Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Sao không học tiếng Hy lạp, Thổ Nhĩ Kỳ?

Coi cái này thấy sợ thiệt. Thiệt tình ta đang học tiếng China đó mà. Tiếng Nga ta cũng học ở đại học bi giờ quên mất tiêu, chỉ nhớ mặt chữ để đọc mà không biết nghĩa của nó là gì, trừ những tiếng đọc na ná tiếng Anh, tiếng Pháp thì ta còn suy ra tầm bậy tầm bạ, nếu ráng ôn lại thì chắc cũng nhớ mà nhưng để đó đi khi nào ưng thì hẵng hay. Chớ không phải ta không biết rồi la um sùm. Bở vì ta biết sơ sơ nên ta mới la um sùm. Thiệt tình học tiếng gì cũng được, tiếng  Thổ nhĩ kỳ cũng được. Tự dưng nhớ tiếng này vì sực nhớ tới ông Aziz Nesin, hehe. Nhưng dạy phổ thông cần dạy thứ tiếng phổ biến trên thế giới. Kiến thức nhân loại được viết nhiều bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây ban nha chớ đâu có được viết bằng tiếng Việt đâu. Cho dù nhiều người sử dụng tiếng China nhưng là do dân China đông đen đó mà, thế giới hơn 7 tỷ người mà chỉ một nước China chiếm tới 20% thì quá kinh khủng nhưng mức độ phân bố người dùng tiếng China trên toàn thế giới không bằng tiếng Anh, tiếng Tây ban nha, tiếng Pháp... Mấy thứ tiếng đó được dùng rộng rãi trong nhiều nước ở mức độ được coi như ngôn ngữ chính thức. Vậy nên không có lý do gì cho học sinh học tiếng China hay tiếng Nga như là ngoại ngữ bắt buộc. Phụ huynh nên tẩy chay những trường đó, bằng mọi giá cho con em mình tránh xa mấy trường đó, chỉ để dành cho cán bộ sống nhờ sự bảo kê của China học tiếng China thôi đặng còn biết đường bẩm quan thầy. Bởi vì kiến thức được viết bằng tiếng Việt nhiều thứ bậy bạ vô cùng, khi học ngoại ngữ là tiếng China, tiếng Nga thì trẻ em sẽ tham khảo những loại sách xuất bản  từ những xứ đó là những thứ tào lao vì cùng hệ thống CS đó mà, nên trẻ em sẽ nghĩ là mấy thứ rác rưởi đó là chân lý. Vậy là toi một đời người. Chỉ nên học tiếng China và tiếng Nga như là ngoại ngữ thứ 2, thứ 3, thứ 5, thừ 10 gì đó chứ không nên học nó như là ngoại ngữ thứ 1.
Nói tới tiếng China, ta thấy buồn cười. Hồi xưa ta có học thì học tào lao thiên địa, bi giờ học hơi đàng hoàng nên ta thấy kỳ lạ ghê đó. Ta thấy tư duy những người hồi xưa nghĩ ra thứ tiếng China đó giống trẻ con thiệt, hehe. Nói bậy bạ kiểu đó mai mốt qua China gặp mấy ông cực đoan China chắc ổng xách cổ ta quăng về VN vì cái tội chê bai, hehe. Đừng có tức tối, dù gì China cũng hơn Vn mà, Vn còn tệ đến nổi không bịa ra thứ gì gọi là chữ mà phải dùng chử China hơn ngàn năm đó mà. Nói văn hoa trí thức giả cầy theo tiếng Hán Việt là hơi ấu trĩ chớ không phải giống trẻ con  thấy nó bình dân quá. Vì họ cho rằng chữ viết là hình ảnh của cái gì đó có thể la sự vật cụ thể hay là ý niệm trừu tượng nào đó, vậy nên sẽ tạo nên một tư duy bắt chước chứ không tạo nên tư duy sáng tạo như người ta sử dụng chữ latin hay chữ slave (như tiếng Nga) là chữ viết chỉ là symbol, là sign để gán cho một cái gì đó có thể cụ thể hay trừu tượng. Đặc biệt  China chuyển từ thờ Khổng qua thờ Mao, nghĩa là chỉ có bề trên là có tư duy còn kẻ dưới chỉ tính từ cái cổ trở xuống thôi. Nên không khó hiểu khi China là thiên đường hàng nhái. Có thể đối với những người tư duy vượt bậc thì họ hiểu nhái là không tốt ở chỗ không thể hiện sự sáng tạo của con người vê mặt tư duy và là hành vi ăn cắp hay lừa đảo  về mặt đạo đức, nhưng phần đa sẽ cho là hàng nhái là chuyện bình thường. Sực nhớ tới ông gì kia tiếng Anh nhuyễn như cháo, làm việc với Âu Mỹ, công ty niêm yết cả ở Mỹ chớ không phải hạng thường,  chớ không phải quanh quẩn góc nhà xó bếp như ta mà còn kêu là hàng fake tốt hơn hàng thiệt thì mới thấy để thay đổi cái tư duy nó khó như thế nào, cực kỳ khó. Nói có minh chứng đàng hoàng đó nghen. Để mấy xứ sử dụng tiếng đó tiến bộ thì chỉ có thể cho học tiếng thuộc hệ latin ngay từ nhỏ và thay đổi tư duy là mỗi con người  là một cá thể tự do chứ không phải là phần tử lệ thuộc vô phần tử khác. Thiệt tìnht tiếng Nhật cũng vậy nhưng ta không hiểu lắm hệ thống giáo dục của Nhật như thế nào, có thể rất tiến bộ nên họ có thể tự túm tóc họ để lôi họ lên, hehe. Có thể lả do giáo dục giảng dạy theo tư duy phương tây, với lại có thể trẻ con được học ngoại ngữ thuộc hệ chữ latin từ tiểu học. Tự nhiên nghĩ tới nền hội họa của China so với phương tây. hồi xưa China vẽ tranh theo lối thủy mặt, đường nết tối giản rồi viết tùm lum chữ gì đó chứ không phải vẽ tranh theo các trường phái siêu thực hay siêu tưởng tượng như Âu châu, cũng hơi giống trẻ con nữa, hehe. Có những cái thuộc loại không thể sửa lại được thì không cần sửa vì có sửa được đâu, chỉ cần dung nạp những cái khác hay ho hơn thì sẽ đầylùi những cái tệ mà không thể sửa đó. Có thể một trăm năm sau chữ China cũng trở thành cổ ngữ như động vật có trong sách đỏ cần bảo tồn, hehe. Đừng tưởng to mà sống lâu, khủng long vì to quá nên chết hết sạch, chỉ có loạì thằn lằn nhỏ bé mới còn tồn tại đén ngày nay đó mà. Vần đề là sự tiện dụng, easy to use.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét