Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Hai, 20 tháng 1, 2025

Không phải kẹt xe mà kẹt não

Con người sinh ra vốn là cá thể tự do, nhưng là sinh vật bầy đàn, cho nên để duy trì cái đám đông hỗn độn đó một cách trật tự thì cần có những quy tắc như luật, lệ, etc. Vậy luật lệ tạo ra để cho xã hội vận hành một cách trơn tri, càng vận hành trơn tru càng tốt, chớ không phải luật tại ra để đẩy xã hội vô thế kẹt cứng. Vậy cho nên làm luật và văn bản dưới luật cần có những cái đầu thông thoáng chớ mấy cái đầu kẹt cứng mà làm luật thì làm cho xã hội kẹt cứng theo. Tại ta ở tỉnh lẻ cho nên cũng không thấy tình trạng xã hội kẹt cứng vì những cái đầu kẹt cứng. Chỉ thấy mấy người quen ở SG than trời, đi từ nơi này qua nơi khác mấy bữa chỉ 20 phút giờ tới 1 tiếng rưỡi. Họ gửi hình nhìn đám người thấy muốn ngộp thở luôn. Phàm là con người thì ai cũng có thể có sai, nhất là người ngu và người ẩu là loại người sai nhiều nhất. Vấn đề quan trọng là thấy sai rồi sửa.  

Ví dụ thấy cái hình vỉa hè rộng trống trơn trong khi người ta chen chúc ở lòng đường ket cứng thấy đúng nguyên do là cái đầu kẹt. Bình thường nếu đường có mật độ lưu thông không đều 2 chiều người ta thường làm dải phân cách cơ động, nghĩa là có thể di chuyển dải phân cách qua phiá này đường hay kia đường tùy mật đội lưu thông trên nữa đường nào nhiều hơn. Nếu cho rẽ phải khi đèn đỏ thì bắt buộc phải có chỗ để người ta rẽ phải hay người ta vượt lên để rẽ phải. Trong trường hợp này 2 nữa đường đều kẹt cứng như nhau thì phải cho phép ai rẽ phải khi đèn đỏ được phép leo lên vỉa hè để rẽ phải. Nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế, kểu cha nó lú thì chú nó khôn. Còn giải pháp tối ưu thì làm sai thì bỏ. Ra văn bản sai thì thu hồi, ai sai thì chịu trách nhiệm.   


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét