Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2024

It's up to you

Nền kinh tế tự do và nền kinh tế độc tài khác nhau ở chỗ nào? Kinh tế độc tài là nhà độc tài trói lại hết vì sợ mất quyền lực độc tài, tới khi nó ngáp ngáp thì mở ra thở để nó sống lại chút chớ hông nó chết mất tiêu  và vỗ tay hoan hô gọi là cới trói, là cải cách, là tài giỏi bằng đủ thứ ngôn từ hoa mỹ lừa bịp. Còn kinh tế tự do là kinh tế ai tự do làm cái mình thích miễn hông gây hại người khác trong phạm vi điều chỉnh của luật pháp. Tới khi nào nó đi quá trớn thì chính phủ mới ra tay trói nó lại để khỏi gây hại trong ngắn hạn và trong tương lai.  Tóm lại 1 bên trói cho ngộp thở rồi cởi trói, 1 bên làm thoải mái tới khi có vẻ nguy hiểm mới trói lại. Vậy thì cái nào đem lại của cải cho loài người nhiều hơn, cái nào sẽ có sự sáng tạo nhiều hơn, và cái nào mang lại hạnh phúc nhiều hơn. Hên xui, hông có câu trả lời. Phụ thuộc vào não người hay não bò, phụ thuộc vào người tốt hay kẻ điếm đàng. 

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2024

Ngon hông chỉ cái lưỡi mà còn là cái mũi, đôi mắt, đôi tai nữa

Người ta thường dùng hành ngò để nêm cho thơm, nhưng hông phải cái gì cũng nêm hành ngò là ngon nhất. Có cái nêm cần tây. có cái nêm hẹ, có cái nêm hương thảo. Có một loại rau thơm phổ biến nếu ăn rau sống thì không nhiều người ăn vì hơi hăng, đó là tía tô, nhưng nếu cắt nhỏ ra để nêm một số món nấu thì mùi vị rất ngon, làm cho món đó có hương vị riêng biệt rất hay.  Bạc hà hay húng lũi nếu để nêm cũng làm món ăn có mùi vị riêng biệt. 

Phúc bất trùng lai họa vô đơn chí

Thấy ông ngoại trường Anh đăng đàn tuyên bố giờ thế giới bước vào thời kỳ chuẩn bị chiến tranh. mà cái nòi Anh với Mỹ nói cái gì là hay có cái đó mới kỳ chớ, hehe. Rồi thấy Bắc Hàn hung hăng gì đó, Trước chỉ có Israel trả đũa Hamas, giờ lại lòi thêm cái Houthi nữa, biển đỏ giờ đúng là nhuộm máu đỏ thiệt luôn. Nghĩ tùm lum tà la. Chiến tranh xảy ra những lúc không ngờ nhất, và ở những chỗ cũng không ngờ. mà nếu có xảy ra ở quy mô lớn thì bắc Mỹ và Úc có thể là tương đối yên ổn. Còn EU và Bắc Âu thì gần cái đám tim nóng, đầu cũng nóng nên cho dù khôn ngoan kiểu mèo già hoá cáo thì cũng có thể bị văng miểng vì gần quá. Còn châu Á thì nguy cơ cũng đầy ra đó, nghe thấy mùi súng đạn khét lẹt đâu đó rồi. Cho nên nhà giàu China có khi tìm cách chạy qua Bắc Mỹ và Úc để trú ẩn. Nếu quả thực như vậy thì địa ốc China không thể phục hồi mà còn có nguy cơ giảm nữa, nhất là phân khúc trung và cao cấp vì người ta chỉ muốn bán chớ hông muốn mua. Mà phân khúc trung và cao cấp giảm thì phân khúc nhà giá rẻ cũng sẽ phải giảm theo. Kinh tế China dựa vào địa ốc rất lớn, cho nên nếu như vậy thì đúng là phúc bất trùng lai, họa vô đon chí. Chú Xi chỉ có cách vái trời để đừng xảy ra chiến tranh chớ hông dám hù dọa để gây chiến tranh.  

Cha China có cái gì thì con nó có cái đó. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh mà. 

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2024

Đừng có mơ

Thấy cái vụ xét xử chớp nhóang cả trăm con người trong thời gian rất ngắn kia, nội việc đọc cáo trạng cho đầy đủ cũng chưa chắc đã đủ thời gian nói tới chi việc xét, mà chỉ có xử thôi, nhớ tới phim Toà án vị thành niên của Hàn quốc. Cô thẩm phán nói rằng không thể xét xử con người ta trong vòng 3 phút, cuộc đời của một con người được quyết vọn vẹn trong vòng 3 phút để chạy theo thành tích thì không biết cuộc đời của họ sẽ như thế nào. Hồi xưa phim Hàn quốc coi rất chán, sau này phim Hàn quốc hay bởi vì nó đám đụng chạm vào bất cứ cái gì từ tổng thống tới bộ trưởng, nghĩ sị, tòa án, công tố, nhà giàu, cảnh sát... nghĩa là những người có thể can thiệp vào công lý, và nó còn đụng chạm đến ngay cả luật pháp là nền tảng để cho mọi hoạt động trong xã hội được vận hành trơn tru và mỗi cá nhân đều được bảo vệ. Và nó rất nhân văn nữa, tất nhiên rồi. Cho nên người ta ta mơ phim Việt hay như phim Hàn, còn khuya, khỏi mơ đi, ngay cả mở miệng nói còn hông dám thì làm gì có chuyện làm phim. Đó là nếu nhìn về khiá cạnh nhận thức đúng đắn nếu có, còn thực tế thì chưa chắc phần đông người ta nhận thức đúng đắn. Con người sinh ra mặc nhiên đã là thực thể tự do, nhưng nhờ sự giaó dục kiểu gì đó đã trở thành những xác sống nô lệ. Lâu lắm rồi ta hông coi phim Việt. 

Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2024

Lại hàng giả

Coi thấy khảo sát 1/3 người được khảo sát ở châu Âu sẽ mua hàng giả nếu hàng thật giá quá cao, nếu chỉ tính ở người trẻ thì tỷ lệ này lên tới 50%, thấy kinh dị thiệt. Thiệt tình cũng có khi không phải cái nào ta xài ta cũng biết là hàng thiệt hay giả, nhưng nếu phát hiện là hàng giả thì ta bỏ ngay. Có những hàng gọi là hàng tương thích thì không gọi là hàng giả. Còn bình thường thì nếu biết thì ta không bao giờ xài hàng giả. Vì ta cảm thấy khi xài hàng giả nhìn ta có vẻ đần đần vì ngu quá hay thiếu kiến thức quá nên bị lừa mua hàng giả, hay là vì thèm muốn, ham hố quá mà hông có tiền nên phải xài hàng giả. Nói chung vì lý do gì thì nhìn cái mặt cũng có vẻ đần đần khi xài hàng giả. Bởi vì để đáp ứng nhu cầu cuộc sống thì hàng hóa có rất nhiều phân khúc từ hàng bình dân tới hàng cao cấp, vậy nên nếu hông có tiền thì thay vì chọn hàng giả nên chọn hàng với phân khúc giá phù hợp với túi tiền của mình. Dĩ nhiên hàng giá thấp thường design không đẹp, nếu có đẹp thì cũng hiếm. Còn chất lượng thì cũng không đến nỗi tệ. Vậy cho nên những hàng mà không quan tâm lắm đến thẩm mỹ thì chọn hàng dễ hơn, chỉ chọn chất lượng đáp ứng nhu cầu là được. Còn hàng mà yếu tố thẩm mỹ quan trọng như áo quần, giày dép... thì mua hàng hết model của những thương hiệu có thiết kế và gia công tương đối tốt. Thường hàng sale giá sẽ rẻ nhiều, nhất là hàng clearance qua mấy mùa thì rẻ như cho. Còn nếu ưng thì mua hàng đã qua sử dụng. Ta thì gần như chẳng bao giờ mua hàng đã qua sử dụng vì ta không thích chớ hông phải vì lý do gì. Nên thiệt tình ta chẳng hiểu tại sao người ta lại mua hàng fake. 
Giờ có AI trợ sức thì hàng phân khúc bình dân cũng có thể có thiết kế đẹp, chất lượng đáp ứng nhu cầu nhưng cũng chưa chắc bởi vì nhận thức thẩm mỹ số đông không phải cao. ngay cả những người có điều kiện để xài hàng hàng hiệu cao cấp thì chưa chắc họ có thẩm mỹ cao mà chỉ là nó có thương hiệu đó.

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2024

Khôi hài thiệt

Thấy cái hãng gì kia thống kê là Facebook và Instagram là lấy thông tin người dùng nhiều nhất, ta chẳng ngạc nhiên gì hết. Chỉ có Tiktok bị đổ oan hơi nhiều là lấy thông tin chớ thực sự nó còn kém xa FB và Ins, chỉ có điều là Tiktok lấy thông tin nộp cho chú phing cho nên bị la ó, còn mấy cái của Meta lấy thông tin đem bán nên người ta hông la ó, vậy mới khôi hài, hehe. 

Thiệt tình hồi lâu rồi ta cũng có nói cái vụ này khi số lượng người FB đạt hơn 1 tỷ. Số lượng người sử dụng FB và Ins hiện giờ khắp thế giới khoảng 5 tỷ, FB 3 tỷ, Ins 2 tỷ, trong đó bao nhiêu tài khoản bất động? So với lượng tiền của ông chủ FB có được thì không thể hoàn toàn đến từ chỉ nguồn quảng cáo hay thu phí bảo hộ cái tên. Mà đến từ bán data. Thông tin người dùng khắp nơi là nguồn dữ liệu khổng lồ và đáng giá của nó. ta ước lượng nó mang đến chắc cũng phải 30% lượng tiền mà ông chủ FB kiếm được. Đừng nói nó chiếm tới 50% nghen. Ông chỉ có mỗi một việc ngồi đó thả thính là mấy con mồi tự động bò đến nộp mạng, hehe. Vậy mà bà con vẫn vô tư lên mạng cám ơn FB vì nhắc nhở, vì lưu giữ thông tin cá nhân của họ, hehe. Đáng lẽ FB phải làm ngược lại, phải làm hội nghị khách hàng hàng năm để tạ ơn khách hàng chớ, hehe. Ta chỉ có dùng FB khi mở máy tính, chớ hông cài Fb trên điện thoại, trước đây có cài messenger trên điện thoại giờ nó nâng cấp đòi cái gì đó ta gỡ ra luôn. Chỉ còn mỗi instagram. Mai mốt chắc gỡ Ins ra luôn. Nói chung vì ta không muốn bị quấy rầy, và cảm thấy nó lấy thông tin cá nhân hơi bị ác liệt và  tốn thời gian nữa. 

Nói chung là ta cũng chẳng care về mấy cái data nó thu thập được, có thân nấy lo có bò nấy giữ, ai không thích thì không chơi, ai thích thì chơi, đâu có sao, ta chỉ ngạc nhiên là khi người ta lấy thông tin rồi bán bằng con đường không chính danh thì có thể bị kiện, bị phạt vạ, thậm chí bị bỏ tù tùy mức độ vi phạm. Còn đằng naỳ mấy cái mạng kiểu này tha hồ thu nhập thông tin người ta rồi bán lấy tiền xài mà hông bị gì, vì họ chẳng phạm luật. Nghĩa là luật có thể được điều chỉnh khác nhau khi nhìn ở góc độ khác nhau mà thôi chớ hông phải vì mục đích bảo vệ hay ngăn ngừa của điều luật đó. 

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2024

Thiệt tình luôn

Đầu năm nghe bài gì trên RFI về VN trỏng có nói về café chồn, hết biết nói gì luôn. Nhớ bài này ta viết từ cách đây 10 năm. Thế kỷ 21 mới đây mà đã tròm trẻm 1/4 thế kỷ rồi mà cái đầu người ta cũng vẫn như hồi thế kỷ 19, hay thế kỷ 15, 16. Finir l'eau dire. Nhớ hồi lâu cô kia cán bộ cổ khoe ăn món ngon gì đó, cổ kêu là em ăn cái món người ta không ăn. Ta cười phá lên, nói hơi dơ chớ chỉ có cứt thì người ta mới hông ăn, hồi xưa chó còn ăn cứt chớ giờ chó cũng hông ăn cứt nữa, chớ có gì mà người khác hông ăn, đừng nói mày ăn cứt nghen. Nhớ hồi lâu coi phim của nước gì đó, ta quên rồi, ta chỉ nhớ trong phim đó có cảnh là mấy thằng tây vô quán người Việt hay người Hoa ở xứ nó ăn tối. 1 thằng tò mò hỏi cái món gì đây, thằng kia gỉai thích là yến sào, rồi giải thích yến sào là cái gì. Thằng nọ nghe xong cái mặt nó nhìn phát ghê nó thắc mắc, nước miếng chim hả, tổ chim hả, dơ vậy mà cũng ăn hả, hehe. 

New year


 

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2024

Let it be ~ kệ mẹ nó đi

Năm nào người ta cũng review lại coi năm đó có cái gì đáng nhớ, gồm đáng yêu và đáng hổ thẹn. Ra cả list dài thòng lòng. 

Đối với ta thì năm ngoái, mới chớp mắt cái từ năm nay đã thành năm ngoái, sự kiện đáng nhớ nhất là chat GPT trình làng cùng với cả đống những cái AI khác. Dĩ nhiên mấy cái AI kiểu đó đã xuất hiện từ lâu ở một mức độ nào đó nhưng người thường hông biết chỉ có dân khoa học, công nghệ và giới kinh doanh có liên quan quan tâm mới biết nó đã ứng đụng như thế nào. Còn năm nay nó đã đổ bộ cho mọi người thấy, mọi người xài.  Sẽ làm thay đổi toàn bộ cách thức người ta làm việc, học hành, giải trí, mua sắm, thậm chí ăn, mặc, ngủ... Vì con người ta là loại động vật bầy đàn mà.  Đó là thế giới, còn ở xứ này thì hông phải những đại án tham nhũng, hay vụ cô trò tấn công nhau hay những cái khác xuất hiện rầm rầm vì đó là bản chất của xứ này, nếu không có mới kỳ lạ chớ có là bình thường mà là cái gọi là sợi lông tóc gì của mấy ông phật CS, hehe. Chính xác hông phải ba cái sợi lông tóc nhảm nhí làm tiền đó mà là cái sự quan tâm, đề cập, phân tích, chia sẻ về cái sợi lông tóc nhảm nhí làm tiền đó mới là sự kiện. Nghĩa là sợi lông tóc nhảm nhí làm tiền không phải tin tức mà việc báo chí và người ta đề cập tới cái đồ nhảm nhí đó mới là tin tức. Vì nó nhảm nhí. Xứ này là xứ sở của nhảm nhí mà. Thiệt tình ta chẳng coi cái thứ nhảm nhí này nhưng nó cứ đập vô mắt bằng những cái tít giật gân chữ to tướng cho nên ta chỉ thấy mấy cái tít thôi, hỏng biết trỏng nói bậy gì nữa. Chỉ nhìn cái tít vậy cũng đủ đễ biết nó nhảm nhí nhiêu rồi. Tại sao xứ này nhảm nhí? Mọi nơi đều có những cái nhảm nhí như vậy chứ không riêng gì xứ này. Hồi xưa lắc người ta thống kê số thầy bói ở Paris còn nhiều hơn cảnh sát nữa mà, mà Paris được mệnh danh là thành phố ánh sáng mới ghê. giờ thầy bói trên mạng thay thế khắp nơi rồi. Chẳng qua là vấn đề đặt nó đúng chỗ. Báo chí nói về nó tùm lum, còn dân mạng thậm chí nhiều người biết nó là nhảm nhí cũng thò miệng vô nói vài câu kiểu FOMO ( fear of missing out), thay vì let it be, hơi sức đâu care ba cái đồ nhảm nhí đó. Vậy cho nên đảng còn cai trị xứ này tới khuya luôn, đảng sướng nghen, hehe.