Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2024

Que sera sera

Thấy cái vụ Bytedance không bán Tiktok vì đó là liên quan tới thuật toán của cả công ty, là liên quan tới Douyin ở China nữa, thấy mắc cười. Thiệt tình ta chẳng dùng Tiktok, chỉ vì cái tên của nó chớ chẳng vì lý do gì, nghe như trò trẻ con dùng cho mấy đứa con nít hay người lớn có đầu óc con nít. Đôi lúc có vài link share trên mạng về một số cái liên quan tới chính trị ta cũng coi. Ngay cả trong máy tính, điện thoại có sẵn tiktok ta cũng remove luôn vì hông xài. Hông chỉ tiktok, cái app nào ta hông xài ta remove sạch. Một ngày có 24 tiếng đồng hồ, ngủ tới 8 tiếng còn 16 tiếng là làm việc, ăn uống, làm việc nhà, nghỉ ngơi, đi chợ, mua sắm, coi phim, đi chơi, coi tin tức, coi sách, học thêm cái gì đó thì còn thấy thiếu thời gian nữa nói chi lướt mạng. Còn thiếu thời gian không làm gì để mà suy nghĩ chớ. Khi mà chỉ nạp thông tin và không để thời gian suy nghĩ thì lúc đó cái đầu của người ta bị điều khiển mất tiêu rồi, vì họ chỉ "thực hiện cái việc  suy nghĩ" theo như những cái mà họ nạp vô đầu chớ họ thực sự không suy nghĩ, vậy không bị điều khiển là gì nữa. Khi mà nhét quá nhiều thông tin nhảm nhí vào đầu thì dần dần con người ta cũng sẽ trở nên nhảm nhí và họ sẽ không cảm thấy điều đó, vì nó thay dổi dần dần, mỗi ngày 1 chút, vài ba năm sau họ trở nên vô cùng nhảm nhí mà họ không hề biết là mình nhảm nhí như thế nào. Lúc đó thì đã muộn rồi. Kiểu gabage in gabage out. Ta mắc cười bởi vì nếu người ta mua Tiktok hông phải họ mua thuật toán, tuy nó có ưu việt gì đó nhưng không quan trọng mà chỉ là mua lượng người dùng Tiktok thôi. Chẳng qua nó làm màu để nâng giá. Nếu nó bỏ Tiktok thì một hãng nào đó nhảy vô ôm lượng khách này ngay. Chẳng hạn Thái lan mua hãng bia Sài gòn hông phải vì bia ngon, hợp gout với dân mà nó mua hệ thống phân phối và lượng khách hàng bia Sài gòn thôi, và hơn nữa khỏi phải cạnh tranh mắc công. Giờ hỏi mấy ông nhậu coi lượng người uống bia Sài gòn bi giờ như thế nào là biết ngay. Hù kẻ non gan thôi. 

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2024

là 1 mạng người đó mà

Thiệt tình ta ít care  mấy vụ xét xử vì chỉ có thể biết cái không cần biết và không thể biết cái cần biết vậy thì biết để làm chi. Nhưng cái vụ chị Lan ( và Điệp) là cũng chỉ coi vài cảnh đối chất ở tòa được đưa lên mạng để coi năng lực của họ thực sự ra sao thôi từ đó đoán thằng nào giật dây con nào. Tình cở đọc đâu đó thấy thời gian kháng cáo gần hết ta mới coi thử xử các bị cáo với hình phạt gì, mới thấy có 1 tội tử hình và một đống tội ở tù. Thiệt tình ta nghĩ chẳng cần kháng cáo, chỉ cần làm đơn thưa tòa hoãn thi hành án tử trong vòng 5 năm để có thời gian khắc phục hậu quả, sau đó thì tùy kết quả đã khắc phục thì muốn tử hình hay gì gì thì tòa quyết cũng chưa muộn mà, còn thể hiện được nhân đạo nữa. Xin 5 năm để toà còn thể hiện quyền lực cho 3 năm thôi, chớ xin 3 năm thì tòa thể hiện quyền lực như thế nào, chẳng lẽ cho 1 năm.  Phải để tòa thể hiện quyền lực chớ. 3 cái tài sản đó đâu phải mớ rau, con cá hay nhà cấp 4 dễ bán ngay đâu.  Hơn nữa tiền bạc có giá, tôm cá vô chừng, ông bà ngày xưa nói vậy mà, giờ tiền bạc cũng vô chừng. Mấy building và một đống tài sản khác giá sổ sách hiện thời 10 đồng, lỡ phát mãi ra có thằng mua 12 đồng, trừ chi phí tòa, và mấy cái khác 0.5 đồng thì vẫn còn thu thêm được 1.5 đồng mà. Ai biết cha con nó kiếm đâu ra thằng  nhiều tiền hay rửa tiền gì đó mua giá 20 đồng luôn thì sao chớ hông chỉ 12 đồng. Chớ kháng cáo thì quan trên ngó xuống, người ta trông vào, thế giới nhìn vô lại cho là vô nhân đạo, hông linh động, gì gì đó thì toà mất mặt sao. Còn nếu xử lại giảm án thì cũng làm mất mặt tòa vì đó là 1 mạng người đó chớ hông phải chơi, nếu người ta không kháng cáo thì toà ra tay với 1 mạng người khi chứng cớ kết tội yếu thì quá kinh khủng.   

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

Chỉ là nói cho vui miệng thôi

Thấy mấy người ăn kiêng cái này, kiêng cái kia, rồi nói ăn chất tinh bột, chất đạm, chất béo gì đó nhưng rồi ta thấy họ đi ăn ngoài, gọi giao hàng, ăn đồ ăn chế biến sẵn. ta cũng chẳng hiểu ra sao. Thiệt tình nếu muốn kiểm soát đồ ăn đưa vào miệng thì chỉ có cách hạn chế ăn bên ngoài, hạn chế ăn đồ chế biến sẵn, và nhất thiết phải tự mình nấu hoặc có người nấu thì phải đọc recette mới biết là mình ăn cái gì. Ví dụ như người kia kêu ít ăn trứng, ta hỏi chị tự nấu ăn hả, tự làm bánh hả. Họ kêu đâu mà siêng vậy. Ta nói là bún riêu cũng có trứng, ra tiệm ăn mì ai biết người ta dùng mì trứng nấu cho chị ăn hay không, ăn bánh bông lan cũng có trứng, bánh mà cầm lên nhẹ thì trứng nhiều, cầm lên nặng thì bơ nhiều. Nói chung là trứng dùng nhiều trong nhà bếp lắm. Ngay cả chị ăn thực phẩm chế biến trên đó có ghi một đống thành phần có bao giờ chị đọc không, em e rằng 99% người ăn sẽ không đọc cái này, hay có đọc cũng hông hiểu. 

Vô văn hóa

Bình thường bên điện lực nếu chưa trả tiền điện thì nó gửi tin nhắn trong vòng bao nhiêu tiếng đó mà không trả tiền thì nó cắt điện. Còn nếu sau thời gian đó mà vẫn chưa trả tiền thì đúng là nhân viên tới cắt thiệt. Nhưng không phải tất cả mọi nhân viên như vậy, có mấy người dễ thương thiệt luôn. Họ tới nhà đưa phiếu và hỏi anh/ chị chưa đóng tiền nên sẽ cắt điện, vậy giờ anh chị chạy nộp tiền luôn đi để khỏi cắt, vì họ nghĩ rằng nhiều khi người ta quên, mà cái vụ quên này là chuyện bình thường, nói chung phần lớn gia chủ sẽ nộp tiền ngay. Đó là EVN 1 mình 1 chợ mà còn đàng hoàng nghen. Đằng này Vinaf*k hông phải 1 mình 1 chợ mà nó chơi tệ hơn EVN nhiều. Nó cũng nhắc nhở đóng tiền nhưng người ta hông đóng tiền nó cắt bụp luôn, chớ hông nhắc nhở và có thời gian gia hạn và hạn chót như EVN. Dù EVN là độc quyền nhưng nó hành xử còn có văn hoá hơn Vinaf*k nhiều. Trong khi Vinaf*k là kinh doanh trong lãnh vực liên quan tới văn hóa mà nó hành xử như lưu manh. Vừa ăn cắp tiền cước vừa lưu manh như vậy. Chuẩn mực văn hóa như vậy cho nên hông biết nhân viên nơi đó văn hoá ra sao nữa. 

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2024

Gì cũng được, chỉ là cái để thấy bản chất của người đó thôi

Thấy cái chuyện một tỷ lệ không nhỏ gen z mặc đồ ngủ đi làm, mổi người nói 1 ý. Thiệt tình ta hông care ba cái chuyện mặc gì đi làm, thậm chí mặc gì đi ra đường vì nó chỉ là điều cho thấy bản chất của người đó chớ đâu có liên quan tới ta, cho nên ta chẳng care, chỉ trừ phi là nhân viên của ta đến chỗ ta làm việc thôi. 

Tóc tai, trang phục, phụ kiện... là những cái có thể nhìn thấy phần nào đó bản chất của 1 con người. Đối với ta chỉ cần gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự và đẹp. Cái khái niệm đẹp thì mênh mông vô cùng, tùy thuộc vào thẩm mỹ cũng như những kiến thức khác của người mặc. Hông đẹp được thì đừng nên làm bẩn mắc người nhìn. Đừng có nhăn nhúm, xộc xệch, dơ dáy, bầy hầy, khoe hàng không đúng nơi, đúng chỗ. Mặc bikini ở bãi biển thì bình thường, trên sàn catwalk cũng bình thường nhưng trên máy bay là điều bất thường, nếu còn có thêm những hành động uốn éo gì đó thì có thể giống như biến thái. Bên canh việc ăn mặc thì tác phong cũng cần phù hợp. Vậy cho nên nếu mặc pijama đi làm thì đầu bù tóc rối mới hợp hơn và ngồi làm  việc ngáp ngắn ngáp dài, dụi mặt vì buồn ngủ cũng hông sao. Vậy mới hợp.   

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

là điều tất nhiên thôi mà

Thấy cái vụ chị Lan (và Điệp) lấy tiền của SCB để làm ăn rồi cho người này người kia như trẻ con xé giấy làm tiền giả chơi đồ hàng rồi cho qua cho lại nghĩ lẩn thẩn. Tiền của bank là tiền từ khách hàng ký gửi vô đó, nghĩa là ký danh chớ hông phải vô danh, vậy mà cha con nó thản nhiên lấy tiêu xài tầm bậy tầm bạ như lượm mớ giấy ngoài đường xài vậy. Vậy cho nên mấy cái gọi là vô danh giống như cái gì đó gọi là sở hữu toàn dân  do nhà nước quản lý, là tài sản vô danh thì cha con nó lấy chia nhau xài là chuyện không có gì khó hiểu. Tài sản ký danh có luật, có quy dịnh, có ban bệ mà còn thản nhiên chia nhau xài vung xài vít thì tài sản vô danh hông chia nhau xài mới là chuyện lạ.  

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2024

Suốt ngày coi review

Thấy mạng mẽo, media tiếng Việt nói xe điện China chạy đầy đường châu Âu, thấy mắc mệt vì suốt ngày nghe ba cái đồ nhảm nhí. Chịu khó google cái để coi xe điện China xuất sang châu Âu đang nằm ở đâu. Thiệt tình ta cũng chẳng care mấy cái này vì nó là vĩ mô so với tầm cỡ của ta nhưng ta vẫn nói là bởi vì nó liên quan tới nhận thức, kiến thức, khả năng đọc hiểu và một đống cái khác nữa. Cần hiểu rõ là ở EU hệ thống giao thông công cộng rất tốt. Ví dụ ở Pháp metro có từ năm 1900. TGV có từ những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ta nhớ cái này là bởi vì ta học tiếng Pháp hồi phổ thông những năm 80 ta có học mấy bài về train à grande vitesse, thầy giaó cho đọc thêm cho học sinh giỏi chớ tiếng Pháp phổ thông hồi thời đó chỉ học về đánh Pháp, đánh Mỹ và xây dựng xhcn thôi. Còn hàng không, đường thủy... cũng có lịch sử lâu đời và rất tiện dụng. Có thể coi như giao thông công cộng là điều hiển nhiên đến nỗi người dân hông thèm để ý. Hơn nữa một số phương tiện còn có chính sách miễn phí cho một số đối tượng nữa. Nếu 1 ngày đẹp trời tất cả hệ thống giao thông công cộng đều ngừng hoạt động thì cả nước Pháp chắc giống như rơi vào tình trạng chiến tranh hoặc tệ hơn cả lockdown như thời Covid. Nhưng vẫn có xe hơi chạy đầy đường vì là phương tiện cá nhân, cho nên sẽ mang đến thuận tiện. Nhưng sự thuận tiện cũng bị hạn chế là giá xăng sẽ cao hơn mấy xứ khác, có thể có phí cao để có thể chạy xe, vì hệ thống gioa thông công cộng rất tốt nên mày muốn sử dụng giao thông cá nhân thì mày phải trả tiền cao hơn, có thể kẹt xe. và các hãng xe hơi ở EU không phải nhiều mà rất là nhiều. Cho nên xe điện muốn chạy được ở Pháp chẳng hạn thì cần rất nhiều thứ, trạm sạc, chất lượng xe phải tốt, nhất là cái từ made in China làm người ta liên tưởng đến chất lượng không rõ. Cho nên để xe điện made in China, brand of China lăn bánh bon bon trền đường phố Pháp không phải là 1 việc đơn giản như ăn kẹo. Có thể là đại lý nhập xe theo kiểu China ký gửi hàng, bán được mới trả tiền thì đại lý ok, mày cứ chở tới đây tao sắp xếp cho. Nhưng rốt cuộc người bán cũng chẳng sắp xếp được chỗ để trưng bày xe hay bãi để xe. nên xe chất đống ở cảng hay những nơi gần đó. Và người ta chỉ đọc được số xe điện China xuất qua châu Âu từ những con số thống kê chớ người ta không đọc được số lượng xe điện China lăn bánh ở châu Âu. Kiểu đọc review chớ hông coi nguyên cuốn sách. Ở Mỹ thì giao thông công cộng lại không phát triển như ở Pháp, etc. Nhiều lý do, như diện tích quá rộng, đặc tính của người dân... Nhưng tại sao nó hông đổ xe qua Mỹ như vậy. Bữa nào rảnh nghiên cứu thêm rồi nói vì ta ghét nhất cái kiểu đọc một mớ review rồi phân tích một cuốn sách. 

**

Coi thêm cái này chơi: https://www.geo.fr/geopolitique/de-gigantesques-parkings-fantomes-de-voitures-electriques-chinoises-aux-portes-de-leurope-219684

Còn cả mớ thông tin trên mạng, chịu khó google ra cả đống


Thứ Tư, 10 tháng 4, 2024

Lại nói nhảm nữa nè

Bữa nói chuyện, mấy người kêu đọc phật pháp, kêu coi kinh thánh,  kêu tùm lum gì đó, ta cũng chẳng buồn mở miệng. Nói tùm lum gì đó ta nghe mắc mệt nên nói cần gì coi ba cái đó cho mệt, tui chỉ có 1 câu tụng tới tụng lui, cứ ráng làm theo nó là đủ tiêu chuẩn lên thiên đường. Họ hỏi câu gì. Ta nói kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân. nghĩa là điều gì mình hông muốn thì đừng làm cho người khác. này nói thì dễ nhưng làm thì hông dễ như ăn chay đâu. Còn nếu theo quài hông được thì thì làm ngược lại, cái gì mình hông muốn thì làm ngay cho thằng mình ghét để nó tức chơi, hahaha. Thấy nó tức mình là sướng nà, còn hậu quả sau đó tính sau. Nghĩ nhiều chi cho mệt vậy kà, hehe. 

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2024

Xã hội này bịnh thiệt

Thấy Meta bán tin nhắn của người dùng cho Netflix và Spotify, trước đó nó đã bán data cho bên nào đó, là những vụ lớn, chớ nhỏ nhỏ chắc cả đống rồi mà cũng chẳng ai biết, thấy kinh tởm thiệt. Hồi xưa khi coi thấy nó bán data thì biết vậy chớ cũng chẳng biết nó bán data gồm những thông tin gì. Dĩ nhiên nó phải cho phép bên mua chọc vô server của nó để lấy chớ nếu nó kêu nó làm đóng gói rồi bán thì có điên mới mua vì không thể kiểm chứng là data thiệt hay fake. Từ lúc đó ta đã thấy tởm rồi. Giờ thấy bán tin nhắn cho Netflix và Spotify, ta thấy mắc ói luôn. Giống bọn rình nghe trộm rồi đi báo để ăn tiền thưởng. Người ta nói mấy đứa rình nhìn trộm qua phòng tắm người ta là bọn biến thái. Còn Facebook, Netflix, Spotify cũng chẳng khác gì, sợ còn còn tởm hơn đám biến thái luôn. Chẳng hiểu tiêu chuẩn đạo đức của những con người ở mấy đám này là như thế nào luôn. Gần như mọi thứ đều có những rules để điều chỉnh hành vi con người. Có những cái luật này không điều chỉnh được thì luật khác điều chỉnh, có những cái mà không thể vận dụng mọi điều luật để điều chỉnh thì còn 1 luật loại khác đó là những giá trị văn hóa, giáo dục điều chỉnh. Đụng tới cái này thì mênh mông. Phụ thuộc vào giáo dục mà họ nhận được, phụ thuộc vào nhận thức về văn hoá mà họ nhận được, cho nên rất khó đánh giá. Ví dụ đậu xe chẳng hạn, nếu luật giao thông không điểu chỉnh vì có thể đậu xe nơi đó thì luật khác có thể điều chỉnh như luật dân sự, vì nó cản trở lối người ta vào nhà họ, cho nên họ có thể kêu xe cẩu tới cẩu cái xe hơi đó đi, tự hãng sẽ liên hệ với mày để thông báo địa chỉ cùng số tiền phí để tới đó lấy về chớ tao hông có trách nhiệm, đó là những xứ văn minh, còn những xứ kém văn minh thì có vô vàn cách, nếu có văn hóa thì dán trên kiếng sorry vì sự bất tiện, vui lòng gọi giùm số điện thoại 123456789 nào đó hoặc người ta sẽ tự xử bằng nhiều cách, coi trên google thì biết liền, đó là  văn hoá có chức năng điều chỉnh hành vi khi thiếu vắng những điều luật điều chỉnh hành vi con người ta. Nhớ hồi lâu coi cái phim gì đó của Hàn quốc, cô kia mới vô bán hàng ở cửa hiệu dành cho giới nhà giàu, có mấy mẹ nhà giàu thượng lưu gì đó vô mua hàng mà cư xử còn tệ hơn đám lưu manh, sau đó đồng nghiệp hay sếp của cổ gì đó ta hông nhớ mới nói với cổ đại khái là không phải phu nhân nào cũng là quý bà cao quý, cho nên phải biết cách cư xử cho khôn khéo. Hông phải cứ tỷ phú, triệu phú nào cũng có đạo đức đáng ngưỡng mộ, họ nói cái gì là học theo ngay, coi chừng lầm to. Hông chỉ ở xứ man di mọi rợ mà mấy xứ văn minh cũng không thiếu loại tào lao xịt bợp, vô văn hoá, vô đạo đức, vô liêm sỉ. Đừng có cứ mất cơm nghi đứa đói, mất gói nghi đứa nghèo. Nhà giàu cũng bịnh hoạn đầy ra đó.

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2024

tà giáo

Tình cờ thấy trên mạng nhà sư đi khất thực bị gây khó khăn gì đó. Ta nói là nhà sư vì thấy da đen nhẻm, đầu đội trời, chân đạp đất đúng là nhà sư thiệt. Chớ mấy người ở chùa toàn mang giày tây bóng lộn. Nhớ hồi đi Myanmar, vô chùa nào cũng phải để giày dép ngay ngoài cổng chùa, giới sư sãi trong chùa là đi chân không từ ngoài sân tới trong nhà. Nghĩa là trong địa phận chùa là đi chân không, ai thích thì vô ai hông thích thì khỏi vô. Đôi lúc gặp họ đi ngoài đường ta cũng thấy kiểu đầu đội trời, chân đạp đất. Ta hông quen đi chân không, ngay cả ở trong nhà ta cũng mang dép cho nên mới đi mấy bữa về đã thấy chân sưng lên. Chớ hông như ở VN, chỉ có trong sảnh mới đi chân không, chớ ngoài sân cũng mang giày dép hết. Nghe mấy người kể có mấy người ở VN qua Myanmar tu nhưng chịu khổ không nổi nên đã quay lại VN để tu. 

Kỳ lạ thiệt. Xứ người ta tà giáo, tôn giáo có phân biệt rõ ràng. Xứ này hông thấy ai phân tích như thế nào là tà gíao, như thế nào tôn giáo. Đừng nói bậy bạ là bởi tà giáo chiếm thế thượng phong nghen. Sao nhà nước hông mở ngành đào tạo thần học ở cấp đại học. Cũng là nhu cầu thiết thực của xã hội mà. Chớ nhiều ngành học ở đại học ế quá rồi. 

Đầu ta toàn nghĩ tùm lum, hehe

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024

Khùng thiệt

Giờ thiên hạ khùng hết trơn. Hôi xưa có bịnh thì đi chữa bịnh. Giờ có cái vụ chữa lành mới ghê, là gì ta hỏng hiểu luôn. Đang yên đang lành đòi đi chữa. Nhớ chuyện cười. Bác sĩ kia được giới thiệu là nhà phẩu thuật rất giỏi, có lần ổng mổ cho ông nhà giàu kia lấy 2 triệu USD. Sinh viên hỏi bác sĩ mổ cái gì vậy. Ổng trả lời, mổ lấy 2 triệu $$ chớ mổ gì, sao hỏi quài zậy. Rồi đi đâu cũng nghe buông bỏ. Có lần mấy người kêu buông bỏ. ta chọc, có cái quái gì trong tay đâu mà bày đặt buông với bỏ, phải có gì đáng giá trong tay mới buông bỏ chớ. Họ giải thích là bỏ mấy cái tham sân si gì đó. Ta mắc cười, ba cái xấu xa đó thì bỏ là đúng rồi, có gì mà rêu rao tùm lum hoài, chứng tỏ mấy người mở miệng buông bỏ toàn là những người tham sân si đủ cả hông thiếu cái gì. Mà xung quanh toàn khùng thì khùng lại là bình thườngh, mấy người như ta mới không bình thường.
Xã hội bịnh hoạn vì có những con người bịnh hoạn. 

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2024

Lực bất tòng tâm

Coi thấy heo nhập khẩu giá có 55k/ ký trong khi heo hơi giá trong nước nuôi giá tới trên dưới 60k/ ký nghĩ tới mấy vụ kiện bán phá giá. Thường người ta chỉ nói chung chung gì đó chớ hông dám nói kỹ. Đối với một số mặt hàng nông thủy sản thì bị kiện thì chấp nhận vậy thôi, vì bản chất là kinh tế xhcn thì thôi khỏi cãi. Vì nông dân ở Mỹ là vua, nông dân ở Pháp là hoàng thái hậu luôn chớ hông phải vua. cho nên chính quyền họ dù có bảo hộ nông dân thì VN không bao giờ kiện được vì bản chất kinh tế xứ người là kinh tế thị trường, còn kinh tế xứ này là kinh tế xhcn cho nên chấp nhận vậy thôi. Thỉnh thoảng thắng được thì hên xui thôi, hehe. Còn nếu muốn kiện thì phải chuyển đổi nền kinh tế thành thị trường. Không thể có kinh tế thị trường trong một thể chế như vậy được. Nên không cần quan tâm. Còn những cái phi nông thủy sản ~ là hàng chế biến, công nghiệp khác thực chất chỉ gần như là giúp China đi đường vòng qua Mỹ thôi. Cái này thì có thể thay đổi được nhưng thực sự cũng khó thay đổi. Bởi vì bản chất của 1 xã hội được xây dựng trên nền tảng giả dối, gian lận, che đậy được tới khi nào bị lật tẩy thì thôi cho nên con người cũng nhận thức và hành xử kiểu vậy thôi.

Người ta thường cho rằng không quan trọng nhưng nếu nó xảy ra hoài thì rất xấu. Uy tín sẽ không còn nữa. Mà trong mọi quan hệ cũng như giao dịch thì uy tín là vấn đề quan trọng nhất để đảm bảo mối quan hệ đó tốt đẹp và dài lâu. Cho nên sẽ gây nên tình trạng nằm không cũng trúng đạn. Nghĩa là bất cứ doanh nghiệp nào khác khi muốn đặt quan hệ với xứ người cũng sẽ bị nhìn bằng con mặt nghi ngờ, kiểu nó ở xứ đó thì khả năng nó gian lận là rất lớn vì standards và rules không có chức năng ngăn ngừa gian lận và dối trá. Có thể hiểu ngầm là nó khuyến khích cũng được. 

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2024

Ăn cắp quen tay ngủ ngày quen mắt

Vinaf*k tính tiền cước rất gian lận. Ta xài cước trả sau. Xài nhiều mà nên có điểm thưởng nên ta chuyển điểm thưởng thành gói 3G. 1 ngày 2 hay 3Gb gì đó tùy tháng. Ban đầu nó hông ăn cắp. Sau đó vài tháng tự nhiên tiền cước của ta tăng lên gấp mấy lần. Gấp mấy lần chớ hông phải ít. Gọi điện hỏi tổng đài thì nó trả lời là gói cước 3G ta sử dụng đó chỉ có giá trị trong 7 ngày. Sau đó thì hết. Ta kêu kiểm tra lại chị là thuê bao trả sau chớ hông phải trả trước cho nên em coi lại quy định cho thuê bao trả sau đi nghen, 1 ngày chị xài chết ông chết cha cũng chưa tới 2Gb, vì chủ yếu dùng wifi. Wifi ngập từ nhà trên tới nhà dưới. Ra ngoài đường thì hiếm hoi lắm mới có vài tin nhắn zalo lên qua tới công việc chớ ta rất ít khi tám nhảm, bạn bè ta biết tính ta nên nó cũng ít nhắn tin tào lao. Tháng sau tiền cước ta tụt xuống ngay đúng như kiều ta thường xài. Còn tháng đó nó ăn cắp tiền nó hông trả. Được vài tháng nó tính tiền cước đúng, thấy ta lơ là hông để ý, vài tháng sau nó lại ăn cắp tiếp tiền ta tiếp. Ta nổi khùng ra tận nơi hỏi thì nó cũng giái thích như vậy. Ta chán quá hông muốn nói nữa. Má dạy rồi. Khôn nói hông lại, dại chẳnhg qua lời. Nói cũng phí sức mình cho nên coi như xui đi đường đạp trúng bãi cức chó thì chịu khó rửa chân cho sạch sẽ, lần sau cẩn thận hơn chớ chửi thằng bày đặt bắt chước tây nuôi chó mà hông học nó hốt cức chó cũng chẳng được gì. Đã học thói tây nuôi chó, thì trong túi xách bao giờ cũng có bịch nilong để hốt cức chó. Lúc đó cũng có khách hàng khiếu nại đăng ký gói 100k mà nó tính 200k gì đó. Ta nói thôi lỡ rồi, bỏ nó đi chuyển qua mạng khác mà xài, tui cũng bị còn nhiều hơn chớ 100k nhằm nhò gì, mà hông phải 1 lần mà nói còn hông xong. Hồi xưa mấy đứa bạn của ta cũng thỉnh thoảng bị Vinaf*k ăn cắp tiền kiểu đó, nhưng ta thì chưa. Nghĩa là đứa nào xui thì bị, hông xui thì thôi. Tháng thì bị, tháng thì không cho nên người ngoài khó tin. Nghe tụi nó chửi um sùm gì đó. Tại đang còn tiền thưởng nên ta giờ chuyển điểm thưởng qua phút gọi cho hết rồi to say goodbye. Mà nó nghĩ sao chớ, ăn cắp thì lựa đứa ăn căp chớ ta xài Vinaf*k tới 20 năm rồi mà. Trước đó xài mobi nhưng sóng phủ yếu quá nên khi nó có ta chuyển qua luôn. Khách lâu năm hông thưởng mà ăn cắp nữa thì đúng là f*k thiệt. 

Túm lại cẩn thận khi xài mạng vinaf*k

Còn ISP của nó bữa nào rảnh thì kể sau.


Thứ Tư, 3 tháng 4, 2024

Cái khó ló cái khôn

Thấy mẻ cán bộ gì mất một trăm mấy chục tỷ lại đi báo police mất tiền nên giờ mẻ tìm cách trốn gì đó, nghỉ ra 1 nghề mới. Thường tiền cơ quan hay cán bộ mất người ta hiếm khi báo mà chỉ báo khi có mất kèm thêm súng đạn hay tài liệu quan trọng gì đó, cho nên mẹ này đi báo thì hông hiểu cớ sự sao luôn. Giờ mấy công ty thám tử mở thêm nghề tìm lại tiền cán bộ đã bị biến mất chắc coi bộ ngon ăn. Đảm báo khách hàng ùn ùn. Phí tùy vụ 30-50% tổng lượng tiền bị mất và chức vụ của cán bộ. Muốn dưới 30% thì đi chỗ khác chơi, không nói nhiều. Đảm bảo khách hàng ùn ùn kéo tới luôn. Giờ thất nghiệp đầy nhóc. Police thì đông kiểu của 1 thành nhiều chia nhau thành khó cho nên thời buổi khó khăn nương tựa nhau mà sống.   

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2024

Hàng chợ

Bữa qua mới viết bài linh tinh về hàng chợ, nay mới tò mò coi giờ thiên hạ có dùng từ hàng chợ không nữa. Kiếm google hoài không ra luôn. Từ đó chết mất trên mạng và ở giới trẻ luôn rồi vì tụi nhóc hông đi chợ, thậm chí còn ít đi siêu thị, chỉ thích mua hàng online hông phải vì hông có thời gian mà vì nhiều lý do khác nữa. Nhất là mấy cô, mấy má, mấy chị em thích mua hàng livestream, giờ mấy đứa gen z thích mua live trên tiktok. Hồi trước, người ta hay phân biệt hàng hãng với hàng chợ. Vì hãng làm hàng thường là hàng cao cấp, còn hàng chợ thường sản xuất ở quy mô nhỏ, gia đình, cá nhân chất lượng kém hơn, mẫu mã xấu hơn và giá cả tất nhiên rẻ hơn nhiều. Giờ cái gì cũng làm trong nhà máy, phân  xưởng hết cho nên hông nghe từ hàng chợ. Nhưng ta vẫn thích gọi là hàng chợ hay hàng hãng  để phân biệt hàng đẳng cấp với hàng tầm thường. Tại ta kỳ cục đó mà. Ta vẫn mua một số vật dụng thuộc loại hàng chợ mà. Giờ hông chỉ ba cái vật dụng linh tinh mà xe hơi cũng có hàng hãng với hàng chợ mới ghê. Ai hợp thứ nào xài thứ đó. 

Thế giới này thay đổi chóng mặt luôn

Bữa lâu thấy hãng xe chạy nhanh làm xe, ai mà chê nó nó biểu police bắt. Ta cũng hông để ý lắm về sản xuất EV vì ta hông biết lái xe mà cũng hông có xe để lái, hehe.  Tiền ít hông dám mơ hít đồ thơm, haha. Mới đây thấy Xiaomi trình làng EV của nó, ta mới để ý mấy cái vụ sản xuất EV.  Apple đã từng nghĩ đến chuyện sản xuất EV nhưng rồi đã từ bỏ. Một số hãng điện thoại China cũng đang thò chân vào lãnh vực làm EV.  Bữa kia nhìn cái xe của VF giống chóc cái xe của Đông Phong China trên mạng chỉ khác nhau cái logo, ta hông rành về xe, mà cũng hông quan tâm lắm nên hông biết là thiệt hay ảnh chế. Ta nhớ cái hãng xe này là bởi vì hồi lâu rồi, một công ty taxi tải mua mười mấy xe tải Đông Phong để chạy, nhưng không hãng bảo hiểm nào dám bảo hiểm cho nó. Sau đó cũng có hãng kia nhận bán bảo hiểm nhưng tất nhiên giá cao. Chắc lúc đó hãng mới bước chân ra thị trường cho nên chẳng ai biết nó là ai cho nên hông dám bán bảo hiểm là tất nhiên. Ta nhớ cái hình đó, vì nhìn design của nó rất rẻ tiền, rất rối rắm, nhìn hông sang trọng hay mạnh mẽ xíu nào mà nhìn thấy quê 1 cục. Hông lan man nữa. Thấy mấy hãng bu vô sản xuất EV ta nghĩ tới kem trộn của Rihanna hay cô Kim. Mấy cô này là đình đám chớ kem trộn kiểu cổ có hàng ngàn hàng triệu thương hiệu. Hồi xưa ta cho rằng sản xuất EV cần cả đống thứ như nhà máy, dây chuyền và nhất là bộ phận R&D. Giờ mới thấy sản xuất EV bi giờ cũng chia làm 2 đẳng cấp. 1 là kiểm soát tất cả từ A tới Z như Tesla, BMW, Ford, BYD... phía kia là chia thành 2, 3 nhóm hoặc mua tất cả, tất tần tật từ bên thứ 3 từ cái ghế ngồi bọc da cũng mua luôn rồi ráp lại như tụi nhóc chơi ráp Lego đó và gọi là sản xuất xe, hoặc có thể đặt trọn gói của hãng sản xuất tất tần tật chỉ có việc mang về gắn logo lên là xong, dĩ nhiên cũng có thể sản xuất gần hoàn chỉnh rồi có thể lên tới 90% chẳng hạn, chỉ mang về gắn kiếng rồi dán logo chẳng hạn để lòe thiên hạ cũng sản xuất. Vì quan trọng sau này là autopilot. Như bật điện thoại lên là có chữ Samsung, Oppo, Huawei hay hàng trăm cái tên gì đó nhưng bao nhiêu trong số đó chỉ là hàng kéo lụa. Nghĩa là 3rd party sản xuất nguyên cụm, nghĩa là hông cần tới bộ phận R&D, thậm chí có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng hông cần luôn vì bên noname đó đã đăng ký với nhà chức trách về chất lượng xe noname rồi,  thậm chí cả phần mềm cũng nó viết luôn chỉ có cái tên của mình, chớ nếu hông rành mà đòi viết phần mềm hãng nó chơi 1 phát thì chạy nửa chừng báo lỗi thì chết cha. Cũng giống như mỹ phẩn Chanel, Shiseido, Lancome, Dior... so với của cô Rihanna, cô Kim... Nào cũng mỹ phẩm nhưng một bên thì quản lý từ A tới Z, bên kia chỉ cần đem về dán cái tên, thậm chí nhờ nó dán luôn cho rẻ. Giờ cô gì hoàng gia Anh cũng mon men tham gia vào thị trường thương hiệu kiểu này. Vậy cho nên mới có thể hiểu tại sao Apple có ý định làm EV từ lâu nhưng đã từ bỏ. Vì nó sợ rằng nếu đầu tư như Tesla thì hông biết khi nào thu hồi vốn, vì thị trường canh tranh khốc liệt. Còn nếu chơi kiểu trẻ con ráp lego hay chơi kiểu kem trộn thì sợ mang tên xe chợ. Ai biết đâu từ cái tên xe chợ lại giết mấy cái đình đám của nó thì ham một tất mất một thước. 

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2024

Ỏng ẽo ít thôi

Thấy cái vụ TikTok ở Mỹ, hoặc bán mình cho Mỹ, hoặc go away. Công ty chủ Byte Dance và chính quyền China đều phản đối. Nhớ cái vụ Huawei, cãi tùm lum, chịu còng chân nữa chớ rồi cũng phải trả tiền với điều kiện hông được tiết lộ khoản tiền trả để có thể về mới khôi hài chớ. Ta như Byte Dance thì ta giả bộ la um sùm để nâng giá rồi tìm cách bán ngay Tik Tok cho dù thằng cha căng chú kiết nào mua ta cũng hông care miễn bán được giá hời. Vì cái gì cũng sẽ tới lúc thoái trào, Tiktok rồi cũng vậy. Giờ có AI ai biết sau này mấy cái gọi là social media sẽ ra sao. Nếu nhìn vào vòng đời sản phẩm, ra đời phát triển bão hòa và tiêu tùng thì giờ tiktok đang ở mức độ bão hòa, có giá cao hông nhất thì nhì trong vòng đời của nó, cho nên vô thế thì giả đò õng ẽo chút đỉnh để nâng giá rồi bán ngay hông thôi gặp mấy tay to nó giở trò thì cũng bán nhưng mệt đa. Hông thôi mai mốt có mơ cũng hông bán được giá đó. 

Có trời mới biết

Bữa lâu thấy vụ bầu cử ở Nga, nhớ câu thơ bút tre : ta đi bầu cử tự do/ chọn người xứng đáng mà cho vô hòm, chỉ là trò hề cho vui cửa vui nhà. Mua vui cũng được một vài trống canh. Nhớ chuyện cười Liên xô. Nửa đêm có tiếng gõ cửa, người trong nhà hỏi vọng ra: ai đó? Bên ngoài trả lời: thần chết đây. bên trong nói ôi may quá, vậy mà cứ tưởng là KGB. Mổi lần nói chú Tin là ta đều kêu tên đệm KGB mà bà con cứ tin ổng sái cổ mới kỳ lạ chớ, ai biết ngày nào đạn rơi trúng mình, bộ hông thấy Prigozhin thân cận cỡ nào với chú Tin rồi một ngày ra đi dưới tay chú Tin không thể dự đoán, cho nên những hạng tép riu ruồi muỗi bữa nào ổng buồn tình quơ cái vợt muỗi chết cả đám, chỉ để cho vui. Nay nhớ cái vụ bầu cử vì thấy IS cũng chúc mừng chú Tin nhưng bằng một cuộc tấn công làm bao nhiêu người chết. Nghĩ tào lao, con người ta đôi khi có những cái chết một cách lãng xẹt. Ai biết đâu sẽ có ngày chú Tin lại chết dưới tay IS. Kiểu giống nhau nhưng lại xử lý nhau.  

Chỉ là làm ăn thôi mà

Thấy vụ ông Trump ứng cử ổng nói không viện trợ chọ Ukrain nữa báo chí tiếng việt nói tùm lum, nghe  như thiệt. Ổng dân làm ăn nên hông có chuyện hông viện trợ không hoàn lại mà chỉ là cho mượn, mai mốt doanh nghiệp Mỹ qua đó lấy lại. Cho nhiêu đó là đủ rồi. Mày cho thằng khác vô tái thiết hậu chiến hết thì coi chừng mất đầu với ông. Ổng nhìn đâu cũng thấy tiền, haha. Còn kêu là nghỉ chơi với NATO nữa, ủa vậy rồi  ai đi quan hệ ngoại giao với Nato để tạo điều kiện cho lái súng Mỹ bán vũ khí. Tóm lại là đâu vô đó, ổng có lên hay hông lên thì viện trợ của Mỹ cho Ukrain có dù thay đổi số lượng, cách thức nhưng cũng hông hề mất, còn Nato thì ổng la um sùm để mấy nước kia tăng trách nhiệm thể hiện bằng tiền chớ hông chỉ chăm chăm lấy tiền của dân Mỹ cho Nato. 

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2024

Style ăn mày

Hồi xưa còn nhỏ khi ăn mà lỡ chan nước chấm nhiều sau đó phải bỏ thêm cơm cho đỡ mặn, má nói là ăn kiểu ăn mày/ ăn xin. Ý là đi xin ăn, người ta cho chén cơm thì ráng chan thiệt nhiều nước chấm cho mặn để xin thêm cơm vì lý do mặn quá. Áo quần mặc cũng vậy, mặc  tùm lum thứ trên người là kiểu ăn mày. Người ta cho cái gì thì tròng cái đó lên người. Mặc đồ mang gìay dép tùm lum giống như ăn mày. Giờ thiên hạ đôi khi hông phân biệt được cái nào là sang trọng cái nào là nhôm nhựa. Thỉnh thoảng ta thấy người ta, dĩ nhiên nhà giàu chớ hông phải ăn mày, lại mặc đồ kiểu ăn mày đó. Tròng tùm lum đủ thứ lên người giống như người ta cho cái gì, hay lượm được cái gì là tròng lên người hết. Hông hiểu nhận thức thẩm mỹ ra sao nữa. Chắc ta lạc hậu.  

lại lảm nhảm

Lâu lắm rồi, ta chẳng hề coi cái xụ xét xử vụ án nào. Từ cái vụ Huyền Như Vietinbank là ta thấy ớn rồi. Giờ cái vụ VTP tại vì người Hoa và có yếu tố nước ngoài nên ta mới coi trích vài đoạn xét xử coi thử giọng điệu và phong cách của người ta ở toà như thế nào. Ta phát hiện ra ai cũng có đệm từ ạ, nghe mắc ói. Gốc bắc kỳ cũng ạ, Nam kỷ cũng ạ, người gốc Hoa cũng ạ. Thấy kinh dị thiệt. Bắc kỳ nói ạ là bình thường vì đó là tiếng đệm của nó, còn nam kỳ, trung kỳ mắc mớ gì kêu ạ. Vì họ cho rằng thêm từ ạ vào là cho thấy họ lễ phép hay cái quái quỷ gì đó. Như con vẹt. Đó là đồng hóa. Bắc kỳ đồng hóa cả nước này. Người ta bị đồng hoá từ từ, nó dần dần thấm vô và và người ta hông hề biết. Cho nên có thể hiểu tại sao những người sống và được/ bị CS giáo dục cho nên đầ óc họ cũng tư duy theo kiểu CS đã nhồi và đầu họ. 

Nhớ hồi lâu mấy đứa cháu nói chuyện gì đó nó kêu ạ. má ta nói gì cũng ạ, khỏi ạ đi. Chắc nghe ạ giống ỉa, hehe. Má ta vậy, chớ ta còn hung hơn. Đứa nào nói ạ, ta hỏi lại, hỏi miết giống như ta lãng tai đó nghe hông ra, tới khi nó bỏ chữ ạ ra khỏi miệng thì mới tha. Miền nam kêu là dạ có, bắc kêu là có ạ. Vậy mắc mớ gì bắt chước kêu là ạ. 

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2024

Lại từ thiện

Thấy cái vụ ầm ĩ nước đóng chai ở China, một trong những lý do là việc làm từ thiện của nó. Người ta cho rằng nó ích kỷ, tham lam gì đó, làm từ thiện rất ít. Nhớ hồi xưa cô diễn viên gì đó của China, hình như là Triệu Vy, cổ đẩy người ăn xin ra và bị cư dân mạng chửi um sùm gì đó. Thiệt tình ta cũng ít để ý mấy cái vụ liên quan tới showbiz, trừ vài ba cái tin đặc biệt nào đó, đặc biệt là trong mắt ta chớ hông phải đặc biệt trong mắt những người khác. Người ta hông biết cổ đã đóng góp cho xã hội bao nhiêu tiền mà chỉ nhìn thấy cổ không cho người ăn xin là chửi sum sùm. Có khi nếu chỉ cần tính là cho 1 người 1 tệ thì tổng số tiền cổ đóng góp từ việc cho đi (giving away), đóng thuế, đóng góp tên tuổi để huy động tiền cho mục đích phi lợi nhuận nào đó... có khi đủ hoặc thậm chí hơn cho toàn bộ dân China không chừng. Đừng nói tiền thuế không có mục đích từ thiện ở trỏng nghen, coi thử để thấy dân Mỹ giúp VN thông qua chính phủ  như thế nào nghen

Lại nhớ vụ Elon Musk bị báo chí nói vụ làm từ thiện rồi người ta so sánh với Bill Gates gì đó, thấy khôi hài thiệt. Con người ta cần phải nhìn thấy tổng thể những đóng góp của người nào đó cho xã hội và hiểu từ thiện ở nghĩa đầy đủ hơn, chớ hông chỉ hiểu ở nghĩa vô cùng hẹp để có thể nhìn nhận đánh giá đúng 1 con người nào đó. Chớ nếu chỉ nhìn một cách phiến diện, và góc nhìn hạn hẹp như nhìn qua khe cửa hẹp thì người ta nhìn vô chỉ có thể thấy ở họ sự hiểu biết rất hạn chế.

Nhưng làm từ thiện cũng cần có lý trí và hiểu biết. Đôi khi không phải khoản cho đi nào cũng mang lại điều tốt đẹp. Nếu mục đích, quản lý hông tốt thì những khoản tiền cho đi cũng gây hại. Có thể tạo nên tâm thức chỉ chực chờ khoản tiền từ trên trời rơi xuống thì họ sẽ không phấn đấu làm việc, đấu tranh để  có cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính họ và cho xã hội  

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2024

Con rối

Thấy cái vụ ầm ĩ nước đóng chai Nongfu của China thấy sợ thiệt. Đám đông vô thức thiệt là kinh khủng. Thiệt tình  ta hông sống ở China nên cũng hông biết rõ, chỉ coi được thông tin trên mạng đã thấy sợ. Người ta công kích và tẩy chay nó không phải vì chất lượng sản phẩm của nó hay dịch vụ của nó mà chỉ vì những lý do ất ơ nào đó. Đám đông vô thức giống như những con rối hung dữ, bấm nút 1 phát là xông lên ào ào mà không biết mình xông lên vì lý do nào. Thiệt tình vì nó mới xảy ra cho nên chính quyền China chưa thấy động tĩnh gì rõ ràng và mạnh mẽ. Ta nghĩ sau này chính quyền China cũng sẽ điều tra điểm bắt đầu của sự cố này để có biện pháp quản lý và kiểm soát. Chớ nếu hông làm gì hết thì sẽ là chỉ dấu cho thấy kinh doanh ở China có rủi ro rất lớn vì đám đông vô thức cuồng nộ bị dẫn dắt có thể giết chết bất cứ doanh nghiệp nào. Và người gieo rắt những cái đó không hề bị xử lý gì hết  thì những vụ sau sẽ còn kinh khủng hơn và sẽ lan ra rất nhièu ngành nghề. 

**

Mà tự dưng thấy hãng Wahaha đăng đàn nói gì đó giữa lúc lộn xộn này thấy cũng khôi hài. Đáng lẽ nó nên im hơi lặng tiếng chớ nói giữa lúc này thì có thể người ta sẽ nghĩ nó đứng sau giật dây thì cũng mệt đa. Khâu PR ở China cũng kỳ lạ thiệt. 

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2024

Hông hiểu

Coi thấy LV mở nhà hàng ở Thái Lan, có phục vụ món liếm nó đi.  Thấy báo đăng vậy và giới thiệu là món ăn cao cấp. Ta thiệt thông hiểu giờ người ta ra sao nữa. Hồi nhỏ ăn mà liếm là bị má nhắc ngay, không được liếm, chỉ có chó mèo nó hông có tay cầm muỗng, đũa để ăn thì nó mới dí cái mặt xuống sát cái dĩa để liếm. Giờ kêu liếm là món ăn cao cấp phục vụ cho nhà giàu, ý là nhà giàu ăn cũng như chó mèo ăn hay sao kà. Mới đây lại thấy trao gỉai Oscar có ông gì ổng chỉ lấy tờ giấy che chỗ kín rồi bước ra sấn khấu, ý là ngon hơn Adam chỉ có lá nho, ổng có sách hẵn hoi. Bộ Oscar giờ là nơi hội tụ của mấy kẻ biến thái hay sao, chỉ chực chờ hông có police là trưng ngay ra hay sao. Thiệt hết hiểu.  

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2024

Cũng chỉ là một kiểu tự sướng

Mê tín là tin tưởng cái gì đó một cách say mê, mê muội, đại khái tin dựa vào tình cảm chớ hông có lý trí. Còn dị đoan là chuyên về cái khác lạ, đoan là chuyên dị là dị, khác lạ. Vậy mê tín dị đoan là tin vào những cái dị biệt không dựa trên lý trí. Vậy cho nên người đã mê tín dị đoan thì giải thích cho họ kiểu gì cũng bằng thừa, vì đâu có lý trí trong niềm tin đó đâu. Muốn tách họ ra chỉ có cách dụ dỗ thôi. Còn Phật giáo có phải là nơi chứa chấp mê tín dị đoan hông? hên xui, tùy phái. Nếu theo bắc tông, nam tông thì hông có, nếu theo đẻng tông thì có. Tại sao thì chịu khó động đây cái thứ trong hộp sọ một chút. 

Phật giáo chỉ là một thứ gần như là triết lý giải thích về cuộc sống con người và vạn vật, tự nhiên và các quy luật liên quan tới con người vạn vật, tự nhiên. Cho nên ở trỏng có cách giải thích cách để cho con người thoát khỏi bể khổ, tùy mọi người hiểu sao thì họ theo vậy. Hiểu nôm na đó chỉ là ý kiến và niềm tin.  Cần hiểu sự khác nhau giữa sự thật, ý kiến (ý tưởng, suy nghĩ) và niềm tin. Sự thật thì rõ ràng  như 1+1=2, nước bình thường là H2O, còn ý kiến thì chỉ là thể hiện của suy nghĩ nên có thể đúng như sự thật, có thể sai, niểm tin là điều mà người ta tin cho nên về giá trị nó cũng tương tự như ý kiến nhưng mang tính chủ quan và cực đoan hơn ý kiến. Vậy cho nên đạo Phật không ngăn con người ta tự gỉaỉ thoát cho mình khỏi bể khổ bằng niềm tin, cách thức phụ thuộc vào nhận thức mỗi người. Cho nên nếu người ta tin vô mấy thứ mê gọi là mê tín để tự sướng cũng được mà. Liếm ghế thần tượng ngồi khi nãy cũng là mê tín, mê tín thần tượng đến nỗi không còn lý trí. Còn tin vào ba cái đồ cúng bái bùa mê thuốc lú giải thích gì gì đó phải gọi đúng là mê tín dị đoan chớ hông chỉ là mê tín. Cho nên không ngăn cản điều đó, vì nó làm cho con người ta hết đau khổ tạm thời, vì chỉ có hiểu biết tới cỡ đó nên thực hành cỡ đó. Nhưng cần phải hiểu là tự sướng của mình hông được gây tổn hại đến người khác. Cúng sao thì cứ cúng nhưng lừa gạt tiền bạc người ta để đi cúng sao thì hông được. Đốt vàng mã thì cứ đốt nhưng hông được để khói bụi bay mịt mù gây ảnh hưởng tới hàng xóm, dơ nhà dơ cửa, hít phải khói bụi từ tro khói vàng mã rồi sinh bịnh. Đó là làm điều ác. Nhiều tiền quá hông biết xài thì đem vô chùa người ta xài giùm là chuyện cá nhân của người ta. 

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2024

Lại nói nhảm

Bữa kia lạng trên FB thấy nhà hàng Nhật ở VN than phiền khách tới gọi món xong chê dở bỏ đi, trả tiền đúng 1 món đã ăn mà thấy dở, còn mấy món đã đặt làm thì không ăn cũng không trả tiền. Nói chung món ăn ngon với dở cũng khó có thể xác định, Aesop nói là món ngon nhất là cái lưỡi và món dở nhất cũng là cái lưỡi. Nói chung gout của VNmese là ngòn ngọt. Món mặn cũng ngòn ngọt, món chua cũng ngòn ngọt, món đắng cũng ngòn ngọt. Đơn giản nhất là ăn thứ các loại xì dầu của Nhật, của Thái lan, của VN... thì có thể cảm nhật được cái gout này. Cho nên mấy người đó không ăn theo cái gout của Nhật nên chê dở. Ngay cả trong nước, bùn bò Huế ăn ở Huế khác bún bò Huế ở  nơi khác. Cái đó là bình thường, ở khắp mọi nơi trên hế giới. Món má nấu bao giờ cũng ngon nhất là bởi vì má rèn cái lưỡi theo gout đó từ ngay lúc nhỏ xíu. Trẻ con ở đâu cũng bú sữa mẹ. Khi lớn chút thì ăn uống tùy nơi. Trẻ ở VN ăn nước mắm quen rồi nên không ngửi thấy mùi nước mắm thúi. Có thể những thế hệ sau này sẽ thấy nước mắm thúi vì tụi nó ăn chủ yếu nước mắm công nghiệp hay chính xác là nước hương vị mắm chớ hông phải nước mắm nguyên chất. Còn trẻ ở Âu Mỹ có ăn nước mắm đâu cho nên sau này khi ngửi thấy mùi mắm là thấy thúi liền. Bình thường mà. Trứng vịt thúi, đậu hủ thúi... người ta ăn ngon lành mà, hahaha. Cho nên không ít người đi du lịch nước ngoài mang cả đống mì ăn liền theo. Nếu cả nhà đi chắc mang nguyên cả 1 valise mì quá. 1 công đôi chuyện, qua xứ người ăn mì gói vì không thể ăn món ngon vật lạ xứ người, ăn xong lại có valise trống để chứa đồ mang về 

Nhưng chuyện đó cho thấy vấn đề không phải là ở chỗ cái gout, mà vấn để là cái khác. Là sự thích nghi, là flexible, và vấn để ứng xử, bản tính con người ta, giáo dục, văn hóa, nhân văn... hàng trăm cái thứ có thể nhìn thấy từ những hành động đó. Nguyễn tắc là phải chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình. Ăn không hợp gout là chuyện bình thường, luyện cái gout để thấy món đó ngon mới hay. Còn hông thích luyện thì thôi, không thành vấn đề. Nhưng đã kêu thì phải trả tiền. Lịch sự thì mang về rồi cho ai đó. Không lịch sự thì trả tiền rồi bỏ đi.  Về nhà ăn mì gói thay. Còn tiếc của thì nhắm mắt, bịt mũi để ăn. Kinh nghiệm là kêu đúng 1 món ăn thử coi sao rồi quyết định có tiếp tục ăn nữa không. Nhớ hồi lâu cô nào đó đi nước ngoài thử son phấn gì đó của người ta rồi bỏ đi. Là nghe người kia kể. Ta nghe kể ta kêu đồ trưởng giả học làm sang, nouveau rich, tuy nó giàu hơn tao nhưng tao không thèm ý kiến này nọ vì bản chất nó vậy rồi. Cổ hỏi nhưng mà không hợp thì mua làm gì. Ta mắc cười tao dạy cho mày lần này là lần cuối chớ tao hông rảnh hơi dạy đâu. Nguyên tắc khi bán mấy thức đó là phải có tester để người ta thử. Nếu không có thì đừng mua. Nếu thích thì cứ thử rồi mua. Mua về không xài thì cho, thiếu gì người để cho. Đó mới là đẳng cấp. Nhiều khi ta mua áo quần ta hông thèm thử, mấy cô bán hàng cứ kêu chị thử đi. Ta cười, có mua hàng mắc tiền đầu mà thử chi mắc công, nhìn là biết cỡ của mình, nếu về mặc hông vừa thì đem cho, tui làm biếng thử lắm. Gì mà suy nghĩ nhiều chi cho mắc công vậy. Thậm chí nhà ta bao giờ cũng cũng có bàn chải đánh răng và khăn mặt mới để sẵn vài cái. Đôi khi có ai đó tới thăm mà quên mang cái thứ đó thì ta cho luôn. Ba cái đồ đó hông có cho mượn, mà cũng hông cho đồ cũ.   

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2024

chú Tin vào thế quẩn rồi

Thấy chiến sự Nga Ukrain kéo dài mấy năm, thấy Ukrain cũng khá. Ukrain trong thế khó kiểu như là giữa 2 băng đảng giang hồ là đại ca kêu cứ bóp cổ thằng mất dại băng kia vì cái tội mất dại nhưng cấm bóp cổ cho nó chết mà chỉ được đề nó ngắt ngoải rồi thả ra, nó xông lên thì bóp cổ nó tiếp kiểu đó. Bóp cổ mà hông được để cho nó chết chỉ để ngắc ngoải mới khó chớ bóp cổ để nó chết thì bóp phát 1. 

Giờ đây Nga cũng suy sụp lắm rồi. Dân Nga giờ dây chỉ được xài hàng China, hehe, mà còn tệ hơn cả VN. Kể cả hàng hiệu cũng xài hàng fake made in China. Sống hông bằng chết. Mà coi báo chí cách mạng vẫn thấy nói người ta vẫn hạnh phúc, vậy mới khùng chớ. Nhưng rồi, đại ca Mỹ và cáo già EU cũng sẽ giúp Ukrain thắng Nga mà. Nếu không thì cả thế giới này hông bao giờ tin những lời hứa hẹn. Hậu quả sẽ là xuất hiện cả đống cường quốc hạt nhân, mà hạt nhân đây là bom chớ hông phải thứ khác vì ông cóc có tin thằng họ hứa nào hết. Cả thế giới giống như ngồi trên thùng thuốc súng, nó có thể nổ bất cứ lúc nào. 

Nhà có đèn không thắp làm sao sáng

Thấy cái vụ chatGPT tiếng Hoa bịa đặt, nhớ hồi lâu khi mới có chatGPT, sau đó có tin là China cũng làm cái thứ như là chat GPT, ta mắc cười nói là mai mốt ban tuyên giáo China giải thể chỉ còn ở cấp trung ương thôi, mà China có cái gì thì VN sau đó cũng có cái đó. Mọi người thắc mắc tại sao. ta kêu thắc mắc chi,  có nói cũng hông hiểu, cứ chống mắt lên nhìn, chẳng lâu đâu. Bữa kia ta hỏi AI là HCM có công hay tội bằng tiếng Việt, nó nói kiểu lươn lẹo như người VN nói nghe mắc ói, ta hỏi nó thêm mấy câu nữa rồi chốt vậy tự tui đi nghiên cứu còn hơn hỏi, trả lời tào lao, lấp lửng kiểu đó thì trả lời làm gì. Nó cũng hoan nghênh ta tự đi nghiên cứu thêm, haha. Sau đó ta hỏi cũng nội dung đó bằng tiếng Anh, thì nó trả lời khá hơn chút nhưng vẫn thấy ngu si đần độn, hehe. Nói chung mấy cái AI chỉ giống như là khoan 1 lỗ rồi đổ kiến thức hầm bà lằng, tả pí lù vô đó, nó xào nấu theo quy trình rồi cho ra món ăn theo order của thực khách. Cho nên ingredients hảo hạng thì món ăn ngon, ingredients kém chất lượng thì chef giỏi cũng hông thể cho ra món ngon được. Thậm chí một số kiến thức giá trị tương đương đất cát phân chó, phân mèo, phân bò, phân gà, thậm chí phân người chỉ cần bỏ vô 1 chút thì món order khi bưng ra có mùi thúi quắc là bình thường. Vậy cho nên hên xui. Vấn để chính là cái nằm trong hộp sọ của mỗi người. Nhớ chuyện một người kia đến hỏi thiền sư tại sao ông ta học giỏi mà chẳng nên trò trống gì. Thiền sư chỉ vào đầu ổng rồi nói, nhà có đèn không thắp làm sao sáng. 

Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2024

Gây nghiện chớ còn nói gì nữa

Thấy New York kiện Facebook, Tiktok, Youtube ta thấy hơi muộn, đáng lẽ phải kiện từ lâu rồi, hehe. Đúng là nó dùng thuật toán để gây nghiện. Ví dụ facbook. Cái đơn giản nhất là lượt like. Đáng lẽ nó chỉ hiển thị số lượng và tên 10 hay 20 người like đầu tiên, còn sau đó nó chỉ hiển thị 10+, kể cả chủ nhân cũng hông thể biết có bao nhiêu like sau 10 người đó, trừ trường hợp nhân vật của công chúng hay doanh nghiệp có đăng ký tick xanh thì hiển thị đủ như nó hiện có, để người ta hết care việc có bao nhiêu like. Vì nhiều khi tụi nó đưa status lên chỉ chăm chăm coi có bao nhiêu like cho nên có những cái cực kỳ nhảm nhí có một đống like mới kinh dị cho nên nó càng ngày càng nhảm nhí hơn. Thứ tiếp theo là thông tin chọn lọc hiển thị, đáng lẽ càng truy cập lâu thì càng cuộn xuống thông tin càng chán hơn. Ví dụ truy cập trong 30 phút thì nó muốn đưa thông tin dụ dỗ kiểu gì thì dụ dỗ thoải mãi trong phạm vi luật không cấm và trong phạm trù đạo đức cho phép, từ phút 31 trở đi thì toàn những thông tin gây chán. Chẳng hạn, người ta thích ăn uống nó giới thiệu thông tin chiến sự Israel, người ta thích coi tin công nghệ, nó đưa tin người đẹp nói mấy câu ngu ngơ rẻ tiền câu like nghe phát ói... Thậm chí khi search thông tin ngoài thời gian khuyến khích nó cũng phải đưa  thông tin theo chiều hướng trái ngược đó. Cứ vậy thì tụi nhóc thoát ra ngay. Thậm chí trong ngày chỉ được coi bao nhiêu phút, nếu cứ vào rồi ra liên lục mà vượt quá thời gian đó nó cũng chơi kiểu dạy dỗ vậy. Đảm bảo tụi nhóc chán ngay. Gì chớ người lớn cũng chán chớ nói gì bọn nhóc, hehe. Rất là nhiều cách dể kiểm soát bọn nhóc khỏi nghiện FB.  Các thứ khác như Tiktok, Youtube.. thì do kiểu khác hơn chút nhưng nó cũng có chức năng gây nghiện như vậy mà. 

Tụi nó toàn chơi kiểu đó thì nếu nói không gây nghiện thì đúng là nói láo. 

Thứ Tư, 14 tháng 2, 2024

Lại nhiều chuyện

Hổm rày bận tối mắt nên hông có thời gian đọc kỹ cái vụ tòa Delaware bác bỏ gói gần 56 tỷ trả cho Elon Musk. Giờ mới rảnh rỗi coi chút. Ổng đúng là không sống trong cơn địa chấn thì cũng tạo ra địa chấn. đứng yên hông được, hehe. Nói chung do chỉ có thể coi trên báo chí nên ta hông chắc là thông tin ta coi là đầy đủ. Nhưng nếu nó đầy đủ thì khi tòa ra phán quyết dựa trên những thông tin đó ta thấy khôi hài, hehe. Đó là tòa đã vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội. Tòa đã suy đoán có tội để ra phán quyết, Bởi vì không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy ông Musk đã có những hành vi để tác động đến board để board ra quyết định có lợi cho ổng, ví dụ như ổng gà người ta cho ổng nhận số tiền đó rồi ổng thối lại chẳng hạn, nếu có bằng chứng chết người kiểu đó thì xong phim, mà chỉ là một mớ suy đoán là là từ mối quan hệ khá tốt của ổng tới những thành viên hội đồng quản trị để họ ra quyết định đó. Coi phim coi, nhất là mấy phim Hàn quốc và Hongkong, anh chị em ruột còn tìm cách giết nhau để giành tiền nói chi gây hại sơ sơ.  Anh em ruột, tiền bạc hông ruột. Vợ chồng đôi khi cũng vậy mà, vậy cho nên chẳng có thể suy đoán bất cứ cái gì từ khả năng hưởng lợi từ những mối quan hệ thân thuộc, gia tộc, bạn bè... Hơn nữa phán quyết hông được dựa trên suy đoán mà dựa trên chứng cớ. Cho dù suy đoán có thể đúng nhưng nó chỉ là suy đoán, nó chỉ được dùng làm cơ sở để nghiên cứu để ra những điều luật mới để ngăn chặn những hành vi tương tự xảy ra trong tương lai. Cái này là công việc của quốc hội chớ hông phải của tòa. Nếu tòa kiêm luôn việc của quốc hội thì chúc mừng Delaware đã gia nhập liên bang xhcn China và VN, nơi mà hành pháp, lập pháp, tư pháp lẫn lộn tùm lum. 

Ngon ghê ta, ta trình độ trường làng mà dám chê kiểu Mỹ nữa ta, hahaha.

Chuyện xưa

Tết thấy người ta mặc áo dài đi khắp đường xá, nhớ má kể. Hồi xưa, bà Trần Lệ Xuân vì cổ ngắn nên khi mặt áo dài cổ truyền thống thì hông được đẹp, cho nên bả chế ra áo dài cổ thuyền. Sau đó nó rất phổ biến, nhiều bà, nhiều cô ra tiệm may áo dài yêu cầu may kiểu cổ đó, họ hay nói, cắt cổ bà Lệ Xuân, hehe. Nghĩa là cắt cổ thuyền kiểu như cổ áo dài bà Lệ Xuân, nói ngắn gọn là cắt cổ bà Lệ Xuân cho mau thấy. Mấy cô, mấy bà cứ đòi cắt cổ bà Lệ Xuân mà hông có cảnh sát nào tới bắt nhốt tù hết. Giờ hông có bà lớn nào chế ra cái kiểu cổ nào để mấy cô, mấy bà bắt chước ra tiệm may áo dài kêu cắt cổ bà xyz cho vui cái coi.  Nói bà Lệ Xuân, má còn kể hồi đó mấy ông CS giả danh thầy tu biểu tình đòi cái gì tùm lum đó, bả kêu bắt hết bọn trọc đầu, hehe. Bả thừa biết thấy tu thiệt với bọn trọc đầu khác nhau cho nên bả đâu đụng chạm đến thầy tu chính thống mà chỉ chỉ bọn trọc đầu để bắt thôi cho nên thầy tu thiệt đâu ai nói gì đâu,  nhưng người ta hông biết hay giả đò hông biết cho là bả đàn áp Phật giáo.

Thứ Ba, 13 tháng 2, 2024

Tình Cho Không, L'Amour C'est Pour Rien, Lời Việt Phạm Duy, Ca sĩ Thanh Lan

L'Amour c'est pour rien

Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI


Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng

Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:- Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề là "cá tươi"!

Nhà hàng nghe nói, xoá ngay chữ "tươi" đi. Hôm sau, có người đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

- Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là: "Ở đây"!
Nhà hàng nghe có lý, xóa hai chữ "Ở đây" đi.
Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:
- Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là "có bán"!
Nhà hàng nghe nói, lại bỏ ngay hai chữ "có bán" đi. Thành ra trên biển chỉ còn có mỗi chữ
""! Anh ta nghĩ bụng chắc từ bây giờ không ai còn bắt bẻ gì nữa. Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển nói:
- Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì đã thấy đầy những cá, ai mà chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa!
Thế là nhà hàng cất luôn cái biển.
***
Năm 2030, ở xứ nọ làm thẻ căn cước công dân. Sau khi cãi nhau ỏm tỏi thì thấy chữ công dân là thừa, vì phải là công dân mới có căn cước, cho nên bỏ luôn chữ công dân cho đỡ tốn mực in, cả đống chớ hông ít. Vậy là được khen thưởng tiết kiệm. Sau khi làm xong hết thì một bữa nọ người kia đọc đi đọc lại có người lại thấy chữ thẻ là thừa, cái này hông kêu là cái thẻ thì kêu là cái gì, nhìn là biết cái thẻ. Cũng có lý nên lại bỏ luôn chữ thẻ. Lại được khen thưởng có sáng kiến kinh khủng, ý lộn kinh nghiệm. Sau khi làm xong hết thì bữa kia người nọ đọc đi đọc lại cái căn cước thấy kỳ kỳ. Thông tin của cá nhân ghi rõ ràng vậy thì là căn cước chớ còn là cái gì, bộ là vé xe sao, cho nên ghi căn cước cũng thừa. Nhìn vô biết ngay là căn cước. Rồi quyết định bỏ luôn chữ căn cước để nhìn cho nó thoáng mát. Công dân đến cơ quan làm việc. Cán bộ bảo vệ đứng ngay cổng chặn xe lại yêu cầu trình căn cước, công dân kêu làm gì có căn cước, ổng lục tung cả cái bóp để cho cán bộ nhìn coi xứ này làm gì có căn cước. cán bộ bảo vệ ghé mắt nhìn thấy cái thẻ chỉ ngay, cái đó đó. Đưa tui kiểm tra. Công dân kêu, cái đó thì kêu cái đó mắc mớ gì kêu căn cước, làm như nhiều chữ lắm. Từ đó trở đi mỗi lần đi đâu, cán bộ muốn nhìn thì chỉ cần kêu công dân trình CÁI ĐÓ.

Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2024

Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2024

It's up to you

Nền kinh tế tự do và nền kinh tế độc tài khác nhau ở chỗ nào? Kinh tế độc tài là nhà độc tài trói lại hết vì sợ mất quyền lực độc tài, tới khi nó ngáp ngáp thì mở ra thở để nó sống lại chút chớ hông nó chết mất tiêu  và vỗ tay hoan hô gọi là cới trói, là cải cách, là tài giỏi bằng đủ thứ ngôn từ hoa mỹ lừa bịp. Còn kinh tế tự do là kinh tế ai tự do làm cái mình thích miễn hông gây hại người khác trong phạm vi điều chỉnh của luật pháp. Tới khi nào nó đi quá trớn thì chính phủ mới ra tay trói nó lại để khỏi gây hại trong ngắn hạn và trong tương lai.  Tóm lại 1 bên trói cho ngộp thở rồi cởi trói, 1 bên làm thoải mái tới khi có vẻ nguy hiểm mới trói lại. Vậy thì cái nào đem lại của cải cho loài người nhiều hơn, cái nào sẽ có sự sáng tạo nhiều hơn, và cái nào mang lại hạnh phúc nhiều hơn. Hên xui, hông có câu trả lời. Phụ thuộc vào não người hay não bò, phụ thuộc vào người tốt hay kẻ điếm đàng. 

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2024

Ngon hông chỉ cái lưỡi mà còn là cái mũi, đôi mắt, đôi tai nữa

Người ta thường dùng hành ngò để nêm cho thơm, nhưng hông phải cái gì cũng nêm hành ngò là ngon nhất. Có cái nêm cần tây. có cái nêm hẹ, có cái nêm hương thảo. Có một loại rau thơm phổ biến nếu ăn rau sống thì không nhiều người ăn vì hơi hăng, đó là tía tô, nhưng nếu cắt nhỏ ra để nêm một số món nấu thì mùi vị rất ngon, làm cho món đó có hương vị riêng biệt rất hay.  Bạc hà hay húng lũi nếu để nêm cũng làm món ăn có mùi vị riêng biệt. 

Phúc bất trùng lai họa vô đơn chí

Thấy ông ngoại trường Anh đăng đàn tuyên bố giờ thế giới bước vào thời kỳ chuẩn bị chiến tranh. mà cái nòi Anh với Mỹ nói cái gì là hay có cái đó mới kỳ chớ, hehe. Rồi thấy Bắc Hàn hung hăng gì đó, Trước chỉ có Israel trả đũa Hamas, giờ lại lòi thêm cái Houthi nữa, biển đỏ giờ đúng là nhuộm máu đỏ thiệt luôn. Nghĩ tùm lum tà la. Chiến tranh xảy ra những lúc không ngờ nhất, và ở những chỗ cũng không ngờ. mà nếu có xảy ra ở quy mô lớn thì bắc Mỹ và Úc có thể là tương đối yên ổn. Còn EU và Bắc Âu thì gần cái đám tim nóng, đầu cũng nóng nên cho dù khôn ngoan kiểu mèo già hoá cáo thì cũng có thể bị văng miểng vì gần quá. Còn châu Á thì nguy cơ cũng đầy ra đó, nghe thấy mùi súng đạn khét lẹt đâu đó rồi. Cho nên nhà giàu China có khi tìm cách chạy qua Bắc Mỹ và Úc để trú ẩn. Nếu quả thực như vậy thì địa ốc China không thể phục hồi mà còn có nguy cơ giảm nữa, nhất là phân khúc trung và cao cấp vì người ta chỉ muốn bán chớ hông muốn mua. Mà phân khúc trung và cao cấp giảm thì phân khúc nhà giá rẻ cũng sẽ phải giảm theo. Kinh tế China dựa vào địa ốc rất lớn, cho nên nếu như vậy thì đúng là phúc bất trùng lai, họa vô đon chí. Chú Xi chỉ có cách vái trời để đừng xảy ra chiến tranh chớ hông dám hù dọa để gây chiến tranh.  

Cha China có cái gì thì con nó có cái đó. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh mà. 

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2024

Đừng có mơ

Thấy cái vụ xét xử chớp nhóang cả trăm con người trong thời gian rất ngắn kia, nội việc đọc cáo trạng cho đầy đủ cũng chưa chắc đã đủ thời gian nói tới chi việc xét, mà chỉ có xử thôi, nhớ tới phim Toà án vị thành niên của Hàn quốc. Cô thẩm phán nói rằng không thể xét xử con người ta trong vòng 3 phút, cuộc đời của một con người được quyết vọn vẹn trong vòng 3 phút để chạy theo thành tích thì không biết cuộc đời của họ sẽ như thế nào. Hồi xưa phim Hàn quốc coi rất chán, sau này phim Hàn quốc hay bởi vì nó đám đụng chạm vào bất cứ cái gì từ tổng thống tới bộ trưởng, nghĩ sị, tòa án, công tố, nhà giàu, cảnh sát... nghĩa là những người có thể can thiệp vào công lý, và nó còn đụng chạm đến ngay cả luật pháp là nền tảng để cho mọi hoạt động trong xã hội được vận hành trơn tru và mỗi cá nhân đều được bảo vệ. Và nó rất nhân văn nữa, tất nhiên rồi. Cho nên người ta ta mơ phim Việt hay như phim Hàn, còn khuya, khỏi mơ đi, ngay cả mở miệng nói còn hông dám thì làm gì có chuyện làm phim. Đó là nếu nhìn về khiá cạnh nhận thức đúng đắn nếu có, còn thực tế thì chưa chắc phần đông người ta nhận thức đúng đắn. Con người sinh ra mặc nhiên đã là thực thể tự do, nhưng nhờ sự giaó dục kiểu gì đó đã trở thành những xác sống nô lệ. Lâu lắm rồi ta hông coi phim Việt. 

Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2024

Lại hàng giả

Coi thấy khảo sát 1/3 người được khảo sát ở châu Âu sẽ mua hàng giả nếu hàng thật giá quá cao, nếu chỉ tính ở người trẻ thì tỷ lệ này lên tới 50%, thấy kinh dị thiệt. Thiệt tình cũng có khi không phải cái nào ta xài ta cũng biết là hàng thiệt hay giả, nhưng nếu phát hiện là hàng giả thì ta bỏ ngay. Có những hàng gọi là hàng tương thích thì không gọi là hàng giả. Còn bình thường thì nếu biết thì ta không bao giờ xài hàng giả. Vì ta cảm thấy khi xài hàng giả nhìn ta có vẻ đần đần vì ngu quá hay thiếu kiến thức quá nên bị lừa mua hàng giả, hay là vì thèm muốn, ham hố quá mà hông có tiền nên phải xài hàng giả. Nói chung vì lý do gì thì nhìn cái mặt cũng có vẻ đần đần khi xài hàng giả. Bởi vì để đáp ứng nhu cầu cuộc sống thì hàng hóa có rất nhiều phân khúc từ hàng bình dân tới hàng cao cấp, vậy nên nếu hông có tiền thì thay vì chọn hàng giả nên chọn hàng với phân khúc giá phù hợp với túi tiền của mình. Dĩ nhiên hàng giá thấp thường design không đẹp, nếu có đẹp thì cũng hiếm. Còn chất lượng thì cũng không đến nỗi tệ. Vậy cho nên những hàng mà không quan tâm lắm đến thẩm mỹ thì chọn hàng dễ hơn, chỉ chọn chất lượng đáp ứng nhu cầu là được. Còn hàng mà yếu tố thẩm mỹ quan trọng như áo quần, giày dép... thì mua hàng hết model của những thương hiệu có thiết kế và gia công tương đối tốt. Thường hàng sale giá sẽ rẻ nhiều, nhất là hàng clearance qua mấy mùa thì rẻ như cho. Còn nếu ưng thì mua hàng đã qua sử dụng. Ta thì gần như chẳng bao giờ mua hàng đã qua sử dụng vì ta không thích chớ hông phải vì lý do gì. Nên thiệt tình ta chẳng hiểu tại sao người ta lại mua hàng fake. 
Giờ có AI trợ sức thì hàng phân khúc bình dân cũng có thể có thiết kế đẹp, chất lượng đáp ứng nhu cầu nhưng cũng chưa chắc bởi vì nhận thức thẩm mỹ số đông không phải cao. ngay cả những người có điều kiện để xài hàng hàng hiệu cao cấp thì chưa chắc họ có thẩm mỹ cao mà chỉ là nó có thương hiệu đó.

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2024

Khôi hài thiệt

Thấy cái hãng gì kia thống kê là Facebook và Instagram là lấy thông tin người dùng nhiều nhất, ta chẳng ngạc nhiên gì hết. Chỉ có Tiktok bị đổ oan hơi nhiều là lấy thông tin chớ thực sự nó còn kém xa FB và Ins, chỉ có điều là Tiktok lấy thông tin nộp cho chú phing cho nên bị la ó, còn mấy cái của Meta lấy thông tin đem bán nên người ta hông la ó, vậy mới khôi hài, hehe. 

Thiệt tình hồi lâu rồi ta cũng có nói cái vụ này khi số lượng người FB đạt hơn 1 tỷ. Số lượng người sử dụng FB và Ins hiện giờ khắp thế giới khoảng 5 tỷ, FB 3 tỷ, Ins 2 tỷ, trong đó bao nhiêu tài khoản bất động? So với lượng tiền của ông chủ FB có được thì không thể hoàn toàn đến từ chỉ nguồn quảng cáo hay thu phí bảo hộ cái tên. Mà đến từ bán data. Thông tin người dùng khắp nơi là nguồn dữ liệu khổng lồ và đáng giá của nó. ta ước lượng nó mang đến chắc cũng phải 30% lượng tiền mà ông chủ FB kiếm được. Đừng nói nó chiếm tới 50% nghen. Ông chỉ có mỗi một việc ngồi đó thả thính là mấy con mồi tự động bò đến nộp mạng, hehe. Vậy mà bà con vẫn vô tư lên mạng cám ơn FB vì nhắc nhở, vì lưu giữ thông tin cá nhân của họ, hehe. Đáng lẽ FB phải làm ngược lại, phải làm hội nghị khách hàng hàng năm để tạ ơn khách hàng chớ, hehe. Ta chỉ có dùng FB khi mở máy tính, chớ hông cài Fb trên điện thoại, trước đây có cài messenger trên điện thoại giờ nó nâng cấp đòi cái gì đó ta gỡ ra luôn. Chỉ còn mỗi instagram. Mai mốt chắc gỡ Ins ra luôn. Nói chung vì ta không muốn bị quấy rầy, và cảm thấy nó lấy thông tin cá nhân hơi bị ác liệt và  tốn thời gian nữa. 

Nói chung là ta cũng chẳng care về mấy cái data nó thu thập được, có thân nấy lo có bò nấy giữ, ai không thích thì không chơi, ai thích thì chơi, đâu có sao, ta chỉ ngạc nhiên là khi người ta lấy thông tin rồi bán bằng con đường không chính danh thì có thể bị kiện, bị phạt vạ, thậm chí bị bỏ tù tùy mức độ vi phạm. Còn đằng naỳ mấy cái mạng kiểu này tha hồ thu nhập thông tin người ta rồi bán lấy tiền xài mà hông bị gì, vì họ chẳng phạm luật. Nghĩa là luật có thể được điều chỉnh khác nhau khi nhìn ở góc độ khác nhau mà thôi chớ hông phải vì mục đích bảo vệ hay ngăn ngừa của điều luật đó. 

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2024

Thiệt tình luôn

Đầu năm nghe bài gì trên RFI về VN trỏng có nói về café chồn, hết biết nói gì luôn. Nhớ bài này ta viết từ cách đây 10 năm. Thế kỷ 21 mới đây mà đã tròm trẻm 1/4 thế kỷ rồi mà cái đầu người ta cũng vẫn như hồi thế kỷ 19, hay thế kỷ 15, 16. Finir l'eau dire. Nhớ hồi lâu cô kia cán bộ cổ khoe ăn món ngon gì đó, cổ kêu là em ăn cái món người ta không ăn. Ta cười phá lên, nói hơi dơ chớ chỉ có cứt thì người ta mới hông ăn, hồi xưa chó còn ăn cứt chớ giờ chó cũng hông ăn cứt nữa, chớ có gì mà người khác hông ăn, đừng nói mày ăn cứt nghen. Nhớ hồi lâu coi phim của nước gì đó, ta quên rồi, ta chỉ nhớ trong phim đó có cảnh là mấy thằng tây vô quán người Việt hay người Hoa ở xứ nó ăn tối. 1 thằng tò mò hỏi cái món gì đây, thằng kia gỉai thích là yến sào, rồi giải thích yến sào là cái gì. Thằng nọ nghe xong cái mặt nó nhìn phát ghê nó thắc mắc, nước miếng chim hả, tổ chim hả, dơ vậy mà cũng ăn hả, hehe. 

New year


 

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2024

Let it be ~ kệ mẹ nó đi

Năm nào người ta cũng review lại coi năm đó có cái gì đáng nhớ, gồm đáng yêu và đáng hổ thẹn. Ra cả list dài thòng lòng. 

Đối với ta thì năm ngoái, mới chớp mắt cái từ năm nay đã thành năm ngoái, sự kiện đáng nhớ nhất là chat GPT trình làng cùng với cả đống những cái AI khác. Dĩ nhiên mấy cái AI kiểu đó đã xuất hiện từ lâu ở một mức độ nào đó nhưng người thường hông biết chỉ có dân khoa học, công nghệ và giới kinh doanh có liên quan quan tâm mới biết nó đã ứng đụng như thế nào. Còn năm nay nó đã đổ bộ cho mọi người thấy, mọi người xài.  Sẽ làm thay đổi toàn bộ cách thức người ta làm việc, học hành, giải trí, mua sắm, thậm chí ăn, mặc, ngủ... Vì con người ta là loại động vật bầy đàn mà.  Đó là thế giới, còn ở xứ này thì hông phải những đại án tham nhũng, hay vụ cô trò tấn công nhau hay những cái khác xuất hiện rầm rầm vì đó là bản chất của xứ này, nếu không có mới kỳ lạ chớ có là bình thường mà là cái gọi là sợi lông tóc gì của mấy ông phật CS, hehe. Chính xác hông phải ba cái sợi lông tóc nhảm nhí làm tiền đó mà là cái sự quan tâm, đề cập, phân tích, chia sẻ về cái sợi lông tóc nhảm nhí làm tiền đó mới là sự kiện. Nghĩa là sợi lông tóc nhảm nhí làm tiền không phải tin tức mà việc báo chí và người ta đề cập tới cái đồ nhảm nhí đó mới là tin tức. Vì nó nhảm nhí. Xứ này là xứ sở của nhảm nhí mà. Thiệt tình ta chẳng coi cái thứ nhảm nhí này nhưng nó cứ đập vô mắt bằng những cái tít giật gân chữ to tướng cho nên ta chỉ thấy mấy cái tít thôi, hỏng biết trỏng nói bậy gì nữa. Chỉ nhìn cái tít vậy cũng đủ đễ biết nó nhảm nhí nhiêu rồi. Tại sao xứ này nhảm nhí? Mọi nơi đều có những cái nhảm nhí như vậy chứ không riêng gì xứ này. Hồi xưa lắc người ta thống kê số thầy bói ở Paris còn nhiều hơn cảnh sát nữa mà, mà Paris được mệnh danh là thành phố ánh sáng mới ghê. giờ thầy bói trên mạng thay thế khắp nơi rồi. Chẳng qua là vấn đề đặt nó đúng chỗ. Báo chí nói về nó tùm lum, còn dân mạng thậm chí nhiều người biết nó là nhảm nhí cũng thò miệng vô nói vài câu kiểu FOMO ( fear of missing out), thay vì let it be, hơi sức đâu care ba cái đồ nhảm nhí đó. Vậy cho nên đảng còn cai trị xứ này tới khuya luôn, đảng sướng nghen, hehe.