Chào


Nếu tình cờ bạn đọc bài mà cảm thấy nhẹ nhõm người hay mỉm cười thì ta rất phấn khởi. Hihi

**

1

2


Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Kỳ cục

Hổm rày bận, toàn những việc gì đâu. Rãnh chút học ngoại ngữ hết mất tiêu thời gian, chẳng còn thời gian la cà đâu nữa nói chi tới coi tin tức này nọ, Hic. Học cái tiếng China này tốn thời gian ghê đó. Một ngày chỉ cần 30 phút là học được một mớ tiếng Pháp mà tới 2 giờ đồng hồ chỉ học được chút tẹo tiếng China. Vậy nên mới học được một ít tiếng Tây ban nha ta đành hy sinh tiếng Tây ban nha để tập trung vô tiếng China này chớ đâu có thời gian mà học lắm vậy. Giờ muốn quên hết tiếng Tây ban nha luôn mới ghê, gọi là tiếng cái răng ông tây, hehe, sau này quen với nó thì quay lại học thêm cũng được. Mà trước đó trước khi quyết tâm học tiếng China nào phải lên mạng lạng mấy vòng chăc cả tháng trời để coi nên học tiếng nảo, chữ nào mới ghê. Nhờ vậy mà ta mới biết thêm chút ít về China. Thiệt tình ta học lâu là do vừa học chữ giản thể vừa lại học chữ phồn thể. Vừa lên nghe người China này dạy vừa theo người China kia dạy để coi cách phát âm của nhiều người khác nhau để có thể phân biệt cái chính, chớ không thôi chết theo 1 kiểu nói thì sau này sửa cũng không xong, còn như vầy thì muốn nói kiểu gì thì nói. Nhớ người kia kêu giọng Hà nội chuẩn, ta cười nói chính xác là giọng Hà nội ít sai hơn mấy giọng xứ khắc chớ không phải là giọng chuẩn. Họ cãi rồi kêu sách này sách nọ giáo sư này tiến sĩ nọ nói. ta mắc  cười, quăng bà nó mấy quyển sách đó cùng với mấy giáo sĩ tiên sư đó vô thùng rác giùm cái coi. Nãy giờ em nói là nói chính xác là giọng Hà nội ít sai hơn hơn mấy xứ khác trong phát âm chớ không nói là nó đúng hoàn toàn để có thể kêu là chuẩn. Thí dụ họ nói ch và tr  gần như nhau, d và r gần như nhau... trong khi miến Nam thì vô số luôn, khỏi kể chi mất công. Chính ra học tiếng China theo tiếng Việt dễ hơn vì tiếng Việt có tới chắc 70% giống tiếng China, ví dụ từ hải quan đọc y chóc luôn mới ghê. ngữ pháp cũng nhiều cái giống giống như vậy, nhưng ta thích nghe người China dạy hơn vì muốn nghe chính giọng của người bản xứ, muốn hiểu cách suy nghĩ của người bản xứ nữa. Học tiếng China bằng tiếng Anh, tiếng Pháp bằng tiếng Anh, tiếng Tây ban nha bằng tiếng Anh nên đôi lúc dở khóc dở mếu vì nghĩ hoài không ra từ đó tiếng Việt là gì trong khi có thể hiểu nghĩa tiếng Anh, đó cũng là cái rất dở nếu chỉ chăm chăm tra từ bằng từ điển Anh-Anh chẳng hạn. Tự mình làm khổ mình đó mà, còn rên than cái gì. Ráng ban đầu như vậy sau này dễ dàng hơn. Hồi xưa học tiếng Pháp ta luyện chữ r muốn trẹo cả lưỡi, luyện mấy giọng mũi thấy muốin bịnh luôn mà. Học mấy bộ thủ của nó cũng tốn mấy tháng trời, học xong 214 bộ thủ rồi giờ quên mất chắc hơn 30% quá, trong khi học mấy chục chữ cái latin chắc mau hơn nhiều. Bữa trước nhìn nó quen ghê, vài ba bữa sau quên mất tiêu nó là ai, bạn bè mà kiểu đó chắc tụi nó quýnh ta chết, hehe. Thiệt tình ta chẳng biết làn cách nào để nhớ. Nhớ theo kiểu học thuộc lòng thì không phải gout của ta, nhớ theo kiểu chẻ chữ của mấy ông thầy đồ hồi xưa thì thấy bịnh luôn. Chắc do mấy ổng suốt ngày đồ đi đồ lại nên kêu mới là thầy đồ. Thỉnh thoảng ta cũng coi mấy kiểu chẻ chữ đó để hiểu người ta ngày xưa suy nghĩ như thế nào chớ nếu mà nhập tâm theo kiểu suy nghĩ của họ thì tự mình trói mình lại. Nên ta chẳng care ba cái chẻ chữ làm 4, làm tám hay làm 100. Học cái tiếng này ta mới thấy dân xứ này từ xưa tới giờ tự đút đầu vô tròng China rồi bày đặt la lối. May nhờ có thời kỳ Pháp Mỹ nên mới thoát ra chút ít, vậy mà không muốn lại đi đuổi nó chạy dài để đút đầu vô tròng China tới tận bi giờ. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét