Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Năm, 25 tháng 4, 2024

là 1 mạng người đó mà

Thiệt tình ta ít care  mấy vụ xét xử vì chỉ có thể biết cái không cần biết và không thể biết cái cần biết vậy thì biết để làm chi. Nhưng cái vụ chị Lan ( và Điệp) là cũng chỉ coi vài cảnh đối chất ở tòa được đưa lên mạng để coi năng lực của họ thực sự ra sao thôi từ đó đoán thằng nào giật dây con nào. Tình cở đọc đâu đó thấy thời gian kháng cáo gần hết ta mới coi thử xử các bị cáo với hình phạt gì, mới thấy có 1 tội tử hình và một đống tội ở tù. Thiệt tình ta nghĩ chẳng cần kháng cáo, chỉ cần làm đơn thưa tòa hoãn thi hành án tử trong vòng 5 năm để có thời gian khắc phục hậu quả, sau đó thì tùy kết quả đã khắc phục thì muốn tử hình hay gì gì thì tòa quyết cũng chưa muộn mà, còn thể hiện được nhân đạo nữa. Xin 5 năm để toà còn thể hiện quyền lực cho 3 năm thôi, chớ xin 3 năm thì tòa thể hiện quyền lực như thế nào, chẳng lẽ cho 1 năm.  Phải để tòa thể hiện quyền lực chớ. 3 cái tài sản đó đâu phải mớ rau, con cá hay nhà cấp 4 dễ bán ngay đâu.  Hơn nữa tiền bạc có giá, tôm cá vô chừng, ông bà ngày xưa nói vậy mà, giờ tiền bạc cũng vô chừng. Mấy building và một đống tài sản khác giá sổ sách hiện thời 10 đồng, lỡ phát mãi ra có thằng mua 12 đồng, trừ chi phí tòa, và mấy cái khác 0.5 đồng thì vẫn còn thu thêm được 1.5 đồng mà. Ai biết cha con nó kiếm đâu ra thằng  nhiều tiền hay rửa tiền gì đó mua giá 20 đồng luôn thì sao chớ hông chỉ 12 đồng. Chớ kháng cáo thì quan trên ngó xuống, người ta trông vào, thế giới nhìn vô lại cho là vô nhân đạo, hông linh động, gì gì đó thì toà mất mặt sao. Còn nếu xử lại giảm án thì cũng làm mất mặt tòa vì đó là 1 mạng người đó chớ hông phải chơi, nếu người ta không kháng cáo thì toà ra tay với 1 mạng người khi chứng cớ kết tội yếu thì quá kinh khủng.   

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

Chỉ là nói cho vui miệng thôi

Thấy mấy người ăn kiêng cái này, kiêng cái kia, rồi nói ăn chất tinh bột, chất đạm, chất béo gì đó nhưng rồi ta thấy họ đi ăn ngoài, gọi giao hàng, ăn đồ ăn chế biến sẵn. ta cũng chẳng hiểu ra sao. Thiệt tình nếu muốn kiểm soát đồ ăn đưa vào miệng thì chỉ có cách hạn chế ăn bên ngoài, hạn chế ăn đồ chế biến sẵn, và nhất thiết phải tự mình nấu hoặc có người nấu thì phải đọc recette mới biết là mình ăn cái gì. Ví dụ như người kia kêu ít ăn trứng, ta hỏi chị tự nấu ăn hả, tự làm bánh hả. Họ kêu đâu mà siêng vậy. Ta nói là bún riêu cũng có trứng, ra tiệm ăn mì ai biết người ta dùng mì trứng nấu cho chị ăn hay không, ăn bánh bông lan cũng có trứng, bánh mà cầm lên nhẹ thì trứng nhiều, cầm lên nặng thì bơ nhiều. Nói chung là trứng dùng nhiều trong nhà bếp lắm. Ngay cả chị ăn thực phẩm chế biến trên đó có ghi một đống thành phần có bao giờ chị đọc không, em e rằng 99% người ăn sẽ không đọc cái này, hay có đọc cũng hông hiểu. 

Vô văn hóa

Bình thường bên điện lực nếu chưa trả tiền điện thì nó gửi tin nhắn trong vòng bao nhiêu tiếng đó mà không trả tiền thì nó cắt điện. Còn nếu sau thời gian đó mà vẫn chưa trả tiền thì đúng là nhân viên tới cắt thiệt. Nhưng không phải tất cả mọi nhân viên như vậy, có mấy người dễ thương thiệt luôn. Họ tới nhà đưa phiếu và hỏi anh/ chị chưa đóng tiền nên sẽ cắt điện, vậy giờ anh chị chạy nộp tiền luôn đi để khỏi cắt, vì họ nghĩ rằng nhiều khi người ta quên, mà cái vụ quên này là chuyện bình thường, nói chung phần lớn gia chủ sẽ nộp tiền ngay. Đó là EVN 1 mình 1 chợ mà còn đàng hoàng nghen. Đằng này Vinaf*k hông phải 1 mình 1 chợ mà nó chơi tệ hơn EVN nhiều. Nó cũng nhắc nhở đóng tiền nhưng người ta hông đóng tiền nó cắt bụp luôn, chớ hông nhắc nhở và có thời gian gia hạn và hạn chót như EVN. Dù EVN là độc quyền nhưng nó hành xử còn có văn hoá hơn Vinaf*k nhiều. Trong khi Vinaf*k là kinh doanh trong lãnh vực liên quan tới văn hóa mà nó hành xử như lưu manh. Vừa ăn cắp tiền cước vừa lưu manh như vậy. Chuẩn mực văn hóa như vậy cho nên hông biết nhân viên nơi đó văn hoá ra sao nữa. 

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2024

Gì cũng được, chỉ là cái để thấy bản chất của người đó thôi

Thấy cái chuyện một tỷ lệ không nhỏ gen z mặc đồ ngủ đi làm, mổi người nói 1 ý. Thiệt tình ta hông care ba cái chuyện mặc gì đi làm, thậm chí mặc gì đi ra đường vì nó chỉ là điều cho thấy bản chất của người đó chớ đâu có liên quan tới ta, cho nên ta chẳng care, chỉ trừ phi là nhân viên của ta đến chỗ ta làm việc thôi. 

Tóc tai, trang phục, phụ kiện... là những cái có thể nhìn thấy phần nào đó bản chất của 1 con người. Đối với ta chỉ cần gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự và đẹp. Cái khái niệm đẹp thì mênh mông vô cùng, tùy thuộc vào thẩm mỹ cũng như những kiến thức khác của người mặc. Hông đẹp được thì đừng nên làm bẩn mắc người nhìn. Đừng có nhăn nhúm, xộc xệch, dơ dáy, bầy hầy, khoe hàng không đúng nơi, đúng chỗ. Mặc bikini ở bãi biển thì bình thường, trên sàn catwalk cũng bình thường nhưng trên máy bay là điều bất thường, nếu còn có thêm những hành động uốn éo gì đó thì có thể giống như biến thái. Bên canh việc ăn mặc thì tác phong cũng cần phù hợp. Vậy cho nên nếu mặc pijama đi làm thì đầu bù tóc rối mới hợp hơn và ngồi làm  việc ngáp ngắn ngáp dài, dụi mặt vì buồn ngủ cũng hông sao. Vậy mới hợp.   

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

là điều tất nhiên thôi mà

Thấy cái vụ chị Lan (và Điệp) lấy tiền của SCB để làm ăn rồi cho người này người kia như trẻ con xé giấy làm tiền giả chơi đồ hàng rồi cho qua cho lại nghĩ lẩn thẩn. Tiền của bank là tiền từ khách hàng ký gửi vô đó, nghĩa là ký danh chớ hông phải vô danh, vậy mà cha con nó thản nhiên lấy tiêu xài tầm bậy tầm bạ như lượm mớ giấy ngoài đường xài vậy. Vậy cho nên mấy cái gọi là vô danh giống như cái gì đó gọi là sở hữu toàn dân  do nhà nước quản lý, là tài sản vô danh thì cha con nó lấy chia nhau xài là chuyện không có gì khó hiểu. Tài sản ký danh có luật, có quy dịnh, có ban bệ mà còn thản nhiên chia nhau xài vung xài vít thì tài sản vô danh hông chia nhau xài mới là chuyện lạ.  

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2024

Suốt ngày coi review

Thấy mạng mẽo, media tiếng Việt nói xe điện China chạy đầy đường châu Âu, thấy mắc mệt vì suốt ngày nghe ba cái đồ nhảm nhí. Chịu khó google cái để coi xe điện China xuất sang châu Âu đang nằm ở đâu. Thiệt tình ta cũng chẳng care mấy cái này vì nó là vĩ mô so với tầm cỡ của ta nhưng ta vẫn nói là bởi vì nó liên quan tới nhận thức, kiến thức, khả năng đọc hiểu và một đống cái khác nữa. Cần hiểu rõ là ở EU hệ thống giao thông công cộng rất tốt. Ví dụ ở Pháp metro có từ năm 1900. TGV có từ những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ta nhớ cái này là bởi vì ta học tiếng Pháp hồi phổ thông những năm 80 ta có học mấy bài về train à grande vitesse, thầy giaó cho đọc thêm cho học sinh giỏi chớ tiếng Pháp phổ thông hồi thời đó chỉ học về đánh Pháp, đánh Mỹ và xây dựng xhcn thôi. Còn hàng không, đường thủy... cũng có lịch sử lâu đời và rất tiện dụng. Có thể coi như giao thông công cộng là điều hiển nhiên đến nỗi người dân hông thèm để ý. Hơn nữa một số phương tiện còn có chính sách miễn phí cho một số đối tượng nữa. Nếu 1 ngày đẹp trời tất cả hệ thống giao thông công cộng đều ngừng hoạt động thì cả nước Pháp chắc giống như rơi vào tình trạng chiến tranh hoặc tệ hơn cả lockdown như thời Covid. Nhưng vẫn có xe hơi chạy đầy đường vì là phương tiện cá nhân, cho nên sẽ mang đến thuận tiện. Nhưng sự thuận tiện cũng bị hạn chế là giá xăng sẽ cao hơn mấy xứ khác, có thể có phí cao để có thể chạy xe, vì hệ thống gioa thông công cộng rất tốt nên mày muốn sử dụng giao thông cá nhân thì mày phải trả tiền cao hơn, có thể kẹt xe. và các hãng xe hơi ở EU không phải nhiều mà rất là nhiều. Cho nên xe điện muốn chạy được ở Pháp chẳng hạn thì cần rất nhiều thứ, trạm sạc, chất lượng xe phải tốt, nhất là cái từ made in China làm người ta liên tưởng đến chất lượng không rõ. Cho nên để xe điện made in China, brand of China lăn bánh bon bon trền đường phố Pháp không phải là 1 việc đơn giản như ăn kẹo. Có thể là đại lý nhập xe theo kiểu China ký gửi hàng, bán được mới trả tiền thì đại lý ok, mày cứ chở tới đây tao sắp xếp cho. Nhưng rốt cuộc người bán cũng chẳng sắp xếp được chỗ để trưng bày xe hay bãi để xe. nên xe chất đống ở cảng hay những nơi gần đó. Và người ta chỉ đọc được số xe điện China xuất qua châu Âu từ những con số thống kê chớ người ta không đọc được số lượng xe điện China lăn bánh ở châu Âu. Kiểu đọc review chớ hông coi nguyên cuốn sách. Ở Mỹ thì giao thông công cộng lại không phát triển như ở Pháp, etc. Nhiều lý do, như diện tích quá rộng, đặc tính của người dân... Nhưng tại sao nó hông đổ xe qua Mỹ như vậy. Bữa nào rảnh nghiên cứu thêm rồi nói vì ta ghét nhất cái kiểu đọc một mớ review rồi phân tích một cuốn sách. 

**

Coi thêm cái này chơi: https://www.geo.fr/geopolitique/de-gigantesques-parkings-fantomes-de-voitures-electriques-chinoises-aux-portes-de-leurope-219684

Còn cả mớ thông tin trên mạng, chịu khó google ra cả đống


Thứ Tư, 10 tháng 4, 2024

Lại nói nhảm nữa nè

Bữa nói chuyện, mấy người kêu đọc phật pháp, kêu coi kinh thánh,  kêu tùm lum gì đó, ta cũng chẳng buồn mở miệng. Nói tùm lum gì đó ta nghe mắc mệt nên nói cần gì coi ba cái đó cho mệt, tui chỉ có 1 câu tụng tới tụng lui, cứ ráng làm theo nó là đủ tiêu chuẩn lên thiên đường. Họ hỏi câu gì. Ta nói kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân. nghĩa là điều gì mình hông muốn thì đừng làm cho người khác. này nói thì dễ nhưng làm thì hông dễ như ăn chay đâu. Còn nếu theo quài hông được thì thì làm ngược lại, cái gì mình hông muốn thì làm ngay cho thằng mình ghét để nó tức chơi, hahaha. Thấy nó tức mình là sướng nà, còn hậu quả sau đó tính sau. Nghĩ nhiều chi cho mệt vậy kà, hehe.