĩ linh tinh, con nít ở đâu cũng vậy. Chắc lúc đó cậu bé tông rầm vô ta mà ta không để y nên không biết, cứ theo bản năng mà sorry. Cu cậu sợ thế nào cũng bị la 1 trận nên khi ta sorry thì cu cậu mừng lắm nên cứ xin chào hoài. Ý hẳn cậu bé muốn tỏ ra thận thiện với ta nên nói bằng tiếng của xứ ta đó mà. Không chỉ trẻ con, người lớn cũng vậy, lỗi nhỏ lặt vặt thì coi như không có đi, cuộc sống sẽ dễ chịu biết bao. Nói thì hay vậy nhưng cái tôi của ai cũng to đùng, khi mà khùng lên thì hay ho lắm, hehe.
Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015
a joke of fate ?
I understand what you mean when i see your new avatar. This game is fun, hehe. You're a real man with a huge head. When i saw you first, i didn't know who you are. And then, i know who you are by chance. I'm terribly afraid of knowing. In VNmese, we say it sợ hết hồn, hehe. Yes, it's funny. I don't know why i was scared like that. Because you aren't a tiger so you can't eat anyone, just me, of course.
I went to that country by chance, i saw you by chance, i know you by chance. Is there anything else by chance? I hate myself. I'm not strong. Why am i so weak? I have to win myself. But i don't know if i can. Or is it our fate? I can't escape my fate? And you too?
I went to that country by chance, i saw you by chance, i know you by chance. Is there anything else by chance? I hate myself. I'm not strong. Why am i so weak? I have to win myself. But i don't know if i can. Or is it our fate? I can't escape my fate? And you too?
Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015
Robot
Tình cờ nhìn mấy cái hình có ta ở trong đó, ta thấy hình mình sao kỳ kỳ vì sao tự nhiên ta đẹp ghê vậy, liền hỏi có sửa hả, sửa chi vậy, thì nghe nói là 360 gì đó, rồi một lô một lốc cái phần mềm chụp hình gì đó. Ớn thiệt, tư nhiền hình ta mà ta nhìn hỏng ra thì đâu có là ta nữa. Chụp cái hình mình mà ra cái mặt của thằng cha căng chú kiết nào đó thì chụp làm gì, ta đâu có phải là diển viên đâu mà biến hoá thành trăm khuôn mặt. Nghĩ lại thì thiệt tình do tính là kỳ cục vậy chứ khiông phải do thiên hạ. Ai cũng muốn mình đẹp hơn chính mình nên tự dối mình chút cũng không sao, dối được thiên hạ càng tốt, hehe. Ngày nhỏ ta để tóc dài. Người ốm teo mà để tóc dài, tóc ta dày lắm. Có lần má thấy quá dài nên kêu cắt, bữa đó ta khùng sao đó nên không muốn cắt. Mấy bữa sau ta để má cắt, bữa đó mà đau nên run tay cắt không đều. Ta xách cái đầu đó đi học, mấy đứa bạn trong lớp kêu là Uyeen cắt tóc bên dài bên ngắn, hehe. Ta kệ, ừ không sao mai mốt nó dài ra là đều mà, hết nói luôn mà có gì đâu. nhớ hồi xưa, có lần đi làm về gặp bạn của má. Cô đó xuýt xoa, ta mặc áo dài đi làm mà, con nhỏ này giống chị ba hồi xưa ghê đó. Xong cổ quay qua ta chốt hạ 1 câu, con giống má con hồi xưa lúc má con bàng tuổi này đó, nhưng má mày đẹp hơn chứ không xấu như mày, hehe. Ngaỳ xưa, có chị kia ở cơ quan, bữa kia đứng nhìn ta rồi nói, con Uyeen giống chị mày ghê đó nhưng chị mày đẹp hơn mày nhiều chứ không xấu như vầy. Ta buồn cười, cô nè, đâu ai biết chị con đâu chỉ có cô biết mà cô chê con tới tấp vậy thì tội con. Cổ lúc đó mới sực tỉnh hay sao nên nói, con mập ra chút thì đẹp do mày ốm quá đó, hihi. Kết luận ta toàn giống người đẹp mà chỉ giống cái xấu của người đẹp mới đau chớ, hihi. Mấy đứa bạn ta nói Uyeen đơn giản ghê đó, ta buiồn cười, thì cuộc đời quá phức tạp rồi rắm mà mình còn phức tạp nữa thì rối trong cái đám bòng bong đó thì mệt. Rảnh qua quởn mới mò lên mạng search thử ba cái trò này. Ôi thôi, nhiều quá trời luôn. Một lô một lốc những cái phần mềm chụp hình, sửa ảnh. Thiệt tình ta có nghe nói ba cái này nhưng ta đâu có để ý, nhân viên có làm máy cho khách thì làm cái gì ta đâu có để ý cái gì ở trỏng. Hay thật, hèn chi nghe mấy đứa nhỏ kêu trên mạng lừa tình đầy, ta cũng có coi vung vít vài cái nhưng chẳng quan tâm, bữa nay mới thấy muôn hình vạn trạng. Nhiều khi thấy tội nghiệp thiệt tình. Giới làm nghề trình diễn thì cũng cần mấy cái này để cho nó long lanh nhưng đừng có quá đà nhìn chẳng có cá tính. Cái cần nhất là của mỗi người bên cạnh tài năng, đạo đức etc. là là sự khác nhau của từng người, còn nếu làm công nhân thì càng giống nhau càng tốt. Còn người bình thường mà nghiện mấy cái này thì đúng là tội nghiệp. Ai cũng giống ai, nhìn giống như 1 lô robot từ trong nhà máy ra đó. Giống như bi giờ mà coi diễn viên Hàn hay China thì ta chẳng biết cô nào là cô nào, vì cô nào cũng na ná nhau. Người đẹp VN cũng chẳng khác, hàng made in Korea hơi bị nhiều, hehe. Có lần đi chơi, đứa em loay hoay chọn đồ thay ra rồi mặc vô. Ta nói trời cứ cái nào mà mặc thấy thoải mái, phù hợp thì mặc, thiên hạ đâu có rảnh nên ai thèm nhìn mình mà loay hoay chi cực vậy. Chỉ cần sạch sẽ, gọn gàng, đừng có nhăn nhúm, hôi rình là được rồi, nếu xí xọn thì thơm tho chút cũng được, hehe. Muốn thiên hạ nhìn thì mặc đồ rách rưới, dơ dáy, nhăn nhúm hay kỳ cục là họ nhìn liền hà, còn đâu có siêu phàm như cỡ Angelina chẳng hạn để mà bước chân ra đường là thiên hạ nhìn. Còn tùy môi trường, hoàn cảnh, túi tiền mà chọn đồ cho phù hợp. Nhớ có lần coi trên báo thấy hàng hiệu cao cấp kia sale hàng, bà con chen lấn mà mua ta thấy mắc cười. Đã chơi hàng hiệu, là hàng cao cấp nữa chó mà còn giành nhau mua hàng demode tới mấy mùa thì đúng là hay ho quá chừng. Chân đất hôi sình như ta mà xách cái túi Gucci hay Hermes thì còn hơn cả hề Charlot đi đóng kịch. Vậy mà người ta bu vô giành giựt nhau mới ghê. Nghĩa là phân khúc thị trường nào cũng có khách hàng của nó, miển là biết giới thiệu sản phẩm, hehe.
Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015
which book should we read?
Thích cái gì đọc cái nấy. Đọc sách là để giải trí hoặc để học hỏi hoặc để làm việc nên người ta thích cái gì hay cần cái gì thì đọc cái nấy. Mỗi người là 1 cá thể riêng biệt trong một cộng đồng nên có những cái giống nhau nào đó tuy xét căn bản vẫn khác nhau hoàn toàn. Vậy nên người ta có ý thích khác nhau thì kệ người ta, hehe. Người ta không cho trẻ con coi truyện tranh, bắt coi truyện chữ. Tụi nó thích coi truyện tranh thì cứ cho coi nhưng khuyến khích nên coi truyện chữ, nếu khuyến khích không được thì bắt phạt coi truyện chữ rồi phải kể lại, hay cùng bàn luận với tụi nó về một quyển sách nào đó. Dần dần tụi nó cũng thích coi truyện chữ thôi mà. Vì thực tình coi truyện chữ có nhiều cái lợi, kích thích óc tưởng tượng, kích thích khả năng suy luận logic từ những con chữ, kích thích khả năng diễn đạt, trình bày một vấn đề nào đó. Truyện tranh thì chỉ kích thích khả năng suy diễn sắp xếp câu chuyện từ những hình ảnh vì câu chữ trong đó rất ít. Giới trẻ thích coi mấy truyện diễm tình mà người ta nói là truyện ngôn tình đó. Thấy báo chí kẻ khen người chê. Kệ tụi nó, miễn đừng có làm gì ảnh hưởng tới người khác là được. Nói mấy truyện diễm tình, nhớ lại hồi đi học. Đâu lớp 10, 11 gì đó tụi bạn kiếm đâu mấy truyện chép tay loại diễm tình đó, rồi cho ta mượn chứ ta không hề hỏi mượn, coi đâu được 2, 3 truyện gì đó thì ta ngán tới tận cổ. Hồi xưa tướng ta ẻo lả còn hơn mấy cô trong truyện đó, đụng chút là khóc, trừ khi lỳ lên thì đừng hòng nghen, thì cần gì phải coi mấy cái cô dưới cơ đó. Hồi đó làm gì có mấy truyện như vầy được in, toàn truyện đánh Mỹ, đánh Pháp, xây dựng xhcn, yêu đảng yêu bác gì thôi nên chỉ có truyện chép tay. Ta chỉ thích cái gì mà đọc phải vận động hết mấy neuron chứ ba cái thiên tiểu thuyết diễm tình đó thì ta chế ra cả mớ cũng được cần gì phải đọc cái người ta chế. Chỉ có điều là dở ẹt thôi vì ta không có khiếu bịa chuyện, hehe. Coi sách khoa học kỹ thuật, sách khoa học viễn tưởng, truyện trinh thám, sách nghiên cứu về văn hóa, lịch sử hay những tiểu thuyết hay truyện ngắn nặng ký thì mới đã. Truyện thì kiểu như Sông đông êm đềm, Chiến tranh và hòa bình, Anakarenina, Một ngày dài hơn thế kỷ... toàn sách Liên xô mới ghê vì làm gì có sách tư bản giảy chết. Tuy coi sách Liên xô nhiều nhưng ta không thích Liên xô, vậy mới kỳ lạ, ta chỉ thích Pháp. Sau này mới có mấy truyện của tư bản giãy chết. Ta chỉ quan tâm tới kinh tế sau khi coi cuốn nhà tư bản tài chính chứ trước kia trong đầu ta chỉ có khaí niệm về khoa học kỹ thuật hay viễn tưởng thôi. Ta còn lò mò dịch cuốn la petite chose của Alphonse Daudet nữa mới ghê, vì ta coi ta khoái quá chừng. Ta không nhớ hồi đó ta coi mấy đám rừng rậm đó ta có hiểu không nữa, hehe, Những bộ sách dày cộp đó ta cũng ngốn được nói chi mấy quyện tiểu thuyết ngắn. Đó lá ý thích của ta nhưng có những người thích cái gì nó nhẹ nhàng, nó đỡ phải suy nghĩ thì kệ người ta, mắc mớ chi thiên hạ chê lên chê xuống. Ta thấy dô diên thiệt, làm như mình hay lắm nên chê sách người khác đọc vì nó nhảm nhí, haha. Hồi xưa, có cô bé kia nó kêu nhà em có nhiều sách báo bữa nào em đem qua cho chị mượn, nhưng nó nghĩ lại rồi nói nhưng mà toàn báo người đẹp thì chị đâu có thích, hehe. Ngày nhỏ ta ngốn sách hơi bị nhiều. Có khi ta ngang bướng bị má la, ta khóc hu hu rồi chạy lên lầu khóc một mình cho đã, đỡ ấm ức rồi đi kiếm một cuốn sách nào đó dọc, đọc xong quên tuốt là nãy ta đã khóc, hehe. Lúc nhỏ ta coi sách danh nhân hơi bị nhiều từ Louis Pasteur, Edison, Marie Curie.. đến Beethoven, ta ngốn không biết bao nhiêu ông bà đó trong đầu. Mỗi lần ta khóc xong mà ta vớ 1 cuốn truyện loại này coi thì ta thấy sao ta sung sướng hơn người khác nhiều dù có bị má la, hehe. Truyện cổ tích, truyện thần thoại, truyện khoa học, truyện khoa học viễn tưởng... trăm thứ ba dằn, chính vì vậy mà ta đọc rất nhanh. Thường ta đọc xong 1 trang thì người khác mới đọc 1/2 hay 1/3 trang nên coi truyện chung ta rất chán vì đứt mạch suy nghĩ. Thường ta mà đã coi truyện thì ta ít khi coi phim hay kịch dựng từ truyện đó vì coi thấy không đã. Những người đọc sách nhiều có khả năng tưởng tượng rất cao mà. Thỉnh thoảng ta cũng coi phim vì tò mò coi thử trí tưởng tưởng của ta phong phú như thế nào, rốt cuộc ta thấy trí tưởng tượng của ta thường dở ẹt hơn mấy đạo diễn lừng danh. Dám so sánh con cóc với con voi mới ghê. Dù gì coi phim vẫn không hồi hộp như khi chưa coi truyện, nên không sướng bằng nếu đã coi truyện rồi.
Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015
a terrible scene
Last night, i had a nightmare, the other again. I saw myself in a room. I intended to go abroad. I would like to live in an African country. I saw too many people in uniform in this room. They didn't want it because when i left the country, there would be a giant change. And they didn't want any change. I was given the key of a house. They said it was a gift. They gave me a house. We took each one. I didn't believe them, but the man did. He is a single-hearted man. After a few minutes, i felt the key stuck to my hand. I understood that they controlled to active the high voltage electric power of the key to kill me. I threw it away immediately, but this man was still standing quietly, it seems he was made from a super material, hehe. He was a superman of space, i thought. I had been familiar with him but now i widened my eyes to look at him. I couldn't say anything because of surprise. If i didn't threw, this key would kill me, but it seems like nothing to him. When i did it, i heard an explosion. They shouted at me. They arrested me. I woke up. This time, i knew that it was a bad dream. That was the result of watching too much the sci-fi movies, action movies and etc, hehe.
Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015
Cái kính - Azit Nexin
Một hôm, cách đây chừng 7, 8 tháng, có người bạn hỏi tôi:
- Tại sao anh không đeo kính?
- Làm sao tôi phải đeo?
- Tuổi anh bây giờ là phải đeo rồi chứ còn sao nữa. Không đeo, đến lúc mắt hỏng nặng, không nhìn thấy gì đâu!
Từ lúc người bạn đó ra về, mắt tôi tự dưng mờ hẳn. Nhìn gần nhìn xa đều không rõ nữa.
Lâu nay tôi vẫn thầm mong cho tóc chóng rụng, cho trán hói đi. Rồi đeo thêm chiếc kính vào cho ra dáng trí thức. Vì tôi cho như thế là dấu hiệu của một anh trí thức. Ngay như anh bán thịt bây giờ mà để trán hói và mang kính vào, tôi cho trông cũng không khác gì giáo sư đại học! Nhưng cái mơ ước ấy của tôi không thực hiện được, vì tóc tôi mỗi ngày một dày thêm. Thế thì ít ra tôi cũng nên sắm cái kính mà đeo vậy. Ai nhìn thấy tôi, người ta phải bảo: bác học đấy!
Vậy là tôi đi khám đốc tờ. Khám xong, ông này bảo tôi:
- Anh bị cận thị! 1, 75 đi-ốp!
Theo đơn ông ta dặn, tôi sắm một cái kính. Nhưng cứ động đeo vào là tôi thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được. Thậm chí có lần, nói vô phép các bạn, tôi nôn thật! Nôn thốc nôn tháo, nôn ra cả mật xanh mật vàng. Không đeo thì không nhìn thấy gì, mà đeo thì tuy nhìn thấy được, nhưng lại bị cảm giác buồn nôn. Thật đúng là khổ!
Một ông bạn khác thương hại bảo tôi:
- Tôi có thể giới thiệu với anh một ông bác sĩ giỏi. Anh hãy đến ông ta khám xem!
Ông bác sĩ này xem mắt tôi, rồi xem chiếc kính.
- Thằng cha lang băm nào cho anh đơn mưa cái kính này thế? Có phải anh bị cận thị đâu!
- Thế tôi bị làm sao ạ?
- Viễn thị ! 2 đi-ốp!
Tôi lại mua kính mới. Đeo chiếc kính này tôi không còn thấy chóng mặt buồn nôn nữa, nhưng lúc nào cũng bị chảy nước mắt. Đâm ra mắt tôi lúc nào cũng đỏ hoe; như khóc ai vậy. Tôi bị cái cảm giác thương xót rất lạ. Cặp kính này chỉ có đeo để đi đưa đám là hợp.
Một ông bạn thân tỏ vẻ ái ngại cho tôi:
- Thế này thì cậu đến mù mất! Cậu phải đi khám bệnh viện nhà nước xem sao! ở đấy họ khám cẩn thận. Lại có giáo sư nhãn khoa nữa, chứ không như mấy ông bác sĩ tư!
Bệnh viện nhà nước quả là có khác thật : máy móc nhiều, mà dụng cụ cái gì cũng sáng loáng.
Tôi được một giáo sư khám. Tôi kể cho giáo sư nghe cái bất hạnh của tôi:
- Người thì bảo tôi là cận thị, người thì bảo là viễn thị!
Giáo sư giận lắm :
- Quân ngu! Anh không phải cân thị, cũng không phải viễn thị, mà là loạn thị!
Theo đơn của giáo sư, tôi mua đôi kính khác. Cặp kính này tôi đeo vừa lắm, trông cái gì cũng rõ. Phải mỗi tội bây giờ cái gì như cũng lùi hẳn ra xa. Mấy bức tường trong căn buồn tôi sống hàng chục năm nay dường như bị lùi xa đến hàng ba chục thước. Tôi giơ tay chực bắt tay người quen, nhưng không sao với tới được. Định viết, giấy đã chạy xa khỏi tay đến hai thước. Nhìn vật gì cũng thấy bé tí xíu. Người thì chỉ bằng hạt đậu ván... Nhưng hại nhất là tôi không ăn uống gì được. Vì vừa ngồi vào bàn là đĩa thức ăn đã chạy đi xa hai chục thước rồi. Mùi súp nóng bốc ngay dưỡi mũi, nhưng cứ cầm thìa chực múc, thì bát súp đã ở cách xa hàng hai mét! Tôi không ăn uống cử động gì được nữa. Một anh bạn phải dắt tay tôi đến một bác sĩ khác tốt nghiệp ở Mỹ về. Khám xét cẩn thận xong ông ta bảo tôi:
- Đứa nào cho anh đơn mua cái kính này đây? Đúng là đồ lang vườn dốt nát ! Anh cứ kiện lên phòng công tố cho nó bỏ mẹ!
- Thôi ! Cứ để thánh Ala trừng phạt hắn ! - Tôi nói.
Tôi lại thay kính mới. Bây giờ mắt tôi nhìn cái gì cũng hoá hai. Nhà tôi đang bảy người, bỗng nhiên thành mười bốn. Mỗi người lại có một người giống hệt mình. Thật tôi chưa bao giờ thấy chuyện lạ như vậy. Chả lẽ lại có những người giống nhau đến mức độ như thế hay sao? Vô lý quá! Nhìn xuống chân thì thấy bốn chiếc ủng, nhìn bàn tay thì thấy có mười ngón!
Tôi đến một ông bác sĩ khác. Ông này học ở Đức về.
- Ai bảo anh đeo kính này?
- Làm sao ạ?
- Sai chứ còn sao nữa!
Hoá ra một mắt tôi bị viễn, còn mắt kia thì cận. Vị danh y mới lại ghi cho tôi chiếc kính khác. Bây giờ tôi không phân biệt được sáng tối ưữa. Xung quanh tôi tối như hũ nút.
- Đứa dốt nào ghi cho anh chiếc kính này vậy hả? Mắt anh hoàn toàn bình thường, có làm sao đâu?
- Nhưng tôi không thấy gì cả! Tối cứ như bưng ấy!
- Thế là anh bị quáng gà thôi, chứ chẳng có làm sao hết!
Lại uống thuốc, lại tiêm, lại kính mới... Bây giờ các vật ở xa trông lại hoá gần. Chân đáng lẽ leo lên tàu thuỷ, thì lại bước ngay xuống biển... Vì tàu chưa cập bến, nhưng trông cứ như đã ngay sát bờ. Không còn viên bác sĩ nào trong tỉnh là tôi chưa mò đến! Ông này bảo mắt phải tôi cận, mắt trái viễn thì ông khác nói ngược lại. Ông trước kêu bị loạn thị thì ông sau phán là bị đục nhân mắt. Đeo kính của cái ông bảo tôi bị đục nhân mắt, thì cái gì cũng xa màu xanh cả. Có ông còn đoán tôi bị chứng mù màu. Nhìn phía trước nhìn sang bên, nhìn xa nhìn gần, cái gì cũng biến thành hai, màu sắc lẫn hết. Đi trên đường thẳng mà tôi có cảm giác như bước xuống cầu thang, mỗi bậc cách nhau hàng bốn năm chục phân. Tôi cứ phải bước từng bước dài như lạc đà vậy.
Một lần, đang đi trên cầu, thế quái nào tôi bước hụt một cái, ngã lăn quay xuống dưới. Vì cứ tưởng những bậc cầu thấp hơn đến một mét. Cái kính bị văng đi làm tôi không nhìn thấy gì nữa. Cái gì cũng mờ mờ ảo ảo. Người ta đỡ tôi dậy:
- Cái kính của tôi đâu rồi? - Tôi hỏi.
Họ tìm thấy kính đưa cho tôi. Tôi đeo kính vào thì... Thánh Ala ơi!... Mọi vật bỗng trở nên sáng sủa rõ ràng quá ! Vật nào đúng vật nấy, rõ mồn một! Rõ như chưa bao giờ tôi có thể nhìn rõ vậy. Hay kính của người khác chăng? Không! Đích thị kính của tôi đây mà! Đúng gọng sừng to màu đen đây! Tôi sướng không sao tả được! Bây giờ thì đừng hòng tôi bước chân đến một anh bác sĩ mắt nào nhé! Tôi đã đọc được cả mấy dòng chữ nhỏ nhất trên báo và nhìn rõ cả tên chiếc tàu thuỷ đậu tít ngoài xa. Tôi đi về nhà, lòng vô cùng sung sướng.
- Kính của anh sao thế kia? - Vợ tôi hỏi.
- Làm sao?
Tôi bỏ kính ra xem. Ngón tay thò qua được cả lỗ gọng! Té ra mắt kính đã bị vỡ rơi mất rồi mà tôi không biết.
- Tại sao anh không đeo kính?
- Làm sao tôi phải đeo?
- Tuổi anh bây giờ là phải đeo rồi chứ còn sao nữa. Không đeo, đến lúc mắt hỏng nặng, không nhìn thấy gì đâu!
Từ lúc người bạn đó ra về, mắt tôi tự dưng mờ hẳn. Nhìn gần nhìn xa đều không rõ nữa.
Lâu nay tôi vẫn thầm mong cho tóc chóng rụng, cho trán hói đi. Rồi đeo thêm chiếc kính vào cho ra dáng trí thức. Vì tôi cho như thế là dấu hiệu của một anh trí thức. Ngay như anh bán thịt bây giờ mà để trán hói và mang kính vào, tôi cho trông cũng không khác gì giáo sư đại học! Nhưng cái mơ ước ấy của tôi không thực hiện được, vì tóc tôi mỗi ngày một dày thêm. Thế thì ít ra tôi cũng nên sắm cái kính mà đeo vậy. Ai nhìn thấy tôi, người ta phải bảo: bác học đấy!
Vậy là tôi đi khám đốc tờ. Khám xong, ông này bảo tôi:
- Anh bị cận thị! 1, 75 đi-ốp!
Theo đơn ông ta dặn, tôi sắm một cái kính. Nhưng cứ động đeo vào là tôi thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được. Thậm chí có lần, nói vô phép các bạn, tôi nôn thật! Nôn thốc nôn tháo, nôn ra cả mật xanh mật vàng. Không đeo thì không nhìn thấy gì, mà đeo thì tuy nhìn thấy được, nhưng lại bị cảm giác buồn nôn. Thật đúng là khổ!
Một ông bạn khác thương hại bảo tôi:
- Tôi có thể giới thiệu với anh một ông bác sĩ giỏi. Anh hãy đến ông ta khám xem!
Ông bác sĩ này xem mắt tôi, rồi xem chiếc kính.
- Thằng cha lang băm nào cho anh đơn mưa cái kính này thế? Có phải anh bị cận thị đâu!
- Thế tôi bị làm sao ạ?
- Viễn thị ! 2 đi-ốp!
Tôi lại mua kính mới. Đeo chiếc kính này tôi không còn thấy chóng mặt buồn nôn nữa, nhưng lúc nào cũng bị chảy nước mắt. Đâm ra mắt tôi lúc nào cũng đỏ hoe; như khóc ai vậy. Tôi bị cái cảm giác thương xót rất lạ. Cặp kính này chỉ có đeo để đi đưa đám là hợp.
Một ông bạn thân tỏ vẻ ái ngại cho tôi:
- Thế này thì cậu đến mù mất! Cậu phải đi khám bệnh viện nhà nước xem sao! ở đấy họ khám cẩn thận. Lại có giáo sư nhãn khoa nữa, chứ không như mấy ông bác sĩ tư!
Bệnh viện nhà nước quả là có khác thật : máy móc nhiều, mà dụng cụ cái gì cũng sáng loáng.
Tôi được một giáo sư khám. Tôi kể cho giáo sư nghe cái bất hạnh của tôi:
- Người thì bảo tôi là cận thị, người thì bảo là viễn thị!
Giáo sư giận lắm :
- Quân ngu! Anh không phải cân thị, cũng không phải viễn thị, mà là loạn thị!
Theo đơn của giáo sư, tôi mua đôi kính khác. Cặp kính này tôi đeo vừa lắm, trông cái gì cũng rõ. Phải mỗi tội bây giờ cái gì như cũng lùi hẳn ra xa. Mấy bức tường trong căn buồn tôi sống hàng chục năm nay dường như bị lùi xa đến hàng ba chục thước. Tôi giơ tay chực bắt tay người quen, nhưng không sao với tới được. Định viết, giấy đã chạy xa khỏi tay đến hai thước. Nhìn vật gì cũng thấy bé tí xíu. Người thì chỉ bằng hạt đậu ván... Nhưng hại nhất là tôi không ăn uống gì được. Vì vừa ngồi vào bàn là đĩa thức ăn đã chạy đi xa hai chục thước rồi. Mùi súp nóng bốc ngay dưỡi mũi, nhưng cứ cầm thìa chực múc, thì bát súp đã ở cách xa hàng hai mét! Tôi không ăn uống cử động gì được nữa. Một anh bạn phải dắt tay tôi đến một bác sĩ khác tốt nghiệp ở Mỹ về. Khám xét cẩn thận xong ông ta bảo tôi:
- Đứa nào cho anh đơn mua cái kính này đây? Đúng là đồ lang vườn dốt nát ! Anh cứ kiện lên phòng công tố cho nó bỏ mẹ!
- Thôi ! Cứ để thánh Ala trừng phạt hắn ! - Tôi nói.
Tôi lại thay kính mới. Bây giờ mắt tôi nhìn cái gì cũng hoá hai. Nhà tôi đang bảy người, bỗng nhiên thành mười bốn. Mỗi người lại có một người giống hệt mình. Thật tôi chưa bao giờ thấy chuyện lạ như vậy. Chả lẽ lại có những người giống nhau đến mức độ như thế hay sao? Vô lý quá! Nhìn xuống chân thì thấy bốn chiếc ủng, nhìn bàn tay thì thấy có mười ngón!
Tôi đến một ông bác sĩ khác. Ông này học ở Đức về.
- Ai bảo anh đeo kính này?
- Làm sao ạ?
- Sai chứ còn sao nữa!
Hoá ra một mắt tôi bị viễn, còn mắt kia thì cận. Vị danh y mới lại ghi cho tôi chiếc kính khác. Bây giờ tôi không phân biệt được sáng tối ưữa. Xung quanh tôi tối như hũ nút.
- Đứa dốt nào ghi cho anh chiếc kính này vậy hả? Mắt anh hoàn toàn bình thường, có làm sao đâu?
- Nhưng tôi không thấy gì cả! Tối cứ như bưng ấy!
- Thế là anh bị quáng gà thôi, chứ chẳng có làm sao hết!
Lại uống thuốc, lại tiêm, lại kính mới... Bây giờ các vật ở xa trông lại hoá gần. Chân đáng lẽ leo lên tàu thuỷ, thì lại bước ngay xuống biển... Vì tàu chưa cập bến, nhưng trông cứ như đã ngay sát bờ. Không còn viên bác sĩ nào trong tỉnh là tôi chưa mò đến! Ông này bảo mắt phải tôi cận, mắt trái viễn thì ông khác nói ngược lại. Ông trước kêu bị loạn thị thì ông sau phán là bị đục nhân mắt. Đeo kính của cái ông bảo tôi bị đục nhân mắt, thì cái gì cũng xa màu xanh cả. Có ông còn đoán tôi bị chứng mù màu. Nhìn phía trước nhìn sang bên, nhìn xa nhìn gần, cái gì cũng biến thành hai, màu sắc lẫn hết. Đi trên đường thẳng mà tôi có cảm giác như bước xuống cầu thang, mỗi bậc cách nhau hàng bốn năm chục phân. Tôi cứ phải bước từng bước dài như lạc đà vậy.
Một lần, đang đi trên cầu, thế quái nào tôi bước hụt một cái, ngã lăn quay xuống dưới. Vì cứ tưởng những bậc cầu thấp hơn đến một mét. Cái kính bị văng đi làm tôi không nhìn thấy gì nữa. Cái gì cũng mờ mờ ảo ảo. Người ta đỡ tôi dậy:
- Cái kính của tôi đâu rồi? - Tôi hỏi.
Họ tìm thấy kính đưa cho tôi. Tôi đeo kính vào thì... Thánh Ala ơi!... Mọi vật bỗng trở nên sáng sủa rõ ràng quá ! Vật nào đúng vật nấy, rõ mồn một! Rõ như chưa bao giờ tôi có thể nhìn rõ vậy. Hay kính của người khác chăng? Không! Đích thị kính của tôi đây mà! Đúng gọng sừng to màu đen đây! Tôi sướng không sao tả được! Bây giờ thì đừng hòng tôi bước chân đến một anh bác sĩ mắt nào nhé! Tôi đã đọc được cả mấy dòng chữ nhỏ nhất trên báo và nhìn rõ cả tên chiếc tàu thuỷ đậu tít ngoài xa. Tôi đi về nhà, lòng vô cùng sung sướng.
- Kính của anh sao thế kia? - Vợ tôi hỏi.
- Làm sao?
Tôi bỏ kính ra xem. Ngón tay thò qua được cả lỗ gọng! Té ra mắt kính đã bị vỡ rơi mất rồi mà tôi không biết.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)