Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Nói tầm bậy

Ông kia nói với con mày tao rồi cho con nói mày tao với ổng, thiên hạ chửi ổng quá xá. Buồn cười thiệt. Dĩ nhiên hồi xưa ở miền trong này người ta nói tao mày với nhau là bình thường tuy nhiên bậc nhỏ cũng không xưng hô với bậc lớn là tao mày. Từ khi có đảng dạy dỗ thì người ta thấy xưng hô tao mày nó giống như vô học, gớm ghiết gì đó phải xưng đồng chí mới có học, thấy mắc ói thiệt. Ngay cả mấy đứa cháu của ta, hỏi nó nói chuyện với bạn bè là gì thì nó kêu là cậu tớ, hay là bạn mình chớ không kêu tao mày, chắc được giáo dục là kêu tao mày cảm thấy giống đầu đường xó chợ, ta suýt chút sặc phun cơm ra khỏi miệng luôn, hehe. Cậu tớ có khác quái gì với tao mày đâu, chẳng qua đảng bắc kỳ hóa toàn dân này cho nên người ta thấy cậu tớ là hay ho, còn tao mày là giống giang hồ gì đó. Người ta bị đảng hóa, bắc kỳ hóa hết sạch luôn rồi mà người ta tưởng mình ngon. Kiểu như học tiếng China, coi mấy giáo trình HSK gì đó cứ có er er riết người ta tưởng nói tiếng China là phải cong cái lưỡi lên mới đúng tiếng China. tại ta học tùm lum chỗ, hổm rày mới lò mò coi thử theo HSK là ta học tới chừng nào nên mới thấy một đống er đó. Nói tiếp chuyện tao mày. Em ta có khi ta cũng kêu tao mày, má ta cũng đôi khi vui miệng cũng kêu con cái là tao mày đó nhưng con cái cấm có đứa nào xưng hô với má là tao mày, hehe. Chỉ là 1 phép gán thôi mà, nói riết thành quen thôi mà. Giống như con cái kêu ba má tiếng Pháp là tu và ba má cũng kêu con cái như vậy, nhưng người ta nói với người lớn tuổi khác là vous, tiếng Tây ban nha cũng vậy, ba má và con cái xưng hô qua lại cứ kêu là yo với tú nhưng người lớn xa lạ thì kêu là usted. Nghĩa là người ta phân biệt thân thiết hay không thân thiết để mà có thế bỏ qua thứ bậc hay không. Còn tiếng anh thì cứ i với you cho mau thấy khỏi lằng nhằng formal với informal, thân thiết với xa lạ chi cho mệt. Nghĩa là cứ đối diện với i là you còn kẻ thứ 3 không rõ thì mới phân biệt đực hay cái, còn nếu không biết thì cho luôn là đực, khỏi cãi nhau chi cho mệt. Tiếng China không biết người ta nói sao, ta đi China ta cứ wo với ni mà kêu, chưa nghe chửi bao giờ, hehe. Bữa nào hỏi thăm thử kêu theo kiểu gì. Tiếng Việt không chỉ rắc rối mà còn làm phân biệt rõ thứ bậc, nên phần nào nó cản trở sự suy nghĩ vượt rào, kiểu out of the box đó. Vậy muốn thử thì thay vì tao với mày thì gán cho nó cái từ gì đó, ví dụ ngôi thứ 1 là tata toto gì đó, ngôi thứ 2 là mama momo chẳng hạn, chớ kêu tao may hay tao mi thì giống thế nào cũng bị chửi tè le cho mà coi, thiếu gì cách, rồi cứ vậy mà mần. Cái gì cũng có ra đời, sống rồi chết, vấn đề là sống bao lâu thôi, chữ nghĩa cũng vậy chớ cho nên mới kêu là sinh ngữ, sau này đảng bắt kêu là ngôn ngữ ngoại ngữ, chẳng có cái gì sống mãi, chỉ có loại thần kinh mới cho người ta sống mãi.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét